3.1.1 Sơ lƣợc về công ty
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Nông sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ
- Tên giao dịch quốc tế: CanTho Agricultural Products & FoodStuff Export JS Company.
- Tên thƣơng mại: MEKONIMEX/NS.
- Biểu tƣợng công ty:
- Trụ sở đặt tại số 152 -154 đƣờng Trần Hƣng đạo – Thành phố Cần Thơ.
- Tel: 0710.835542 – 835544
- Fax: 84.71.832060.
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Xí nghiệp bao bì Khu công nghiệp Trà Nóc.
+ Phân xƣởng chế biến gạo xuất khẩu An Bình, phân xƣởng chế biến gạo Thới Thạnh và nhà máy xay xát lúa gạo Thạnh Thắng.
- Các đơn vị liên doanh
+ Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Meko (đƣờng Mậu Thân – quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ).
12
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Để có đƣợc những thành tựu nhƣ ngày nay, tạo đƣợc sự tín nhiệm của các khách hàng trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, Công ty đã phải trải qua hơn 30 năm hoạt động. Trong thời gian này, đơn vị đã phải đối mặt không ít khó khăn và thách thức. Nhƣng nhờ những chủ trƣơng và chiến lƣợc đúng đắn của của ban lãnh đạo và sự phối hợp chặt chẽ của toàn thể nhân viên mà Công ty đã vƣợt qua những thách thức và ngày càng phát triển hơn. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể đƣợc tóm lƣợc qua các mốc giai đoạn sau đây:
3.1.2.1. Giai đoạn 1980 - 1983
Tiền thân của CTCP Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ là “Công ty hợp doanh sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu Hậu Giang” đƣợc thành lập vào năm 1980. Do tình hình trong nƣớc thay đổi và có những yêu cầu mới đặt ra nên công ty chỉ hoạt động với tên gọi này trong 3 năm.
3.1.2.2. Giai đoạn 1983 - 1985
Đến ngày 05/06/1983 căn cứ quyết định 110/QĐ–UB của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang đã quyết định chuyển từ Công ty Hợp doanh sang loại hình Doanh nghiệp nhà nƣớc với tên gọi “Công ty sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu”. Trong giai đoạn này, do mới chuyển sang loại hình kinh doanh mới, trong cơ cấu có nhiều thay đổi, bộ máy quản lý chƣa tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm nên việc kinh doanh không đƣợc thuận lợi. Thêm vào đó, do chịu sự tác động từ các chính sách của nhà nƣớc đã ràng buộc công ty trong việc kinh doanh khiến công ty hoạt động ở thế bị động và gặp nhiều khó khăn. Dù đã có nhiều cố gắng của toàn thể nhân viên, nhƣng lợi nhuận đạt đƣợc vẫn chƣa cao
.3.1.2.3. Giai đoạn 1986 – 1991
Ngày 04/06/1986 Công ty đã đổi tên lần nữa thành Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Hậu Giang. Trong năm này, do có sự đổi mới đúng đắn của chính phủ từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập, nên Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Đến năm 1988 luật đầu tƣ trong nƣớc ra đời, nắm đƣợc tình hình và đƣợc sự chỉ đạo của UBND tỉnh, công ty đã hợp tác với công ty Viet - Sing (Hồng Kông) với tỷ lệ vốn góp 45%. Từ đó công ty đƣợc giao hai nhiệm vụ chủ yếu: vừa sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, vừa tham gia liên kết với Hồng Kông để thành lập các xí nghiệp Meko với tổng số vốn là 3.1 triệu USD. Các xí nghiệp liên doanh của công ty trong giai đoạn này
13
gồm có: Xí nghiệp Da Meko, Xí nghiệp Chế biến Thức ăn gia súc Meko, Xí nghiệp may mặc Meko, Xí nghiệp lông vũ Meko, Xí nghiệp gia cầm Meko, Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Meko, Xí nghiệp Liên doanh thuốc lá Vinasa.
3.1.2.4 Giai đoạn 1992 – 1997
Sau đó, vì lý do chia tách tỉnh mà công ty lại đƣợc đổi tên thành “Công ty Nông sản Thực Phẩm xuất khẩu Cần Thơ” vào ngày 28/11/1992. Sau nhiều năm hoạt động có hiệu quả, đến năm 1997 công ty đã sát nhập Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm Cần Thơ và Xí nghiệp thuộc da Tây Đô vào công ty. Trong thời gian này công ty cũng đã đƣợc công nhận là doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc sở thƣơng mại và du lịch Cần Thơ tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hoạch toán kinh tế độc lập, đƣợc cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp.
3.1.2.5 Giai đoạn 1998 đến nay
Năm 1998, chính thức là thành viên trong Liên doanh Dầu khí Mekong, Mekong Gas. Ngày 01/10/1998 tham gia góp vốn hình thành Công ty Liên doanh Giày da Tây Đô.
Một lần nữa, công ty lại đƣợc đổi tên thành “Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ” từ ngày 12/01/2004 khi Cần Thơ trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ƣơng. Đến tháng 02/2004 sát nhập thêm Xí nghiệp May Meko và Xí nghiệp Thức ăn gia súc Meko vào Công ty.
