Môi trƣờng vi mô

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 64)

4.4.1.1 Nhà cung cấp

Chuỗi giá trị sản phẩm gạo chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nguyên nhân và thị trƣờng thu mua của nhà cung cấp là một trong các nguyên nhân tác động đến chuỗi giá trị bởi vì nếu thị trƣờng thu mua với giá cao, chất lƣợng kém, hoạt động vận hành vì thế cũng giảm đi việc tạo ra các giá trị, sẽ ảnh hƣởng đến việc chế biến, tiêu thụ làm cho doanh thu cũng nhƣ sản lƣợng giảm. Hầu hết các nhà cung cấp của công ty là trực thuộc ở thành phố Cần Thơ nhƣ Cờ Đỏ, Ô Môn, Thới Lai, ngoài ra còn có một số tỉnh lân cận nhƣ Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng. Công ty thu mua gạo xuất khẩu dƣới nhiều hình thức: mua từ nông dân, mua từ thƣơng lái, mua ở nông trƣờng và hợp tác xã, mua ở các nhà máy xay xát, mua ở các đơn vị chế biến lƣơng thực. Tuy nhiên, nguồn cung chủ yếu vẫn là từ nông dân và thƣơng lái, sản phẩm chủ yếu là các loại lúa nguyên liệu phục vụ cho chế biến và gạo nguyên liệu. Với nguồn cung đầu vào phong phú, Công ty luôn đảm bảo đƣợc nguồn đầu ra xuất khẩu gạo ổn định.

Ngoài ra, Công ty còn kết hợp trong việc triển khai xây dựng dự án “ Cánh đồng lớn” trên địa bàn thành phố Cần Thơ với trên 20.000ha. Cũng nhƣ việc ký kết hợp đồng bao tiêu lúa gạo với nông dân giúp cho việc cung ứng nguồn nguyên liệu lúa gạo phục vụ xuất khẩu đƣợc dồi dào. Tuy nhiên, sự biến động nhanh của thị trƣờng các yếu tố đầu vào nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, hay giá lao động,.. đã làm cho việc xác định chi phí tại mỗi thời điểm liên tục biến động dẫn đến sự biến động về giá lúa gạo nên đôi khi nông dân không thực hiện đúng hợp đồng.

Theo nghiên cứu của Liên minh Nông nghiệp Việt Nam, 93% nông dân đang bán lúa tƣơi tại ruộng cho các thƣơng lái, bởi nông dân không có kho chứa, ít vốn. Cũng bởi vì ít vốn, lại không tiếp cận đƣợc các quỹ tín dụng vi mô, nên nông dân thƣờng phải vay mƣợn từ thƣơng lái để mua giống, thuốc trừ sâu... và bị lệ thuộc vào thƣơng lái. Do đó, Công ty đã tiến hành hỗ trợ nông dân về biện pháp kĩ thuật, vốn, chỉnh lí lại hợp đồng phù hợp để tránh việc phá vỡ hợp đồng của nông dân, đồng thời chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lí. Hiện nay, nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty từ Nông dân chiếm đến 70% - 80% tổng nguồn nguyên liệu đầu vào.

50

Trong khi đó, đa phần thƣơng lái trực tiếp thu mua lúa của nông dân cũng hoạt động manh mún, họ chỉ có một ghe thuyền, không có kho chứa, nên cũng nhanh chóng chuyển số lúa thu mua đƣợc cho các thƣơng lái lớn hơn, các thƣơng lái lớn này lại tổ chức xay xát, bán lại cho Công ty . Và những tầng lớp trung gian này đã đội giá gạo lên cao, nên mức giá thu mua vào luôn cao hơn mức giá thu mua trực tiếp từ nông dân. Vì vậy, Công ty đã hạn chế thu mua từ thƣơng lái chỉ ở mức 20% - 30% để tránh rủi ro ép giá từ thƣơng lái.

Và cũng có trƣờng hợp là do số lƣợng phân xƣởng có hạn, không xay xát kịp so với số lƣợng hợp đồng đã kí nên Công ty hợp tác với các đơn vị chế biến khác để cung cấp gạo cho Công ty. Và để đảm bảo gạo từ các doanh nghiệp chế biến đó đạt đủ chuẩn đặt ra, thì Công ty phải chấp nhận bỏ ra mức giá thu mua cao hơn mức giá tự chế biến tại Công ty. Do đó, chỉ những khi thiếu hụt lƣợng hàng hóa xuất khẩu Công ty mới thu mua gạo thành phẩm từ bên ngoài, và nguồn đầu vào này chỉ chiếm 5% - 7%.

