Những khó khăn của công ty TNHH thủy sản Biển Đông khi xuất khẩu sang thị

Một phần của tài liệu phân tích tình tình xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty tnhh thủy sản biển đông vào thị trường mỹ (Trang 71)

2013.

4.3.2. Những khó khăn của công ty TNHH thủy sản Biển Đông khi xuất khẩu sang thị

khẩu sang thị trường Mỹ

4.3.2.1. Ảnh hưởng trực tiếp từ POR9

Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp về việc giải quyết các tranh chấp đối với cá tra tại thị trường Hoa Kỳ. Sau khi đưa ra quyết định cuối cùng của đợt rà soát lần thứ 8 (POR8) vào tháng 3 năm 2013 với việc lựa chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục tiến hành đợt rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) cho giai đoạn từ ngày 01/8/2011 đến ngày 31/7/2012. Ngày 04/9/2013, DOC đã đưa ra quyết định sơ bộ cho POR 9, trong đó áp mức thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam là từ 0.42 USD/kg – 2.15 USD/kg, mức thuế cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân là do DOC đã chọn In-đô-nê-xi-a làm nước thay thế (trước đây là Băng-la-đét) để tính toán biên độ phá giá khiến mức thuế chống bán phá giá tăng lên rất cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trước thông tin này, công ty lo ngại lại tiếp tục đối mặt với một năm đầy thách thức.

4.3.2.2. Các sản phẩm giá trị gia tăng xuất qua Mỹ còn hạn chế

Chủng loại sản phẩm của công ty về cá tra chưa đa dạng (sản phẩm fillet chiếm hơn 90%), các sản phẩm giá trị gia tăng ít và chủ yếu tiêu thụ

trong nước; phụ phẩm của quá trình chế biến chưa được sử dụng hiệu quả để góp phần tăng giá trị ngành hàng.

4.3.2.3. Các quy định mới về hàng rào phi thuế quan của Mỹ

Hơn nữa, ngày 4-2-2014 vừa qua, sau cuộc họp của Thượng viện Mỹ, dự luật đã được thông qua, bao gồm cả điều khoản trách nhiệm giám sát phẩm chất cá da trơn nhập cảng vào Hoa Kỳ sẽ được chuyển giao từ quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp (USDA). Với điều khoản này, cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải đáp ứng "tiêu chuẩn tương đồng" do USDA đưa ra từ quy trình sản xuất đến việc đóng gói và xuất khẩu. Nếu không, Mỹ sẽ không cho phép nhập khẩu. Ðây được coi là hàng rào thương mại nhằm bảo vệ lợi ích người nuôi cá da trơn của Mỹ và gây khó cho cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam và cho cả công ty. Bởi lẽ, sản phẩm cá tra của công ty, tuy đã đạt được những yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng nhất định từ Mỹ và các nước châu Âu nhưng nếu để "đọ sức" ngang hàng với các tiêu chuẩn do USDA đưa ra cho các sản phẩm cá da trơn thì vẫn còn khoảng cách khá xa. Đây thật sự là một khó khăn lớn cho công ty, khi công ty vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào.

Mỹ áp dụng tiêu chuẩn HACCP: là một tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an toàn. Buộc công ty phải tuân theo hệ thống HACCP khi xuất khẩu sang Mỹ, vì nếu không tuân theo tiêu chuẩn này, công ty khó có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, công ty cần nắm rõ những điều luật về xuất khẩu của Mỹ, ví dụ như Luật bảo vệ người tiêu dùng thủy sản thương mại của Mỹ, để tránh sai sót đáng tiếc xảy ra.

