2013.
4.2.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty TNHH thủy sản
TNHH thủy sản Biển Đông giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 4.4. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa thị trường Mỹ giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
2011 2012 2013 Tuyệt đối Tương
đối (%) Tuyệt đối
Tương đối (%) Sản lượng (tấn) 1.453 1.355 1.538 (98) 93,26 183 113,51 Giá trị (nghìn USD) 5.660 4.994 5.654 (666) 88,23 66 113,22
( Nguồn: phòng kinh doanh công ty 2011-2013)
Thị trường Mỹ chiếm một phần lớn trong tổng kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của công ty. Sản lượng năm 2011 đạt 1.453 tấn, giá trị kim ngạch đạt 5.606 nghìn USD. Sang năm 2012, do công ty chưa có nhiều hiểu biết và nhiều kinh nghiệm về thị trường cũng như thị hiếu tiêu dùng tại Mỹ. Mỗi cộng đồng dân cư ở Mỹ có những thói quen, sở thích riêng trong tiêu dùng, vì vậy khi xuất khẩu hàng vào Mỹ, cần phải uyển chuyển theo nhu cầu riêng của từng vùng, chứ không thể bán hàng theo thói quen cố hữu. Thêm vào đó, năm 2012 là một năm khó khăn về kinh tế, cũng ảnh hưởng phần nào đến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ. Chính những yếu tố trên đã làm sản lượng năm 2012 giảm 6,74% so với năm 2011 và đạt mức 1.355 tấn, kéo theo giá trị kim ngạch giảm xuống mức 4.994 nghìn USD, giảm 11,77% so với năm 2011.
Sang năm 2013, sản lượng xuất khẩu sang Mỹ có phần khởi sắc hơn so với năm 2012, cụ thể năm 2013 đạt 1.538 tấn tăng 13,51%, kim ngạch đạt mốc 5.654 nghìn USD, tăng 13,22% so với năm 2012. Tuy Mỹ thành công trong việc ngăn cản cá tra Việt Nam không được đóng nhãn cá da trơn, nhưng người nuôi cá Mỹ không thể ngăn cản loại cá từ Việt Nam này xuất hiện trong các bữa ăn của người dân nước này. Thị trường Mỹ có thành phần xã hội đa dạng gồm nhiều cộng đồng riêng biệt, điều này tạo nên một thị trường văn hóa phong phú và đa dạng, một quốc gia đa sắc tộc, đặc điểm này đã đem lại cho Mỹ tính đa dạng trong tiêu dùng. Với những mức thu nhập khác nhau, người tiêu dùng tại Mỹ có sở thích mua tất cả các sản phẩm từ đắt tiến đến rẻ tiền tiền từ khắp nơi trên thế giới. Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là số lượng Việt
kiều tại Mỹ rất đông, đây có thể là một gợi ý quang trọng cho công ty xây dựng chiến lược mới cho thị trường Mỹ. Hơn nữa, để bảo tồn nguồn lợi thủy sản, Mỹ chủ trương tăng nhập, giảm xuất và xu hướng này vẫn tiếp tục trong những năm tới đây. Nguyên tắc của thị trường thực phẩm tiêu dùng tại Mỹ là người tiêu dùng chỉ mua những món họ thích chứ không phải mua thứ họ cần. Với một xã hội dư thừa về thực phẩm, thì yếu tố về bao bì, nhãn hiệu, tên gọi sản phẩm là yếu tố sống còn của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với từng mặt hàng khác nhau, công ty cần tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”, công ty phải luôn tuân thủ đến những quy định về xuất sứ, vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị vướng rào cản kỹ thuật.