Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, quyền hạn, vai trò và phạm vi hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 37)

7. Kết luận:

3.1.5 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, quyền hạn, vai trò và phạm vi hoạt động

hoạt động của Công ty CASEAMEX

3.1.5.1 Chức năng

- Nuôi trồng, thu mua các loại thủy sản.

- Chế biến thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.

- Làm cầu nối giữa sản phẩm và tiêu dùng.

- Thực hiện các dịch vụ gia công chế biến cho các đơn vị bạn.

- Công ty dùng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập những mặt hàng tiêu dùng, hóa chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho việc chế biến thủy sản.

3.1.5.2 Nhiệm vụ

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản CASEAMEX có nhiệm vụ:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ,

kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch khác có liên quan đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty.

- Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Công ty.

- Quản lý khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị, cân đối giữa nguồn vốn của Công ty với

xuất khẩu và nhập khẩu.

- Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nhiệm vụ đối với nhà nước.

- Thực hiện tốt các chính sách chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lương,…đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo đời sống cho các thành viên trong Công ty.

- Kinh doanh, chế biến thực phẩm xuất khẩu.

- Nghiên cứu các biện pháp để khuyến khích phát triển sản xuất, nâng

cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

- Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tài sản xã hội, môi trường và môi sinh.

- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống cho nhân viên.

3.1.5.3 Mục tiêu

- Tăng cường hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản, đạt mức độ tăng trưởng 5%/năm, thu lợi nhuận tối đa, chia cổ tức cho cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước,đảm bảo hài hòa cho Nhà nước, Công ty và các cổ đông.

- Tạo việc làm ổn định cho người lao động.

3.1.5.4 Quyền hạn

Trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty

có những quyền hạn sau:

- Được quyền quy định một cách độc lập các hoạt động sản xuất kinh

doanh và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riêng của Công ty.

- Được quyền ký kết hợp đồng trực tiếp với các Công ty quốc doanh, tư nhân trong và ngoài nước.

- Được quyền mở rộng và phát triển quy mô hoạt động xuất khẩu hay thu

hẹp.

- Được quyền giới thiệu các mặt hàng và sản phẩm của mình trong và

ngoài nước theo quy định.

- Được vay vốn tại các ngân hàng để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh

doanh xuất nhập khẩu.

3.1.5.5 Vai trò

Công ty đã góp phần thúc đẩy cho ngành chế biến, nuôi trồng, khai thác

thủy sản, dịch vụ vận tải cũng phát triển, góp phần giải quyết việc làm và tạo

thu nhập ổn định cho 1623 cán bộ, công nhân viên trong công ty. Qua những

yếu tố trên có thể thấy vai trò, vị trí của công ty rất quan trọng đối với nền

kinh tế của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.

3.1.5.6 Phạm vi hoạt động

Tổ chức mạng lưới kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản

xuất khẩu. Về ngành hàng kinh doanh, chủ yếu Công ty kinh doanh xuất nhập

khẩu trực tiếp.

- Xuất khẩu: Chế biến nông, thủy hải sản xuất khẩu.

- Nhập khẩu: vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Nhận ủy thác

xuất khẩu với lãi suất ưu đãi.

3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CASEAMEX giai đoạn từ năm 2011 – 6/2014

ĐVT: triệu đồng.

Nguồn: Phòng kế toán Công ty CASEAMEX

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013 6Th/2013 - 6Th/2014 2013 2014 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tuyệt đối Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 937.222 714.834 604.539 281.803 229.100 (222.388) (23,73) (110.295) (15,43) (52.703) (18,70) Các khoản giảm trừ 8.290 1.143 2.187 2.187 - (7.147) (86,21) 1.044 91,34 - -

Doanh thu thuần 928.932 713.691 602.352 279.616 229.100 (215.241) (23,17) (111.339) (15,6) (50.516) (18,06)

Giá vốn hàng bán 771.249 621.139 530.906 241.630 202.508 (150.110) (19,46) (90.233) (14,53) (39.122) (16,19) Lợi nhuận gộp 157.683 92.552 71.446 37.986 26.592 (65.131) (41,30) (21106) (22,80) (11.394) (29,99) Doanh thu hoạt động tài chính 14.542 5.045 5.885 1.078 1.840 (9.497) (65,30) 840 16,65 762 70,68 Chi phí tài chính 36.623 26.918 14.813 8.522 6.507 (9.705) (26,50) (12105) (44,97) (2.015) (23,64) Chi phí bán hàng 72.492 65.873 46.216 21.583 18.601 (6.619) (9,13) (19.252) (29,84) (2.982) (13,81) Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.615 5.872 8.763 2.495 2.607 (9.743) (62,40) 2.891 49,23 112 4,49

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

47.495 (1.066) 7.539 6.464 717 (48.561) (102,24) 8605 (807,22) (5.747) (88,90)

Thu nhập khác 174 3.240 262 - - 3.066 1762,07 (2.978) (91,91) - -

Chi phí khác 174 512 - - - 338 194,25 - - - -

Lợi nhuận khác - 2.728 262 - - - (2.466) (90,40) - -

Tổng lợi nhuận trước

thuế

47.495 1.662 7.801 6.464 717 (45.833) (96,50) 6.139 369,379 (5.747) (88,90)

