7. Kết luận:
4.3.1 Tình hình xuất khẩu chung của Công ty
4.3.1.1 Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX
Bảng 4.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX giai đoạn 2011 – 2013.
Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu Công ty CASEAMEX
Bảng 4.4 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX 6 tháng đầu năm 2013 và 2014.
Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu Công ty CASEAMEX
Nhìn chung, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Công ty
giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có sự biến động rõ nét, cả
sản lượng và kim ngạch đều giảm ở năm 2012 và tăng mạnh vào năm 2013.
Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì giảm trở lại.
Về sản lượng
Trong năm 2011 Công ty CASEAMEX đã xuất khẩu thủy sản với
sản lượng đạt khá cao 16.057,27 tấn. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với Công
ty khi tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vừa mới
phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái. Nguyên nhân là do
trong năm này Công ty đã mở rộng diện tích nuôi trồng có khả năng tự cung tự
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012
Tuyệt đối Tương
đối (%) Tuyệt đối
Tương đối (%) Sản lượng (Tấn) 16.057,27 12.134,43 19.514,81 (3.922,84) (24,43) 7.380,38 60.82 Kim ngạch (Nghìn USD) 40.947,61 30.792,18 54.479,25 (10.155,43) (24,80) 23.687,07 76,92 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6th/2014 so với 6th/2013 Tuyệt đối Tương đối
(%) Sản lượng (Tấn) 7.908,87 4.482,51 (3.426,36) (43,32)
cấp trên 80% sản lượng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của nhà máy và các
đơn đặt hàng xuất khẩu. Công ty luôn tạo uy tín và giữ chữ tín với khách hàng
nên lượng khách hàng luôn ổn định. Đồng thời Công ty đã tham gia hội chợ
triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng ởnước ngoài. Tuy nhiên sự tăng trưởng này chỉ kéo dài trong thời gian không lâu thì có sự đi
xuống, sang năm 2012 sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Công ty giảm mạnh,
giảm 24,43% so với năm 2011. Năm 2012 là một năm thực sự hết sức khó khăn đối với hầu hết các công ty xuất khẩu thủy sản nói chung, và đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX nói riêng, với giá vật tư đầu vào tăng cao, tình trạng thiếu vốn xảy ra, lãi suất vốn vay ở mức cao và sự
cạnh tranh thiếu lành mạnh ở một số doanh nghiệp, đồng thời trong năm này tình hình kinh tế - xã hội ở Châu Âu suy giảm cũng là một trong những
nguyên nhân làm giảm sản lượng xuất khẩu thủy sản của Công ty. Nhưng Công ty đã xác định đúng đắn và giải quyết được những mặt công tác cơ bản
nhằm đảm bảo cho sự ổn định trước mắt cũng như lâu dài nên sự sụt giảm
không làm Công ty ảnh hưởng nhiều. Đến năm 2013, biết được những hạn chế
của mình ở năm 2012, toàn thể Ban lãnh đạo trong Công ty đã nổ lực hết
mình, đổi mới công tác quản lí từ văn phòng Công ty cho đến các tổ sản xuất, với
mục tiêu nhanh gọn, đảm bảo chất lượng, đạt năng suất. Sản lượng xuất khẩu
thuỷ sản của Công ty đã tăng lên vượt trội,tăng 60,82% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm
2013, cụ thể là giảm 43,32%. Nguyên nhân là do các thị trường nhập khẩu
ngày càng yêu cầu thêm nhiều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó trước sức ép suy giảm kinh tế toàn cầu, các quốc gia tăng bảo hộ sản
xuất trong nước, đưa ra ngày càng nhiều các rào cản thương mại. Do vậy, việc
tiếp tục củng cố và gia tăng thị phần tại các thị trường cũng đang là thách thức
lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và của Công ty CASEAMEX nói riêng.