4.3.2.4. Bất tiện về phương tiện thanh toán ở Mỹ

Khi trao đổi hàng hóa với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, công ty xuất khẩu Việt Nam nói chung và Biển Đông nói riêng thường yêu cầu thanh toán theo phương thức L/C at sight. Trong khi đó doanh nghiệp Hoa Kỳ không quen với phương thức thanh toán này hoặc muốn các phương thức thanh toán khác (D/A, D/P, …), như vậy sẽ đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn cho họ. Vì theo phương thức L/C at sight, người nhập khẩu thường phải thanh toán tiền hàng trước khi hàng đến, trong khi đó thực phẩm phải được USDA kiểm tra trước khi cho phép nhập vào thị trường. Do vậy, người nhập khảu rất ngại thanh toán bằng L/C at sight vì sợ không đòi lại được tiền hàng trong trường hợp hàng không được USDA cho phép nhập khẩu.

CHƯƠNG V

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BA SA CỦA CÔNG TY TNHH THỦY

SẢN BIỂN ĐÔNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 5.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Kết hợp các vấn đề được phân tích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài công ty để đưa ra ma trận SWOT. Đây là cơ sở để công ty đưa ra mục tiêu cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình.

5.1.1.Điểm mạnh:

Về mặt địa lý: phía Bắc giáp với song Hậu, phía Đông và Đông Nam giáp với công ty thủy sản Bình An, phía Tây giáp với công ty TNHH Phương Duy, phía Nam giáp với trục đường lộ chính của KCN Trà Nóc. Đây là vị trí thuận lợi trong quá trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và lưu thông sản phẩm, thuận lợi cho việc nhập nguyên liệu và xuất hàng. Công ty có một mặt giáp đường thủy, một mặt giáp đường bộ nên có thể giảm được chi phí vận chuyển đáng kể cho công ty.

Về nguồn nhân lực: Công ty có đội ngũ nhân sự lớn, đáp ứng được nhu cầu về công nhân trong quá trình quản lý, chế biến, sản xuất của công ty. Cụ thể hơn, trong khối văn phòng bao gồm trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 5,9% bao gồm 172 người. Điều này cũng có thể giải thích được bởi vì đây là bộ phận đầu não, điều hành công ty quyết định đến sự phát triển của công ty. Sau khối văn phòng là khối kho bao gồm các nhân viên có trình độ từ sơ cấp nghề (công nhân kỹ thuật) trở lên là bộ phận bảo quản, bảo đảm chất lượng của công ty trước khi nó đến tay người tiêu dùng. Công ty thường xuyên đưa cán bộ, nhân viên đi học bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn. Từ sự cố gắng học hỏi, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao đội ngũ nhân viên đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của công ty. Công ty hiểu rằng một cơ cấu nhân sự được bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và ít tốn chi phí nhất.

Về nguồn nguyên liệu: Nằm trong vùng nguyên liệu cá tra, cá basa của Đồng bằng Sông Cửu Long, công ty chủ động được nguồn nguyên liệu với vùng nuôi Tân Lộc trên 30 ha, theo mô hình G.A.P, vì vậy Biển Đông luôn ổn

định được nguồn nguyên liệu đầu vào, nhà máy hoạt động đúng công suất đảm bảo được nguồn sản phẩm cung ứng cho khách hàng do công ty có vùng nuôi riêng nên cung cấp nguyên liệu dồi dào cho công ty.

Về trang thiết bị: Hệ thông máy móc được đầu tư hiện đại, hầu hết được mua mới, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng, cũng như sản lượng. Với dây chuyền sản xuất và thiết bị đồng bộ, có công suất thiết kế 150 tấn nguyên liệu mỗi ngày, chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, sản phẩm cá tra, cá basa mang nhãn hiệu công ty TNHH thủy sản Biển Đông đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng, kể cả thị trường khó tính như EU, Mỹ, thông qua đó các hợp đồng xuất khẩu ngày càng tăng, giúp công ty nâng cao được nâng suất lao động và tiết kiệm được nguyên liệu vận hành.

