Đặc điểm tiêu thụ cá tra, cá basa của thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu phân tích tình tình xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty tnhh thủy sản biển đông vào thị trường mỹ (Trang 58)

2013.

4.2.1. Đặc điểm tiêu thụ cá tra, cá basa của thị trường Mỹ

4.2.1.1. Thị hiếu tiêu thụ cá tra, cá basa tại Mỹ

Trong thập kỷ vừa qua, Mỹ luôn đứng thứ ba, thứ tư trên thế giới về tổng sản lượng thủy sản với mức khá ổn định từ 5,9 - 6,3 triệu tấn/ năm. Hầu hết các mặt hàng thủy sản của Mỹ đều có chất lượng cao, phong phú về chủng loại với nhiều sản phẩm quý như cá hối, cá tuyết, cá ngừ, tôm hùm, sò, điệp, cá nheo, … Tuy nhiên, sản lượng thủy sản nêu trên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn thế, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ lại tập trung vào một số mặt hàng như: Tôm đông bóc đầu, cá hồi tươi Đại Tây Dương, cá fillet tươi, tôm hùm, thịt điệp… các mặt hàng nêu trên của Mỹ lại có rất ít hoặc có nhưng không đủ đáp ứng, như vậy nhu cầu về các mặt hàng này ngày càng tăng. Đây là một đặc điểm quan trọng để tạo động lực quan trọng cho ngoại thương hàng thủy sản của Mỹ phát triển toàn diện cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty 2011- 2013

47.6 51 51.4 25.8 18.4 22.8 20.5 21.5 21 6.1 9.3 4.8 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Châu Á EU Châu Mỹ Khác

Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, chủ yếu là thủy sản tươi sống và đông lạnh ( khoảng 88% giá trị nhập khẩu), 73% là các mặt hàng thủy sản đóng hộp, còn lại là các mặt hàng thủy sản khác. Tôm đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất vào Mỹ, chiếm 38% giá trị nhập khẩu của thủy sản nước này, chiếm gần 30% giá trị tôm đông lạnh nhập khẩu của thế giới. Tôm đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ chủ yếu là tôm bóc đầu (chiếm 55% khói lượng và 58% giá trị) và tôm nguyên liệu thô (chiếm 38% khối lượng và 34% giá trị nhập khẩu tôm đông). Thái Lan tiếp tục chiếm lĩnh thị trường đông lạnh ở Mỹ, Equado đứng thứ hai về mặt hàng này. Sau nữa là đến Trung Quốc và một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh khá lớn sang thị trường Mỹ. Ngoài tôm đông lạnh, mặt hàng thủy sản nhập khẩu lớn thứ hai là cá tra fillet tươi và ướp đông. Mặc dù Mỹ có khả năng sản xuất cá fillet, nhưng do người Mỹ rất ưa chuộng cá fillet của Tây Âu và Canada, vì vậy Mỹ phải xuất khẩu sản phẩm của mình và nhập khẩu sản phẩm của các nước khác (Canada, Chi Lê, Na Uy, Tây Ban Nha… ). Sau tôm đông lạnh và cá fillet, các mặt hàng khác như: cá ngừ nguyên con, cá hồi nguyên con và ướp lạnh, cá ngừ đống hộp… được nhập khẩu vào Mỹ với giá trị hàng năm tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân nước này và để tái chế rồi xuất sang nước khác.

Đối với Việt Nam thì thị trường Mỹ là một thị trường rất lớn, rất cần phải quan tâm. Tuy nhiên sản lượng thủy sản của nước ta xuất sang Mũ không đều. theo số liệu của Cơ quan Thủy sản thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Mỹ năm 2011 giảm xuống 15 pao so với 15,8 pao năm 2010 và là mức thấp thứ hai trong một thập kỷ qua. Nhưng về mặt giá trị thì ngày càng tăng, năm 2011, người tiêu dùng Mỹ tiếp tục tăng chi tiêu cho thủy sản với giá trị ước đạt 85,9 tỷ USD, cao hơn mức 80,2 tỷ USD năm 2010. Khó khăn của thủy sản nước ta trên thị trường Mỹ là có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, hầu hết các nước đó đều là các quốc gia có thế mạnh về thủy sản với chất lượng sản phẩm cao, phong phú về chủng loại như Trung Quốc, Thái Lan, Equado, Canada…

Nghiên cứu về thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ cho thấy: người tiêu dung Mỹ muốn có thêm nhiều lựa chọn mới đối với thủy sản, đặc biệt tôm và thủy sản nhập khẩu. khi được hỏi về các món ăn ưa thích và thường xuyên lựa chọn khi đi ăn ở nhà hàng, phần lớn người tiêu dùng Mỹ ở mọi lứa tuổi đều lựa chọn tôm. Bản nghiên cứu này cho thấy tôm hùm rất được ưa chuộng tại Mỹ. Kết quả điều tra các nhà hàng “bình dân” cho thấy khách hàng rất quan tâm đến các món ăn có lợi cho sức khỏe. Ngoài các món thủy sản rán giòn, khách hàng cũng rất ưa thích các món hấp, nướng, đặc biệt là nưỡng vỉ.