Về kim ngạch
Năm 2011, giá trị xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX đạt
40.947,61 nghìn USD. Trong năm này Công ty đã mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới, áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào nuôi trồng
và sản xuất, đã khai thác mạnh hơn các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đó
cũng là thế mạnh của Công ty. Ngoài ra, giá xuất khẩu bình quân năm 2011
của cá tra tăng 13,45%, củatôm tăng 54,61% so với năm 2010. Bên cạnh đó,
việc gia tăng tỷ giá hối đoái vào năm 2011 cũng góp phần làm tăng kim ngạch
xuất khẩu của Công ty lên một lượng đáng kể. Sang năm 2012, kim ngạch
so với năm 2011. Nguyên nhân của việc sụt giảm trên là do tình trạng vốn của
Công ty không ổn định, Công ty phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, giá bán
không ổn định, giá xuất khẩu bình quân của cá tra - mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Công ty giảm 0,4% so với năm 2011. Ngoài ra, trong năm 2012 nền
kinh tế nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới do
khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải
quyết, khủng hoảng tín dụng gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang
tiếp diễn nên sức mua ở các thị trường giảm, đặc biệt là thị trường Châu Âu. Bước qua năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã tăng trưởng trở lại, tăng 76,92% so với năm 2012. Bên cạnh những lý do về sự nổ lực của toàn thể
Ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty thì sự gia tăng vượt bậc của kim
ngạch xuất khẩu trên còn do sự phục hồi của nền kinh tế. Mức tăng của kim
ngạch vẫn cao hơn mức tăng của sản lượng do Công ty đã áp dụng công nghệ
một cách hiệu quả làm giá thành tăng cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với
toàn thể Công ty CASEAMEX. Đến 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất
khẩu đã giảm 42,19% so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, cũng như sự sụt giảm về chất lượng nguyên liệu vẫn là những thách thức đối với Công ty.
4.3.1.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX theo cơ cấu mặt hàng.
Công ty CASEAMEX chuyên xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra (cá tra
phi lê các loại, cá tra cắt khúc, cá tra nguyên con cấp đông các loại,...) cùng một số sản phẩm từ thủy sản khác như tôm, đùi ếch. Trong đó, doanh thu từ cá
tra phi lê các loại là mặt hàng chủ lực của Công ty chiếm trên 90% doanh thu trung bình hàng năm của Công ty. Sản phẩm của Công ty được đánh giá đạt
chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu tại những thị trường xuất khẩu
khó tính nhất như Mỹ, Pháp, Thái Lan về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
Bảng 4.5 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX theo mặt hàng giai đoạn 2011 - 2013
Loại thủy sản Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2012 so với 2011 2013 so với 2012
Tuyệt đối Tương đối
(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cá tra Sản lượng Tấn 15.959,86 12.060,12 19.475,79 (3.899,74) (24,43) 7.415,67 61,49 Kim ngạch Nghìn USD 40.390,18 30.413,96 54.262,27 (9.976,22) (24,70) 23.848,31 78,41 Tôm Sản lượng Tấn 21,68 14,93 11,17 (6,75) (31,13) (3,76) (25,18) Kim ngạch Nghìn USD 196,49 138,69 111,09 (57,80) (29,42) (27,60) (19,90) Đùi ếch Sản lượng Tấn 75,73 38,10 7,48 (37,63) (49,69) (30,62) (80,37) Kim ngạch Nghìn USD 360,94 172,36 31,73 (188,58) (52,25) (140,99) (81,80) Loại khác Sản lượng Tấn 0 21,28 20,37 - - (0,91) (4,28) Kim ngạch Nghìn USD 0 67,17 74,16 - - 6,99 10,41 Tổng Sản lượng Tấn 16.057,27 12.134,43 19.514,81 (3.922,84) (24,43) 7.380,38 60,82 Kim ngạch Nghìn USD 40.947,61 30.792,18 54.479,25 (10.155,43) (24,80) 23.687,07 76,93
Bảng 4.6 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX theo mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014.