Chi phí thuế thu

nhập doanh nghiệp

hiện hành

2.252 67 725 485 107 (2.185) (97,02) 658 982,09 (378) (77,94)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: nhìn chung tình hình hoạt động kinh

doanh của Công ty qua 3 năm gần đây có xu hướng phát triển khá chậm. Năm

2011 ghi dấu ấn tăng trưởng khá rõ nét của Công ty trên chặng đường phát

triển, thể hiện sự năng động và quyết liệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Năm 2011

Doanh thu thuần bán hàng năm 2011 đạt 928.932 triệu đồng, đây là mức

doanh thu cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Đạt kết quả như vậy là do

trong năm 2011 Công ty đã mở rộng thêm thị trường xuất khẩu, doanh thu bán hàng của Công ty tăng cao. Bên cạnh đó, Công ty đã xây dựng doanh nghiệp đoàn kết, nhất trí, luôn năng động sáng tạo trong tất cả các mặt hoạt động sản

xuất kinh doanh. Điều này đã chứng tỏ Công ty CASEAMEX đã giành được vị

trí ngày càng cao trong thị trường của mình. Tuy nhiên, các khoản giảm trừ

doanh thu cũng khá cao 8.290 triệuđồng. Nguyên nhân là do trong thời điểm

này Công ty liên tục phải hứng chịu những đòn đánh từ bên ngoài như thuế

chống bán phá giá ở thị trường Mỹ, chiến dịch tung tin trên các phương tiện

truyền thông ở nhiều nước nhằm bôi nhọ hình ảnh con cá tra Việt Nam. Trong

năm 2011 giá vốn hàng bán của Công ty khá cao, đạt 771.249 triệu đồng.

Nguyên nhân là do biến động của thị trường nguyên liệu, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nuôi trồng thủy sản không đạt cả về chất lượng và sản lượng dẫn đến giá thủy sản nguyên liệu bất ổn và tăng nhanh. Bên cạnh đó,

công tác thu mua nguyên liệu không đạt hiệu quả cao do chưa theo dõi chặt

chẽ diễn biến giá cả thị trường nên giá nguyên liệu cao. Chi phí bán hàng đạt

72.492 triệu đồng, do trong năm này Công ty mở rộng sang thị trường mới nên các chi phí về đóng gói, vận chuyển, chào hàng, quảng cáo đều tăng lên đáng

kể.

 Năm 2012

Năm 2012 là một năm thật sự hết sức khó khăn đối với Công ty

CASEAMEX. Tổng doanh thu của Công ty là 721.976 triệu đồng, giảm

221.672 triệu đồng (tương ứng với 23,5%) so với năm 2011. Nguyên nhân của

sự sụt giảm đó là do tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng

hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết, khủng hoảng tín dụng gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn nên sức mua ở các thị trường giảm, đặc biệt là thị trường Châu Âu làm cho tình hình xuất khẩu thủy

sản của Công ty lại gặp khó khăn, giá cá tra liên tục giảm sút và nhu cầu tại thị trường Châu Âu cũng giảm. Tuy nhiên, khi tình hình thị trường bất ổn chiến

lược của Công ty cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Công ty cắt giảm các khoản

chiết khấu bán hàng nên khoản giảm trừ doanh thu giảm 86,21 % so với năm

2011. Chiết khấu chỉ ưu tiên áp dụng cho các hợp đồng lớn và khách hàng có thiện chí hợp tác lâu dài với công ty. Đồng thời hàng hóa ngày càng đạt yêu cầu nên các khoản giảm trừ doanh thu năm này giảm đáng kể. Điều này làm cho doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm ở mức

gần bằng với mức giảm của doanh thu, giảm xuống 23,17% so với năm 2011. Trong năm 2012, do phải đối mặt với nhiều khó khăn về tình hình tài chính, tình trạng thiếu vốn lưu động, nên Công ty đã thu hẹp một số thị trường xuất

khẩu không phải tiềm năng của Công ty, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các

loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần thiết để tiết

kiệm tối đa chi phí. Mặc dù trong năm này thời tiết không thuận lợi, nguồn

nguyên liệu không đảm bảo cho sản xuất, nhưng Công ty đã tổ chức thu mua

với giá cả hợp lý ở từng thời điểm. Đồng thời, định mức sản xuất hợp lý đã tiết

kiệm được các khoản chi phí sản xuất chung đã góp phần giảm giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán giảm 19,46% tuy nhiên vẫn còn cao hơn mức giảm

23,73 % của doanh thu bán hàng. Kết quả lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 92,5 tỷ giảm 41,3 % so với năm 2011. Trong năm này, hoạt động tài chính chẳng những không lời mà còn lỗ do chi phí tài chính cao mà doanh thu hoạt động tài chính lại thấp. Thu nhập khác tăng khá cao 1.762,07%

so với năm 2011, trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh

65,30% so với năm 2011 với giá trị gần 9,5 tỷ đồng, nên làm cho lãi ròng cuối năm 2012 của Công ty chỉ đạt ở mức thấp 1.595 triệu đồng, giảm 95,67% so

với năm 2011

Tóm lại, hoạt động kinh doanh ở năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011

một phần do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Âu làm giảm sản lượng xuất khẩu, một phần do sự sụt giảm đáng kể của doanh thu từ hoạt động

tài chính. Vì vậy, Công ty cần phải rút ra những kinh nghiệm quý báu trong năm 2012 để trong tương lai đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm khắc

phục những tình huống tương tự như năm này.