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm gạo và lúa đƣợc cung cấp cho công ty từ nhiều giống lúa khác nhau. Giống lúa đƣợc coi là chủ yếu hàng đầu chi phối trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm gạo, phẩm chất gạo. Phẩm chất gạo bao gồm các tiêu thức cơ bản nhƣ: mùi vị (mùi thơm), dẻo, dễ hấp thụ, giá trị dinh dƣỡng cao,”sạch”… Các tiêu thức này trƣớc hết phụ thuộc vào giống lúa vì với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho những phẩm chất gạo khác nhau. Vì thế có ảnh hƣởng trực tiếp đến chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty. Với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất lƣợng gạo khác nhau nhƣ gạo dẻo, gạo hạt dài, gạo tẻ thƣờng, gạo thơm,... Sự đa dạng về chủng loại gạo xuất khẩu còn nhiều hạn chế và chƣa phát huy đƣợc thế mạnh vốn có. Các loại gạo 5%, gạo 15%, gạo 20% hay gạo 25% tấm xuất khẩu chủ yếu đƣợc đấu trộn từ nhiều giống lúa khác nhau, không có một thƣơng hiệu riêng cho từng loại gạo.

Nếu nhƣ các loại giống đƣợc trồng trên một vùng nguyên liệu ổn định thì công ty sẽ đạt đƣợc đa dạng hóa các loại giống lúa và chủng loại khác nhau nhằm mục tiêu vừa nâng cao chất lƣợng gạo vừa để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú.

Ngoài giống lúa, khâu thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch của ngƣời nông dân và các bạn hàng có ý nghĩa quan trọng vì cũng chi phối trực tiếp chất lƣợng gạo. Chẳng hạn, nếu phơi và sấy lúa không kịp thời, không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm hạt gạo ẩm vàng. Nếu dự trữ quá lâu và bảo quản gạo không tốt cũng sẽ làm biến chất gạo. Tất cả những điều này đều làm cho giá bán rẻ hơn, thậm chí không thể bán đƣợc ở những thị trƣờng khó tính đòi hỏi

51

chất lƣợng nghiêm ngặt từ khâu sản xuất đến tay ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, vì các đơn vị chế biến lƣơng thƣc là một trong những nhà cung cấp nguồn đầu vào chủ yếu của công ty, nên chất lƣợng gạo từ các đơn vị chế biến này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến công ty. Vì phần lớn gạo nhập kho từ các đơn vị chế biến sẽ đƣợc nhập thẳng vào kho chứa chờ tiêu thụ. Do đó nếu chất lƣợng không đảm bảo, khi nhập kho đem đi tiêu thụ sẽ ảnh hƣởng đến uy tín công ty.

4.4.1.2 Khách hàng

Hiện nay, Công ty tập trung chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trƣờng nƣớc ngoài và vẫn chƣa chú trọng nhiều đến thị trƣờng nội địa. Công ty chủ yếu bán hàng qua một số kênh phân phối bán hàng nhƣ: siêu thị, đại lí gạo,…Do đó sản phẩm cho tiêu dùng nội địa của Công ty chỉ chiếm khoảng 10% - 15% tổng giá trị xuất khẩu.

Đối với thị trƣờng xuất khẩu, các thị trƣờng truyền thống nhƣ: Philippines, Indonesia, Malaysia,.. thì Công ty đã đặt mối quan hệ làm ăn lâu dài nên hiểu rõ sở thích, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, rồi từ đó phát huy thế mạnh về sản phẩm, tạo mối quan hệ tốt để duy trì giữ chân khách hàng nhằm ổn định thị phần và doanh số của Công ty.

Ngoài ra, Công ty còn có quan hệ với một số thị trƣờng mới nhƣ: Trung quốc và các nƣớc thuộc Châu Phi. Trung Quốc là thị trƣờng có tiềm năng nhập khẩu gạo rất lớn. Để nâng cao sản lƣợng xuất khẩu, Công ty phải tích cực chào hàng ở thị trƣờng này để khai thác hết tiềm năng tiêu thụ.