Theo bản nghiên cứu này, mức tiêu thụ thủy sản ở khu vực phía nam nước Mỹ cao nhất trên cả nước. Tôm và cá hồi là hai loại thủy sản phổ biến nhất ở Mỹ, bộ phận tiêu thụ thủy sản mạnh nằm trong nhóm từ 12 – 28 tuổi và 42 – 62 tuổi. Đến năm 2014, các nhà nhân khẩu học ước tính rằng, hai nhóm trên sẽ chiếm 2/3 dân số Mỹ. Trong khi đó, nguồn cung thủy sản hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng thực phẩm chế biến sẵn và họ muốn có thêm nhiều lựa chọn mới đối với thủy sản trong tương lai. Vấn đề này đòi hỏi các công ty ở Việt Nam cần đổi mới, đa dạng các sản phẩm của mình, cũng như chú ý đến chất lượng thủy sản, đặc biệt chú trọng đến phát triển mặt hàng tôm. Thêm một nguyên tắc của thị trường Hoa Kỳ là người tiêu dùng mua những món họ thích chứ không phải mua những thứ họ cần. Với một xã hội dư thừa về thực phẩm, bao bì bắt mắt, nhãn hiệu sản phẩm và tên gọi sản phẩm vô cùng quan trọng. Hiện nay, các nhà nhập khẩu ở bờ Tây nước Mỹ thích sử dụng Swai, trong khi các nhà ở bờ Đông lại thích dùng tên Pangasius đối với cá tra. Bởi vậy cá tra Việt Nam thường được doanh nghiệp ở phía Tây nước Mỹ đóng mác với tên sản phẩm Swai, còn phía Đông lại dán nhãn cá tra Pangasius.

Thực tế này xuất phát từ thói quen của người tiêu dùng, nhưng đang ảnh hưởng đến nỗ lực trong quảng bá sản phẩm của Việt Nam ở Mỹ, về lâu dài có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Trong thời gian tới, Vasep và NFI sẽ hợp tác với nhau tiến hành nghiên cứu về thị hiếu tiêu dùng sản phẩm này ở Mỹ, để thống nhất tên thương mại cho cá tra, cá basa Việt Nam, mang lợi ích cho doanh nghiệp hai nước.

4.2.1.2. Kênh phân phối

Các doanh nghiệp có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại Hoa Kỳ. Họ thường nhập khẩu hàng hóa về để bán tại Hoa Kỳ theo cách phổ biến sau đây: bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ (cách bán hàng này rất hiệu quả khi hàng hóa có nhu cầu mạnh và có lợi nhuận cao); bán hàng qua hệ thống Internet (mạng www.amazon.com); bán hàng cho nhà phân phối, bán trực tiếp cho các nhà máy công nghiệp; bán sỉ qua đường bưu điện; bán lẻ qua đường bưu điện, bán hàng theo catalog; bán hàng qua cuộc trưng bày hàng hóa trên các kênh truyền hình; làm đại lý bán hàng; bán hàng qua “buổi giới thiệu bán hàng” (Bali Import Party); bán ở chợ ngoài trời (Flea Market); bán hàng qua các hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ.

( Nguồn: phòng kinh doanh công ty 2011-2013)

Hình 4.3. Sơ đồ phân phối thủy sản của công ty TNHH thủy sản Biển Đông

4.2.1.3 Các rào cản, biện pháp bảo vệ người tiêu dùng tại Mỹ

Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật ngân sách trợ cấp cho các nông trại, trong đó có điều khoản chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp (USDA). Ðây được coi là hàng rào thương mại nhằm bảo vệ lợi ích người nuôi cá da trơn của Mỹ và gây khó cho cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam.

Chương trình giám sát cá da trơn lần đầu tiên được đưa vào Luật Nông trại 2008 của Mỹ, với quyền giám sát thuộc FDA. Tuy nhiên, đến ngày 4-2- 2014 vừa qua, sau cuộc họp của Thượng viện Mỹ, dự luật đã được thông qua, bao gồm cả điều khoản trách nhiệm giám sát phẩm chất cá da trơn nhập cảng vào Hoa Kỳ sẽ được chuyển giao từ FDA sang USDA. Với điều khoản này, cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải đáp ứng "tiêu chuẩn tương đồng" do USDA đưa ra từ quy trình sản xuất đến việc đóng gói và xuất khẩu. Nếu không, Mỹ sẽ không cho phép nhập khẩu.

Theo Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam Nguyễn Việt Thắng: “Nếu dự luật được ký và đưa vào thực hiện sẽ gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Bởi lẽ, sản phẩm cá tra của Việt Nam tuy đã đạt được những yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng nhất định từ Mỹ và các nước châu Âu nhưng nếu để "đọ sức" ngang hàng với các tiêu chuẩn do USDA đưa ra cho các sản phẩm cá da trơn nội địa thì vẫn còn khoảng cách khá xa. Nhất là trong điều kiện sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra của nước ta chưa vận hành theo

Thị trường trong nước

Nhà máy chế

biến đông lạnh Sản phẩm đông lạnh các loại Thị trường nước ngoài Tập đoàn chế biến thực phẩm Công ty nhập khẩu/ Công ty thương mại Nhà hàng, siêu thị Người tiêu dùng

một quy trình khép kín, vẫn còn quá nhiều các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, thiếu điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là về tiêu chuẩn con giống và xác định xuất xứ nguồn gốc sản phẩm.”

Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam cho nên nếu thị trường này bị khép lại thì chắc chắn sẽ là một "cú sốc" lớn cho ngành hàng xuất khẩu cá tra, kéo theo đó là nguy cơ thất nghiệp của hàng trăm nghìn công nhân, nông dân. Về phía Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Trương Ðình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội khẳng định, sẽ kiên quyết đấu tranh để phía Mỹ đưa chương trình giám sát cá da trơn trở về FDA. Bởi bản thân chương trình giám sát này phải phù hợp với thực tế. Không thể áp dụng tương đồng tất cả các tiêu chuẩn của cá da trơn tại Mỹ lên cá tra, các ba sa của Việt Nam vì điều kiện nuôi của mỗi nước khác nhau với khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau. Việt Nam là một nước có bề dày truyền thống nuôi cá tra trong một thời gian dài và thực tế đã được người tiêu dùng Mỹ và nhiều nước trên thế giới đánh giá cao về chất lượng sản phẩm thì không có lý gì phải chịu những yêu cầu phi lý từ thị trường Mỹ. Còn trong tình huống xấu nhất, nếu dự luật được ký ban hành thì phía Mỹ cần phải đưa ra lộ trình thực hiện cho ngành cá tra nước ta chứ không thể áp dụng trong ngày một ngày hai. Đây thực chất là một hình thức bảo hộ từ phía Mỹ cho các sản phẩm cá da trơn nội địa chứ không xuất phát từ yêu cầu về chất lượng.

Đạo luật Nông trại Mỹ sẽ gây khó khăn một phần cho ngành hàng cá tra, nhưng nhìn từ giác độ phát triển, đó cũng là cơ hội để tự thay đổi, tái cấu trúc, đổi mới để phát triển, tăng năng lực cạnh tranh hơn. Thực tế, ngày càng nhiều vùng nuôi cá tra của doanh nghiệp và hộ gia đình Việt Nam đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn Viet GAP, Global GAP, ASC, BAP, SQF 1000/2000CM, IFS, FOS… và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Những chứng nhận này đều xoay quanh các vấn đề chính là bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc, sức khỏe và phúc lợi xã hội.

Năm 2013 được coi là năm khó khăn trăm bề của ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam. Sang năm 2014, theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra từ 1/1/2014 đến 15/7/2014 đạt 892,83 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2013.Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm chủ yếu là do mức thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) cao.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, cũng cần có tiến trình quy hoạch lại ngành cá tra một cách bài bản, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề an toàn

vệ sinh thực phẩm. Ðây là yêu cầu sống còn đối với các thực phẩm xuất khẩu, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu về chất lượng. Chỉ như thế, ngành cá tra mới có thể vững vàng trước mọi rào cản thương mại từ phía đối tác.

4.2.1.4. Chính sách thương mại, ngoại giao

Ngày 25/7/2013, tại Nhà Trắng, thủ đô Washington, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã long trọng tuyên bố xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung. Lần đầu tiên sau 18 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có một bản Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện chỉ ra những định hướng lớn trên 9 lĩnh vực hợp tác song phương, cùng với những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ, tạo nền tảng cho những bước phát triển mới trong hợp tác giữa hai nước trong thập niên tới. Với việc xác lập Đối tác toàn diện với Mỹ, Việt Nam đã tạo ra mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước quan trọng, đặc biệt là cả năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi mới cho an ninh và phát triển của Việt Nam.

Mỹ khẳng định ủng hộ các công ty Mỹ, trong đó có các công ty dầu khí, đầu tư ở Việt Nam. Đại diện Thương mại Mỹ đề nghị hai bên tích cực hợp tác giải quyết một số vấn đề phía Mỹ quan tâm làm cơ sở để Mỹ đẩy nhanh xem xét cấp Quy chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS) cho Việt Nam, công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và là “nước đang phát triển” theo cam kết BTA và WTO.

Dấu ấn trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ năm qua không chỉ là việc hai nước đã thỏa thuận được về "Đối tác toàn diện" mà còn là những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực hợp tác. Về kinh tế, thương mại hai chiều năm 2013 lần đầu tiên cán mốc 30 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 20 tỷ USD. Hai nước đang có tiến triển tích cực trong đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi hoàn tất, TPP sẽ giúp Việt Nam gắn kết với những nền kinh tế năng động nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 40% GDP toàn cầu. Điều này mở ra những cơ hội to lớn cho kinh tế Việt Nam nhưng cũng đồng nghĩa với các thách thức không nhỏ nếu như ta không chuẩn bị đầy đủ.

Một phần của tài liệu phân tích tình tình xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty tnhh thủy sản biển đông vào thị trường mỹ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)