Nhìn chung, những năm qua công ty luôn đầu tư mới trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 9001:2000 và SSOP, đây là những điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặt hàng với số lượng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn người tiêu dùng, mặt khác với công nghệ hiện đại còn giúp cho công ty giảm được các khoản chi phí sản xuất, phế phẩm,…

5.1.2.Điểm yếu:

Quy mô sản xuất còn nhỏ so với nhiều doanh nghiệp khác trong cùng ngành dẫn đến tỷ trọng xuất khẩu cá tra, cá basa còn thấp so với cả nước.

Công ty chưa đa dạng được sản phẩm xuất khẩu, chủ yếu là sản phẩm cá tra fillet các loại, nên chưa mang lại giá trị cao.

Thị trường nội địa chưa được quan tâm đúng mức, người tiêu dùng còn xa lạ với thương hiệu của công ty.

5.1.3. Cơ hội:

Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số chóng mặt, tốc độ đô thị hóa quá nhanh và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hàng năm đạt 4,3%. Theo số liệu của FAO cho thấy, mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người trên thế giới liên tục tăng cao, từ 11,8 kg/người/năm (năm 1981) lên đến 16,8 kg/người/năm (năm 2006). Theo dự báo của FAO, mức tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới, có thể lên đến 19,1 kg/người/năm vào năm 2015 và 19 – 20 kg/người/năm vào năm 2030. Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2013 không mấy sáng sủa, người tiêu dùng chưa thể chi tiêu rộng rãi như thời hưng thịnh.

Tuy nhiên, thủy sản vẫn là mặt hàng tiếp tục được yêu thích do giá cả hợp lý và tốt cho sức khỏe.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức WTO. Từ đó đến nay, ngành thuỷ sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Cá tra của Việt Nam ngày càng được nhiều người biết đến và được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường thế giới do có giá trị dinh dưỡng cao, thịt trắng, chắc, hương vị thơm ngon, giá cả hợp lý,... Và cũng kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết của tổ chức này, được Nhà nước và VASEP hỗ trợ như: được tự do áp dụng Chính sách trong nhóm Hộp xanh (Green Box) và Sự ưu đãi Đặc biệt - Khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Ngoài mức cam kết Hộp xanh và trong khuôn khổ Chương trình phát triển của WTO, các DN Việt Nam còn bảo lưu thêm khoản hỗ trợ Hộp hổ phách ở mức tối thiểu là 10% giá trị sản lượng, Chính phủ còn điều chỉnh các mức thuế suất về thủy sản, giảm khoảng 12% - từ mức 32,2% (tại thời điểm gia nhập WTO) xuống còn 20,1%.

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học, sự cố gắng của các DN và nhân dân, khoa học và công nghệ nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; cải thiện năng lực cạnh tranh của DN và nền kinh tế; một số lĩnh vực đã tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực và thế giới.

Nhìn chung tình hình kinh tế thế giới năm 2013 đang phục hồi, nhất là kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay có nhiều dấu hiệu khởi sắc và lạc quan. Trong đó, nền kinh tế Úc đã vượt qua Tây Ban Nha để trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới, theo phân tích của Chính phủ dựa trên dữ liệu mới của IMF. Trong số các nước phát triển, kinh tế Úc khá nổi bật với đà tăng trưởng vững chắc, tỉ lệ thất nghiệp thấp, lạm phát được kiềm chế, tài chính công vững và hiện đang thu hút một nguồn lực đầu tư khổng lồ nhằm thúc đẩy tiềm năng kinh tế và gia tăng khối lượng xuất khẩu. Theo báo cáo của OECD, nhịp độ tăng trưởng đang ổn định hơn tại hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Hoạt động kinh tế tại Mỹ, Eurozone và Trung Quốc đã nhích lên. Cũng theo đánh giá của OECD, các chỉ số của kinh tế Mỹ và Anh tiếp tục chứng tỏ đà phục hồi vững mạnh hơn, còn triển vọng của Đức và Pháp đang khá lên. Kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ cũng phát đi những tín hiệu lạc quan.