Khách hàng ở các thị trƣờng xuất khẩu chính của công ty là châu Á và có ảnh hƣởng trực tiếp tới các hoạt động trong chuỗi giá trị. Nếu nhƣ các hoạt động trong chuỗi giá trị không đem lại những lợi ích nhƣ mong muốn cho khách hàng thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ không có hiệu quả. Tùy vào từng khách hàng ở từng thị trƣờng mà có những hoạt động tạo giá trị cho họ khác nhau. Với những quốc gia còn nghèo, kém phát triển nhƣ một số quốc gia châu Phi thì việc tạo ra các giá trị cho họ có thể thông qua việc giảm chi phí mua bán, tuy nhiên đối với những quốc gia phát triển hơn, ngoài việc giảm chi phí còn đòi hỏi chất lƣợng gạo cao. Hiện nay xu hƣớng thế giới đang chuyển dần sang ăn ngon, do đó gạo xuất khẩu phải có chất lƣợng, thực tế ấy đòi hỏi công ty phải có sự thay đổi cho phù hợp.

Nhìn chung, các khách hàng này đều có lợi thế hơn công ty do họ rất am hiểu về giá gạo trên thế giới cũng nhƣ tình hình tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty MEKONIMEX/NS nói riêng. Mặt khác các sản phẩm gạo không có sự khác biệt đáng kể, công ty không có thƣơng hiệu gạo riêng và bất cứ công ty Việt Nam nào cũng có thể sản xuất ra các sản

52

phẩm tƣơng tự nên họ có thể chuyển nguồn cung dễ dàng. Ngoài ra, khách hàng của công ty họ thƣờng tiêu thụ gạo với số lƣợng lớn nên có khả năng chi phối kênh phân phối của công ty. Các khách hàng này có thể mặc cả để giảm giá hoặc kéo dài thời hạn thanh toán gây thiệt hại cho công ty, làm giảm giá trị hạt gạo của công ty.

Thị trƣờng nội địa hầu hết các sản phẩm gạo bán ra thị trƣờng của công ty phục vụ cho ngƣời tiêu dùng có mức thu nhập trung bình, gạo bán ra chủ yếu là lƣợng gạo 15% tấm, phần lớn các phụ phẩm nhƣ tấm cám vá một số loại lúa không dùng để sản xuất công ty còn dự trữ trong kho đƣợc công ty bán ra thị trƣờng nội địa, thị trƣờng xuất khẩu là chủ lực của công ty, do vậy các hoạt động marketing cũng nhƣ bán hàng trong thị trƣờng nội địa chƣa đƣợc công ty chú trọng để phát triển thƣơng hiệu gạo. Những khách hàng thị trƣờng nội địa rất ít am hiểu về công ty, họ chủ yếu tiêu thụ các loại phụ phẩm nên doanh thu từ hoạt động này rất thấp. Những khách hàng này dễ chuyển nguồn cung do trên thị trƣờng nội địa có rất nhiều nhà cung cấp.

4.4.1.3 Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh trong nƣớc

Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp, công ty hiện kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tƣơng lai. Đối thủ cạnh tranh trong nƣớc gồm: Công ty Cổ phần Hiệp Lợi, Công ty TNHH Trung An, Công ty cổ phần Gentraco, Công ty Lƣơng thực Sông Hậu. Theo thống kê của hiệp hội lƣơng thự Việt Nam thì hiện nay có trên 200 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên cả nƣớc cùng với nhiều nhà máy tham gia cung ứng gạo thành phẩm trong nƣớc. Một số công ty đã có thƣơng hiệu gạo nhƣ Angimex Kidoku với thƣơng hiệu gạo Nhật, gạo thơm trong khi đó công ty MEKONIMEX/NS chƣa có thƣơng hiệu gạo. Đa số các công ty này có thị trƣờng chung là các quốc gia châu Á và châu Phi. Hiện nay, các công ty kinh doanh xuất khẩu gạo không ngừng lớn mạnh, sản lƣợng xuất khẩu tăng cao, cạnh tranh thu mua trên địa bàn đồng bằng song Cửu Long nên việc này đòi hỏi công ty phải có những chính sách nhằm tạo khác biệt hóa, nâng cao lợi thế cạnh trạnh. Và trong tất cả cac đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với Công ty là Công ty cổ phần Gentraco và Công ty Lƣơng thực Sông Hậu.

 Công ty là Công ty cổ phần Gentraco

Công ty cổ phần Gentraco luôn nằm trong top 5 các doanh nghiệp đi đầu về xuất khẩu gạo Việt Nam và cũng chiếm luôn vị trí số 1 tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Gentraco đã xây dựng đƣợc xí nghiệp chế biến gạo trực thuộc

53

với 11 dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tổng công suất 1500 tấn gạo/ngày nên lƣợng gạo bán ra hàng năm lên đến 250.000 – 300.000 tấn đóng góp vào thành công chung cho công tác xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây.