 Năm 2013

Sang năm 2013 doanh thu của công ty tiếp tục giảm, năm 2013 tổng

doanh thu chỉ đạt 608.499 triệu đồng, giảm 15,71% so với năm 2012. Tuy doanh thu vẫn giảm, nhưng mức giảm đã thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2011

– 2012. Nguyên nhân của việc doanh thu sụt giảm như vậy là do nguồn

nguyên liệu và thị trường tiêu thụ luôn biến động qua từng năm, thay đổi theo

quy luật cung cầu, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và

Công ty. Trong năm này, hoạt động tài chính không có lời do chi phí tài chính cao 14.813 triệu đồng, mà doanh thu hoạt động tài chính chỉ đạt 5.885 triệu đồng. Các chi phí tiếp tục giảm cụ thể là chi phí bán hàng giảm 29,84%, chi

phí tài chính giảm 44,97% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.076

triệu đồng tăng 343,63% so với năm 2012

 6 tháng đầu năm 2014

6 tháng đầu năm 2014 Công ty đối mặt với không ít khó khăn khi nguồn

nguyên liệu đầu vào thiếu hụt cùng với áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh

trong và ngoài nước làm cho sản lượng xuất khẩu giảm xuống. Doanh thu từ

hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty chỉ đạt 229.100 triệu đồng, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời vì sản lượng xuất

khẩu giảm nên các chi phí cũng giảm theo, cụ thể chi phí tài chính giảm

23,64%, chi phí bán hàng giảm 13,81% so với cùng kỳ năm 2013. Lợi nhuận

sau thuế của Công ty cũng chỉ ở mức thấp, chỉ đạt 610 triệu đồng giảm

89,79% so với cùng kỳ năm 2013. Vì vậy, trong 6 tháng cuối năm Công ty cần

phát huy hiệu quả hơn các chỉ tiêu đạt được trong 6 tháng đầu và có kế hoạch

giải pháp hợp lý thực hiện các chỉ tiêu chưa đạt hiệu quả nhằm nâng cao lợi

nhuận để đạt được đúng chỉ tiêu đề ra.

Nhận xét: Qua kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6/2014, ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty chưa có sự bền

vững, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh Công ty cần có những biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng khó khăn về tài

chính, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn lưu động. Bên cạnh đó, Công ty nên tích cực thực hiện các biện pháp làm tăng doanh thu nhằm đưa hoạt động kinh

doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả hơn. Mặc dù doanh thu giảm liên tục nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty đều có lãi hàng năm, nhưng có chiều hướng suy giảm. Với kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua đã thể hiện nổ lực của công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đưa Công ty CASEAMEX trở thành một Công ty phát triển vững

mạnh trên thị trường thế giới.

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY CASEAMEX

3.3.1 Thuận lợi

Ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty luôn hòa đồng, gắn kết, phối hợp làm việc với nhau rất nhịp nhàng mang lại hiệu quả cao.

Nhà máy chế biến được xây dựng tại vị trí rất thuận lợi tại khu Công nghiệp Trà Nóc: mặt sau giáp với sông Hậu thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy, mặt trước nằm trên tuyến đường trục chính giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến các cảng để xuất hàng.

Ngoài ra, đây cũng là vị trí trung tâm vùng nguyên liệu của Đồng Bằng Sông

Cửu Long.

Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên có kinh nghiệm trong điều hành, sản xuất để tạo ra sản phẩm mang chất xám cao.

Lực lượng lao động tại Đồng bằng Sông Cửu Long rất dồi dào, tạo điều kiện cho Công ty có thể tuyển dụng đủ số lượng lao động với trình độ và tay nghề phù hợp.

Công ty có vùng nuôi nguyên liệu tuy chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.

Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm Công ty trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽquan tâm hơn đến xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa Việt

Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản.

Sự ưu đãi về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích vềđối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để sản phẩm của Công ty có khảnăng cạnh tranh trên thịtrường thế giới.

3.3.2 Khó khăn

Sự hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện nay, các sản phẩm của Công ty được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối với nhiều thương hiệu khác nhau, không quảng

bá được sản phẩm cũng như thương hiệu của Công ty tại các thị trường nhập khẩu, Công ty chưa thểnăm bắt kịp thời sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng về sản phẩm nên thiếu chủđộng trong sản xuất.

3.3.3 Định hướng phát triển

Xu hướng phát triển của Công ty trong tương lai sẽ đi vào đường lối chuyên nghiệp cả về cách quản lí vùng nguyên liệu, kiểm soát chất lượng,

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)