Loại thủy sản Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6Th/2013 – 6Th/2014 Tuyệt đối Tương đối
(%) Cá tra Sản lượng Tấn 7.869,85 4.482,51 (3.387,34) (43,04) Kim ngạch Nghìn USD 21.938,40 12.806,23 (9.132,17) (41,63) Tôm Sản lượng Tấn 11,17 0 _ _ Kim ngạch Nghìn USD 111,09 0 _ _ Đùi ếch Sản lượng Tấn 7,48 0 _ _ Kim ngạch Nghìn USD 31,73 0 _ _ Loại khác Sản lượng Tấn 20,37 0 _ _ Kim ngạch Nghìn USD 74,16 0 _ _ Tổng Sản lượng Tấn 7.908,87 4.482,51 (3.387,34) (43,04) Kim ngạch Nghìn USD 22.155,37 12.806,23 (9.132,17) (41,63) Cá tra
Đây là mặt hàng chủ lực của Công ty, mỗi năm đóng góp không nhỏ
vào kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty rất đa dạng với nhiều loại sản phẩm khác nhau: fillet, nguyên con, cuộn, khoanh,… đã có mặt hơn 20 thị trường trên thế giới.
Mặt hàng cá tra luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu
của Công ty. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu đạt 15.959,86 tấn, kéo theo giá
trị xuất khẩu cá tra đạt 40.390,18 nghìn USD. Cả sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu cá tra đều chiếm tỷ trọng trên 90% tổng sản lượng và kim ngạch các mặt
hàng xuất khẩu của Công ty. Điều này cho thấy cá tra là sản phẩm xuất khẩu
chủ lực của Công ty. Đạt được con số trên là nhờ lượng đơn hàng ổn định và
khả năng thanh toán tốt của các bạn hàng, Công ty có cơ sở vật chất, dây
chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Đến năm 2012 thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra bắt đầu sụt
giảm mạnh, sản lượng xuất khẩu giảm 24,43%, từ đó làm cho kim ngạch xuất
khẩu cá tra giảm 24,70% so với năm 2011. Nguyên nhân sụt giảm là do năm
này thời tiết biến động, lãi suất ngân hàng tăng.
Sang năm 2013, sản lượng xuất khẩu cá tra tăng rất mạnh tăng 61,49%,
đồng thời kim ngạch tăng 78,41% so với năm 2013. Nguyên nhân của việc tăng mạnh trên là do trong năm này Công ty đã mở rộng tìm kiếm được thị trường mới, khách hàng mới, thực hiện chiến lược khuyến mãi, các chính sách
ưu đãi về giá khi ký kết, giao dịch với khách hàng làm sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu của Công ty đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, con số này không được
duy trì bền vững.
Đến 6 tháng đầu năm nay, cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra
của Công ty đều giảm gần một nữa so với cùng kì năm 2013. Nguyên nhân
của việc giảm sút này là do cung cầu không ổn định, chất lượng con giống
giảm, giá các yếu tố đầu vào (thức ăn, thuốc,…) luôn tăng trong khi đầu ra bất ổn. Nhu cầu nhập khẩu tại 2 thị trường chính là Mỹ và EU vẫn chưa hồi phục
do kinh tế của các nước này vẫn chưa ổn định.
Tôm
Vị trí mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai của Công ty là tôm. Trong năm
2011, Công ty xuất khẩu được 21,68 tấn tôm, thu về kim ngạch 196,49 nghìn USD. Đây cũng là năm Công ty có kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất từ năm 2011 đến nay.
Đến năm 2012, xuất khẩu tôm giảm cả sản lượng và kim ngạch so với năm 2011. Cụ thể Công ty đã xuất khẩu 14,93 tấn tôm giảm 31,13%, kim ngạch còn 138,69 nghìn USD giảm 29,42% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tôm xuất khẩu không phải là thế mạnh của Công ty,
trong khi nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm nên khả năng cạnh tranh của
Công ty với đối thủ trong và ngoài nước còn thấp. Công ty đã chủ động cắt
giảm xuất khẩu tôm, chú trọng vào xuất khẩu cá tra, chờ thị trường ổn định
mới tiếp tục xuất khẩu. Vì thế trong năm này Công ty đã giảm một lượng xuất
khẩu tôm đáng kể.