Công ty sản xuất đa dạng các loại gạo nhƣ: gạo trắng hạt dài 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo 15% tấm, gạo 25% tấm, gạo 35% tấm, tấm, nếp và gạo thơm nhằm cung cấp cho nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ: Nga, các nƣớc Đông Nam Á, Trung Đông và các nƣớc Châu Phi. Ngoài ra Công ty đã xây dựng hệ thống quản lí chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 và hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP nhằm cung cấp khả năng cung cấp gạo đạt chuẩn chất lƣợng cho xuất khẩu.

 Công ty Lƣơng thực Sông Hậu

Công ty là thành viên của Tổng Công ty Lƣơng thực miền Nam và đƣợc thành lập theo quyết định số 72/1999/QĐ – BNNTCCB ngày 02/05/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hiện nay Công ty đã xây dựng hệ thống gồm hai nhà máy xay xát và 11 dây chuyền máy đánh bong gạo xuất khẩu đạt chuẩn với công suất lên tới 1.600 tấn/ ngày. Thị trƣờng tiêu thụ nội địa của Công ty hầu hết là các tỉnh miền Tây và một số tỉnh miền Trung thông qua các các cửa hàng, đại lí và hệ thống siêu thị.

Thị trƣờng xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các nƣớc Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Âu thông qua kênh xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu. Công ty cung cấp mặt hàng gạo với nhiều thành phần phần trăm tấm khác nhau và đặc biệt Công ty có khả năng cung cấp các loại gạo thơm đặc sản nhƣ: Hƣơng Cần, Thơm Tây Đô, Thơm Thái (KDM105), Thơm Đái Loan (VD20), Thơm Mỹ (Jasmine), với sản lƣợng bán ra khá lơn trung bình đạt 200.000 tấn/năm. Với hệ thống đánh bóng gạo đạt tiêu chuẩn đã nâng cao tổng công suất lên 900 tấn/ngày và tạo ra sản phẩm chất lƣợng giúp nâng cao uy tín về chất lƣợng của Công ty trên thị trƣờng, đảm bảo thông số kĩ thuật và tiêu chuẩn an toàn lƣơng thực.

Tuy ra đời sau Công ty MEKONIMEX/NS nhƣng quy mô hoạt động lớn nên Công ty Lƣơng thực Sông Hậu đã trờ thành đối thủ cạnh tranh mạnh của Công ty.

Đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc, Công ty cũng cần chú ý đến các quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Vì đây sẽ là các đối thủ cạnh tranh ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty.

54

Bảng 4.9: Sản lƣợng xuất khẩu gạo của các thị trƣờng giai đoạn 2011 đến năm 2013 (ĐVT: triệu tấn) Các quốc gia 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- % +/- % Ấn Độ 4,64 10,00 9,61 5,36 115,52 (0,39) (3,90) Việt Nam 7,00 7,50 6,74 0,50 7,14 (0,76) (10,13) Thái Lan 10,65 6,50 6,79 (4,15) (38,97) 0,29 4,46 Pakistan 3,41 3,75 3,41 0,34 9,97 (0,34) (9,07) Hoa Kỳ 3,25 3,30 3,37 0,05 1,54 0,07 2,12

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kì USDA)

Đối thủ cạnh tranh ngoài nƣớc gồm các công ty ở Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Mỹ và gần đây xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh đến từ Myanmar, Bangladesh trong thị trƣờng gạo cấp thấp của công ty và giá rẻ hơn giá của công ty.

Trong đó đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty đó là các Công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan. Sản phẩm gạo của Thái Lan xuất khẩu hầu hết là gạo chất lƣợng cao, giá thành cao hơn giá gạo của công ty, thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, Singapore châu Âu… Điển hình là vào năm 2011, sản lƣợng gạo xuất khẩu của Thái Lan đạt 10,65 triệu tấn, vƣơn lên đứng đầu trên thế giới, nhƣng đến năm 2012, do chính sách trợ giá của chính phủ Thái Lan làm sản phẩm gạo xuất khẩu giảm đi tính cạnh tranh so với các quốc gia khác, tạo cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Năm tăng lên 7,5 triệu tấn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, nhân cơ hội này cũng tạo điều kiện cho Công ty MEKONIMEX/NS tăng sản lƣợng xuất khẩu. Nhƣng đến năm 2013, sau khi ổn định hơn, sản lƣợng xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng lên nhƣng không nhiều.

Ấn Độ với diện tích trồng lúa lớn thứ 2 thế giới, là một trong những quốc

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 64)