Tại Nhật Bản và Brazil, những dấu hiệu sơ bộ về đà tăng trưởng đang ổn định cũng trở nên rõ nét hơn.

Trong suốt gần 2 năm qua, tỷ giá giữa VND và USD liên tục được giữ ổn định và nếu có điều chỉnh thì cũng là sự điều chỉnh nhẹ nhàng, thích hợp, đúng liều lượng. Dự trữ ngoại hối tăng cao kỉ lục,... những thông số này đã góp phần làm nên sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Và các tổ chức quốc tế khi nhìn nhận đánh giá về các chính sách, điều hành của Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và những kết quả ban đầu đạt được từ chính sách tiền tệ nói riêng cũng đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và thừa nhận. Bà Chirstine Largarde, Tổng Giám đốc IMF cho hay: “Quyết tâm cải thiện nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam khiến tôi đặc biệt ấn tượng. Tiếp xúc với Thủ tướng của các bạn, tôi thấy ông ấy thực sự am tường về toàn bộ tình hình. Chúng tôi cũng thảo luận về quyết tâm của Thủ tướng đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo và ổn định nền kinh tế thông qua đồng thời cả hai yếu tố: thứ nhất là ổn định tài chính, chính sách tiền tệ; thứ hai là tiếp tục cải tổ hệ thống ngân hàng và khối DN Nhà nước”.

5.1.4. Thách thức

Do tốc độ phát triển của ngành sản xuất cá tra, cá basa quá nhanh tạo áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm này trên mọi phương tiện: giá cả, thị trường, nguyên liệu, lao động. Tốc độ tăng trưởng này đã vượt hơn tầm kiểm soát và quản lý, nên ở một vài bộ phận theo không kịp tốc độ phát triển chung của đơn vị, đã bộc lộ sự chủ quan, yếu kém trong quản lý điều hành, làm tăng thêm chi phí sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh của công ty.

Hệ số trượt giá các loại vật tư, bao bì, vật liệu, nguyên liệu, … phục vụ cho sản xuất tăng khá cao (hơn 10%), trong khi đó nhà nước kiểm soát chặt chẽ tỷ giả ngoại tệ và duy trì ổn định trong thời gian dài làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các đơn vị xuất khẩu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu lượng hàng tồn kho dự trữ nhất định, do đó gây trở ngại cho việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu.

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu được đánh giá là một trong những mặt hàng gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật nhất từ các nước đang phát triển. Người tiêu dùng, đặc biệt ở các nước phát triển, không chỉ mong đợi thực phẩm an toàn và chất lượng cao, mà còn ngày càng quan tâm tới tính bền vững cho môi trường và xã hội. Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy có nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam bị các cơ quan kiểm soát chất lượng của Mỹ, cảnh báo là không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như nhiễm vi sinh vật

gây bệnh, hóa chất, kháng sinh có hại,... Một số các rào cản kỹ thuật tiêu biểu đối với mặt hàng thủy sản như:

Bảng 5.1. Các rào cản kỹ thuật tiêu biểu mà công ty phải chịu khi xuất hàng sang Mỹ

Tiêu chuẩn HACCP Global

GAP JAS Luật VSATTP

Luật ghi nhãn Các nước áp dụng Mỹ, EU EU, Mỹ Nhật Bản Mỹ, Nhật Bản, EU Mỹ Nguồn: tổng hợp

Tiêu chuẩn HACCP: là một tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an toàn. Hệ thống HACCP giúp tổ chức tập trung vào các nguy cơ có ảnh hưởng đến an toàn/vệ sinh thực phẩm và xác định một cách có hệ thống, thiết lập và thực hiện các giới hạn kiểm soát quan trọng tại các điểm kiểm soát tới hạn trong suốt quá trình chế biến thực phẩm. Tiêu chuẩn này đã được thị trường Mỹ và EU áp dụng đối với thủy sản nhập

Một phần của tài liệu phân tích tình tình xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty tnhh thủy sản biển đông vào thị trường mỹ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)