GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích tình tình xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty tnhh thủy sản biển đông vào thị trường mỹ (Trang 80)

2013.

5.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CÔNG TY

CÔNG TY TNHH THỦY SẢN BIỂN ĐÔNG VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 5.2.1. Giải pháp cho marketing

- Xây dựng phòng marketing

Để có thể gia tăng sản lượng cũng như để thị trường có thể biết đến thương hiệu của mình nhằm góp phần cho sự phát triển bền vững của công ty thì nhất thiết công ty phải tăng cường đầu tư vốn và nhân lực cho công tác marketing và nghiên cứu phát triển. Công ty nên xây dựng phòng marketing riêng để có được đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp phục vụ trong việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Đẩy mạnh hình thức quảng cáo trên các website

Công việc quảng cáo của công ty cần phải thực hiện một cách tập trung, hạn chế bớt một số hình thức quảng cáo dư thừa, trùng lập gây tốn kém chi phí. Bên cạnh đó, nên đẩy mạnh công việc quảng cáo trên các website: www.vasep.com.vn; www.vnexpress.net; thường xuyên làm mới website của công ty www.biendongseafood.com.vn với nhiều nội dung và hình ảnh cho thật phong phú, các tin tức hoạt động của công ty nên được cập nhật mới thường xuyên để quảng bá thương hiệu Biển Đông nhằm thu hút khách hàng thông qua mạng.

- Đẩy mạnh hình thức quảng cáo trên các báo thủy sản

Với loại hình quảng cáo ít tốn kém chi phí và có thể cung cấp thông tin đến nhiều thị trường cùng lúc. Công ty có thể tham gia đăng mục quảng cáo trên các trang báo thủy sản. Đây là một phương thức ít tốn kém nhưng thu lại kết quả cao. Với chi phí tài chính cho phép, công ty có thể chọn đăng ở những số báo thuộc các ký đặc biệt trong năm như số tất niên v.v… sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, chú trọng đầu tư hơn cho khâu thương mại điện tử, đây là một phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất, đỡ tốn nhiều chi phí nhất, việc đám phán liên hệ đối tác cũng vì thế nhanh chóng hơn.

- Chủ động tham gia các hội chợ thương mại

Công ty cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước: VASEP, Bộ thủy sản, văn phòng đại diện thủy sản tại các nước nhập khẩu để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản thông qua các hình thức: tham gia các kì hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hóa ẩm thực cá tra. Điều này sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho việc truyền tải thông điệp

kinh doanh. Hơn nữa, hội chợ thương mại là nguồn thông tin quan trọng về sự phát triển của thị trường, kỹ thuật sản xuất và nhiều vấn đề quan tâm khác. Động cơ quan trọng đối với công ty khi tham gia hội chợ thương mại nước ngoài là: thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, định hướng về thị trường, kỹ thuật sản xuất và nhiều vấn đề đáng quan tâm khác.

Công ty thiết lập các văn phòng đạo diện ở Mỹ, nhằm nghiên cứu thị trường và và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường hiện tại.

- Cải tiến bao bì sản phẩm

Bao bì sản phẩm có vai trò quan trọng là bảo vệ sản phẩm, thông tin công ty, kích thích tiêu thụ, vì vậy bao bì phải đẹp, bắt mắt, tiện lợi sử dụng.

Chất lượng bao bì: Chất liệu làm bao bì phải đảm bảo sự xâm nhập đến sản phẩm bên trongm giữ cho sản phẩm có màu sắc đẹp, độ ẩm. Bao bì sản phảm trước khi đóng gói phải được xử lý đảm bảo chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn vệ sinh.

Thiết kế bao bì: Đối với Hoa Kỳ, sản phẩm chủ yếu được bán ở các siêu thị, nên họ có nhiều sự lựa chọn. Việc thiết kế bao bì phải thu hút khách hàng. Màu sắc trên bao bì phải hài hòa, nhãn hiệu sản phẩm, khối lượng, thời hạn sử dụng…

Do những yêu cầu bảo vệ môi trường nên Mỹ đặt ra yêu cầu cao về bao bì đóng gói hàng nhập khẩu phải có khả năng tái chế hoàn toàn, buộc công ty phải tuân thủ theo những quy định đó.

- Thường xuyên chăm sóc khách hàng và chủ động tìm kiếm khách hàng mới.

Trước tiên công ty sẽ tác động đến các khách hàng mua sỉ của mình, Việc tác động này sẽ thực hiện thông qua các hình thức chiết khấu, tặng phẩm khuyến mãi, thường xuyên gửi các catalogue quảng cáo mặt hàng của công ty.

Công ty có thể tìm hiểu thông tin về khách hàng tìm năng bằng cách truy cập vào các trang web của họ hoặc liên hệ với hiệp hội ngành hàng. Chủ động liên lạc trực tiếp với các khách hàng dưới các hình thức: gửi email hoặc gặp mặt trực tiếp với khách hàng.