Sang năm 2013, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm xuống cả sản lượng và kim ngạch so với năm 2012. Công ty chỉ xuất khẩu được 11,17 tấn và kim ngạch
chỉ đạt 111,09 nghìn USD, giảm 25,18% về lượng, và giảm 19,90% về giá trị. Nguyên nhân của sự sụt giảm này cũng giống như năm 2012, vì tôm không phải là thế mạnh của Công ty. Mặc dù mặt hàng tôm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao có
thể giúp Công ty tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu, nhưng tình trạng thiếu tôm
nguyên liệu cho chế biến do tôm nuôi bị chết nhiều ở một số nơi, hiện tượng
tôm nhiễm tạp chất, dư lượng hóa chất, kháng sinh, dẫn đến một số thị trường
nhập khẩu tăng cường các biện pháp kiểm soát đã làm cho sản lượng xuất
khẩu tôm giảm.
Đến 6 tháng đầu năm nay, Công ty hoàn toàn không xuất khẩu mặt hàng tôm sang các thị trường. Nguyên nhân là do, Công ty chỉ tập trung xuất khẩu
nhiều sản phẩm cá tra, ở thời điểm này, Công ty áp dụng chiến lược chuyên môn hoá mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cá tra.
Đùi ếch
Cũng như các sản phẩm từ tôm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đùi
ếch cũng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể là năm 2011, sản lượng xuất khẩu đùi ếch đạt 75,73 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 360,94 nghìn USD. Đây là
con số khả quan sau một năm phục hồi nền kinh tế. Đến năm 2012, cũng như
những sản phẩm khác, xuất khẩu đùi ếch cũng giảm mạnh, giảm 49,69% về
sản lượng và giảm hơn một nửa về kim ngạch so với năm 2011. Năm 2013,
sản lượng xuất khẩu đùi ếch tiếp tục giảm mạnh, giảm 80,37%, cùng với đó
kim ngạch đã giảm 81,80% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014, Công ty không có đơn hàng nào cho sản phẩm đùi ếch. Nguyên nhân là do trong thời gian này nền kinh tế thế giới vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế có nhiều diễn
biến phức tạp xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi làm cho sức mua giảm.
Bên cạnh đó Công ty đang tập trung sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cá tra
trong giai đoạn này.
Các sản phẩm khác
Ngoài các sản phẩm cá tra, tôm, đùi ếch thì Công ty còn sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản khác như mực, bạch tuộc. Tuy nhiên, tỷ
trọng xuất khẩu của các mặt hàng này là không cao, chỉ chiếm 0 – 5% tổng số
mặt hàng xuất khẩu. Năm 2011, Công ty chỉ tập trung xuất khẩu ba sản phẩm: cá tra, tôm và đùi ếch, Công ty không có đơn hàng nào cho các sản phẩm phụ này. Năm 2012, giá trị các sản phẩm này tăng nhưng không đáng kể, kim
ngạch xuất khẩu đạt 67,17 nghìn USD chiếm 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Công ty. Sang năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này đạt
tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trongnăm nay. Mặc dù chỉ chiếm tỷ
trọng xuất khẩu rất thấp, nhưng với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa
dạng hơn, không chỉ cá tra, tôm mà cũng có những sản phẩm khác. Vì vậy đây
sẽ là những mặt hàng tiềm năng để Công ty phát triển sau này, khi mà mặt
hàng cá tra, tôm và đùi ếch gặp khó khăn thì những mặt hàng này sẽ là mặt
hàng hỗ trợ để tăng lợi nhuận cho Công ty trong điều kiện nền kinh tế thế giới
suy thoái. Nhìn chung, các mặt hàng phụ này không tăng trưởng mạnh do
nguyên nhân chủ yếu là Công ty chủ động cắt giảm các mặt hàng phụ để tận
dụng mọi nguồn lực cho việc đầu tư phát triển các mặt hàng chủ lực.
Tóm lại: Từ những phân tích trên cho thấy cá tra là mặt hàng xuất khẩu
chính của Công ty, quyết định lợi nhuận Công ty nhưng lại không duy trì ổn định. Vì vậy Công ty cần có những chiến lược hợp lý nhằm nâng cao và giữ
vững kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường. Đồng thời cần
chú trọng đến xuất khẩu mặt hàng tôm, đùi ếch vì đây là mặt hàng có giá trị