Email của công ty cần giới thiệu tóm tắt về doanh nghiệp: lịch sử hình thành, sản phẩm, chứng nhận chất lượng, năng lực sản xuất, năng lực thiết kế, các khách hàng đã có và người liên hệ. Công ty nên gửi kèm theo email một số ảnh sản phẩm của doanh nghiệp để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bạn cũng nên chuẩn bị trước tài liệu giới thiệu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn hoặc cuốn sách nhỏ (brochure) giới thiệu về doanh

nghiệp, bao gồm: hồ sơ và sản phẩm của doanh nghiệp và trong email gửi khách hàng tiềm năng bạn có thể hỏi họ xem liệu họ có muốn nhận những tài liệu đó không.

Công ty có thể kết hợp việc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng khi tham gia hội chợ thương mại. Công ty cần hẹn trước với khách hàng. Khi tới gặp khách hàng, cần mang theo những thứ đặc biệt cần thiết như: danh thiếp, hồ sơ công ty, catalogue giới thiệu sản phẩm và mẫu hàng. Sau buổi gặp gỡ, công ty hãy nhớ gửi thư cám ơn khách hàng.

5.2.2. Nâng cao chất lượng và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

- Bảo quản thủy sản sau thu hoạch

Về lĩnh vực bảo quản thủy sản sau thu hoạch, để đảm bảo chất lượng nguyên liệu và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, các vùng nuôi của công ty cần được quy hoạch bền vững. Các tàu cá cần được đầu tư dụng cụ, thiết bị chứa, hầm bảo quản, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến. Hướng dẫn công tác sơ chế và duy trì nhiệt độ bảo quản nguyên liệu thủy sản đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng quy trình bảo quản cho các loại nguyên liệu khác nhau; Xây dựng hệ thống các cơ sở hậu cần nghề cá nhằm cung cấp đủ dịch vụ cần thiết; Tuyên truyền, vận động người dân thành lập các tổ hợp tác sản xuất trên biển để hỗ trợ nhau trong khai thác và tăng cường công tác hậu cần trên biển.

- Đảm báo khắc khe quá trình chế biến thủy sản

Về chế biến thủy sản, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Hoa Kỳ, công ty cần thực hiện tốt việc đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị hiện đại; Gắn kết nhà máy chế biến với các vùng nuôi nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và đầu tư kho lạnh thương mại để đảm bảo chất lượng thủy sản. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, chú trọng việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô… Từ đó, giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty. Đối với bộ phận quản lí, tích cực giám sát việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng và bảo quản nguyên liệu sạch sau thu hoạch của công ty.

5.2.3. Giải pháp cho nhân sự

- Nâng cao trình độ lao động

Bảng 5.3 : Báo cáo tổng hợp nhân sự của công ty TNHH thủy sản Biển Đông đến năm 2013 Đơn vị tính: người Đại học, Cao đẳng Trung cấp Chưa qua đào tạo Tổng cộng Số lượng (người) 172 92 2.567 2.931 Tỷ trọng (%) 5,9 3,1 91 100

Nguồn: Phòng Tổ chức của công ty TNHH thủy sản Biển Đông

Hiện nay, tình hình lao động của công ty còn thấp so với các doanh nghiệp khác trong khu vực. Hơn nữa, trình độ lao động của công nhân dù đã có tay nghề nhưng công ty cần có những giải pháp để nâng cao tay nghề của họ hơn nữa nhằm thích ứng với những công nghệ chế biến ngày càng hiện đại. Đối với lực lượng này cần có những chính sách khuyến khích lương thưởng phù hợp để giữ chân họ. Đồng thời phải tăng cường tuyển dụng thêm nguồn lao động mới.

Tổ chức những khó huấn luyện ngắn ngày để nâng cao tay nghề cho một số nhân viên mới, chưa thành thạo với công việc (đối với nhân viên chế biến, nhất là nhân viên nữ, công ty đang thiếu về cả số lượng lẫn chất lượng). Có các hình thức đào tạo phong phú như kết hợp với các Viện, Trường để đào tạo tại chỗ, gửi đi đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước.

Tổ chức lại hệ thống thông tin nội bộ trong công ty, từng bước xây dựng các phần mền quản lý nghiệp vụ trong từng lĩnh vực như: chương trình kế toán, chương trình quản lý ao nuôi, quản lý thống kê, quản lý nhân sự, quản lý thiết bị, quản lý dự án và kết nối lại thành một hệ thống thống nhất.

Riêng đối với lực lượng nhân viên tiếp thị, bán hàng: Đây là lực lượng quan trọng quyết định đầu ra của sản phẩm nên công ty cần chú ý đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ kinh tế ngoại thương, xúc tiến bán hàng, trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh hội nhập quốc tế.

Công ty thể hiện sự quan tâm hơn nữa của cấp lãnh đạp đối với nhân viên của mìnhnhư đảm bảo chỗ ở cho công nhân ở xa, đảm bảo về thời hạn trả lương, các chính sách phúc lợi; bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; duy trì hoạt động công đoàn tốt; khuyến khích tinh thần hợp tác thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí và tăng cường các hoạt động thể thao.

Thường xuyên kiểm tra đánh giá đún năng lực của nhân viên cấp dưới để có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời, sắp xếp đúng người đúng việc. Hỗ trợ, kèm cập cán bộ công nhân viên còn yếu kém, phát hiện những cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm bồi dưỡng đào tạo để bổ sung cho lực lượng cán bộ khi cần thiết.

Tổ chức những khó huấn luyện ngắn ngày để nâng cao tay nghề cho một số nhân viên mới, chưa thành thạo với công việc (đối với nhân viên chế biến, nhất là nhân viên nữ, công ty đang thiếu về cả số lượng lẫn chất lượng). Có các hình thức đào tạo phong phú như kết hợp với các Viện, Trường để đào tạo tại chỗ, gửi đi đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước.

Tổ chức lại hệ thống thông tin nội bộ trong công ty, từng bước xây dựng các phần mền quản lý nghiệp vụ trong từng lĩnh vực như: chương trình kế toán, chương trình quản lý ao nuôi, quản lý thống kê, quản lý nhân sự, quản lý thiết bị, quản lý dự án và kết nối lại thành một hệ thống thống nhất

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Cá tra, cá basa là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Công ty TNHH thủy sản Biển Đông cũng đã khẳng định vai trò của xuất khẩu rất quang trọng trong hoạt độn kinh doanh của công ty. Nhìn chung trong ba năm 2011 – 2013 qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty luôn có sự biến động, có thể thấy đó là sự cố gắng không ngừng của công ty mặc dù công ty chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuế quan cũng như phi thuế quan.

Thị trường Mỹ là thị trường truyền thống của công ty nhiều năm nay, nhu cầu về thủy sản đặc biệt là cá tra ở thị trường này khá cao, cho thấy đây là một thị trường tiềm năng để công ty đẩy mạnh phát triển. Sự tăng trưởng về số lượng và giá trị của sản phẩm cá tra, cá basa tại thị trường Mỹ, giúp công ty phần nào xác định được vị trí hiện tại của mình trong ngành. Bên cạnh đó, công ty không ngừng đa dạng hóa về sản phẩm xuất khẩu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng tại Mỹ. Biển Đông luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm hạn chế được những rào cản kỹ thuật cũng như những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu ở thị trường khó tính này.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Nhà nước và Hiệp hội thủy sản

Chính phủ cần đảm bảo hệ thống tài chính tính dụng về cơ bản ổn định để hỗ trợ vốn cho ngư dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Cần có những chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi thủy sản để hạ giá thành sản phẩm, tăng sự cạnh tranh của sản phẩm với các quốc gia trên thế giới. Cần thực hiện chính sách dự trữ và bình ổn giá – sản lượng, để đảm bảo không làm biến động giá nguyên liệu, chi phí, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của công ty.

Kiến nghị với Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu thủy sản, xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin các thị trường xuất khẩu, tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội chợ, triễn lãm…

Cần có các biện pháp hỗ trợ với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh. Phối hợp với các Hiệp hội ngành, đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp các

thủ tục, điều kiện và rào cản khi tiếp cận với thị trường mới. Đồng thời tận dụng triệt để các ưu đãi thông qua FTA. Tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan ngày càng sâu hơn, để đây mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước đã kí FTA.

VASEP Cần kiểm soát chặ chẽ hơn nữa các thành viên trong Hiệp hội, có chính sách giúp các thành viên tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu. Phải có biện pháp mạnh đối với các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, phá giá thị trường làm cho giá thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng thấp trên thị trường thế giới. Tăng giá trung bình xuất khẩu cho cá tra, cá basa Việt Nam bằng cách thống nhất giá sàn các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tránh tình trạng bán phá giá ở các nước Châu Mỹ, và tạo cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong nước.

6.2.2. Đối với công ty:

Công ty cần nâng số lượng ao nuôi cá, tìm thêm nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu, đa dạng hóa nguồn cung để tránh bị động trong khâu nguyên liệu đầu vào khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

Mở rộng mối liên kết với người nuôi bằng cách hướng dẫn những kỹ thuật nuôi mới mà đạt hiệu quả cao cho nông dân, cung cấp thuốc thú y, công cụ nuôi,...

Tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá marketing, đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho công ty. Ngày càng hoàn thiện và thường xuyên cập nhật thông tin mới trên website của công ty.

Tăng cường tìm hiểu nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, cập nhật thông tin, qui định mới của thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh, 2005. Hướng dẫn thực hành knh doanh xuất nhập khẩu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Trần Kim Dung, 2010. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Cần Thơ: Nhà xuất bản văn hóa thông tin

4. Báo điện tử chính phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Xuat-khau- ca-tra-sang-My-va-Nga-giam/206861.vgp, trích vào ngày 17/10/2014

5. Bộ công thương Việt Nam, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/3021/xuat-

Một phần của tài liệu phân tích tình tình xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty tnhh thủy sản biển đông vào thị trường mỹ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)