Từ năm 1986 đến năm 2004, tuy đã trải qua nhiều lần đổi tên nhƣng Công ty vẫn giữ nguyên hình thức Doanh nghiệp nhà nƣớc. Cho đến ngày 20/7/2010 Công ty chính thức chuyển thành “Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” theo quyết định QĐ3355/QĐ – UBND ban hành ngày 28/12/2008 của UBND Thành phố Cần Thơ.
Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ là một trong các đơn vị xuất khẩu có uy tín của Thành phố Cần Thơ, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 9.000.000 đến 10.000.000 USD/năm, trong đó gạo là mặt hàng chủ lực, trực tiếp và ủy thác xuất khẩu: từ 30.000 đến 40.000 tấn/năm.
Trong quá trình hoạt động, các xí nghiệp trực thuộc công ty ngày càng lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng với nguồn tài chính riêng lẻ. Đồng thời, đƣợc sự chấp thuận từ lãnh đạo cấp trên, các xí nghiệp này đã tách ra hoạt động với tƣ cách là một công ty độc lập. Chính vì vậy, lĩnh vực kinh doanh của công ty hiện tại đã bị thu hẹp so với ban đầu. Hiện nay mạng lƣới Công ty gồm có: Xí nghiệp bao bì Carton, Phân xƣởng Chế biến gạo xuất khẩu An Bình, Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh, Cụm Kho Trà
14
Nóc. Liên doanh với nƣớc ngoài có: Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Meko. Liên doanh trong nƣớc có: Công ty liên doanh sản xuất Giày da Tây Đô.
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Xuất khẩu: Nông sản, lƣơng thực, thực phẩm,chế biến ra quả tƣơi và xây xát gạo; thủy hải sản tƣơi sống và thủy hải sản chế biến; sản phẩm may mặc, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ.
Nhập khẩu: Phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ
tùng phục vụ nông nghiệp.
Kinh doanh: Vật tƣ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, phƣơng tiện giao thông, chuyên chở lƣơng thực, hàng tiêu dùng thiết yếu.
Đại lý ký gửi hàng hóa xuất nhập khẩu.
Kinh doanh giày da. Kinh doanh nguyên liệu, vật tƣ phụ tùng ngành dệt và may, hàng thiết bị văn phòng.
Sản xuất và gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu.
Sản xuất bao bì carton, và giấy xeo, in lụa.
Sản xuất chế biến thức ăn gia súc.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chánh
3.1.4.1. Tình hình nhân sự
Hiên nay, tổng số lao động của Công ty là 79 nhân viên với cơ cấu tuổi từ 23 đến 45 là chủ yếu. Trong đó, nhân viên có trình độ Đại học chiếm 15,2%, Thạc sĩ và Cao đẳng chỉ chiếm lần lƣợt là 1,27% và 2,53% trong tổng số nhân viên; còn lại 81,01% thuộc trình độ khác.
Bảng 3.1: Trình độ nhân sự của Công ty MEKONIMEX/NS Trình độ Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 1 1,27 Đại học 12 15,20 Cao đẳng 2 2,53 Trình độ khác 64 81,01 Tổng cộng 79 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh,2014)
15
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty MEKONIMEX/NS, 2014)
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty MEKONIMEX/NS
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC XN LIÊN DOANH (2 XN) PHÂN XƢỞNG CHẾ BIẾN GẠO XUẤT KHẨU AN BÌNH XN CHẾ BIẾN GẠO XUẤT KHẨU THỚI THẠNH NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO THẠNH THẮNG XN BAO BÌ KHU NHÀ KHO
16 Hội đồng quản trị: 04 thành viên. Ban kiểm soát: 03 thành viên. Ban Tổng Giám Đốc: 01 Tổng Giám Đốc. 03 Phó Tổng Giám Đốc. Các phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính: 07 thành viên. Phòng kế toán: 05 thành viên.
Phòng kinh doanh: 04 thành viên.
Nhà kho: 03 thành viên
3.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Đây là mô hình quản lý theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc công ty đƣợc sự giúp sức của các trƣởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trƣởng bộ phận ở các phòng ban chức năng và xí nghiệp. Các trƣởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trƣởng bộ phận ở các đơn vị đƣợc quyền quyết định trong phạm vi tổ chức của mình. Hình thức tổ chức theo mô hình này rất phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Vừa tăng cƣờng trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên, vừa tăng cƣờng chuyên môn hóa công việc, giảm thiếu những trùng lắp nhân viên, giúp tăng hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, cơ cấu quản lý này cũng có nhƣợc điểm là Ban Giám đốc phải thƣờng xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty. Do vậy quyết định cần phải có thời gian.
Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của từng bộ phận nhƣ sau:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty,
bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc ngƣời đƣợc cổ đông ủy quyền. Các quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông:
Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ.
Thông qua định hƣớng phát triển Công ty, báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát và của Hội đồng quản trị.
Quyết định mức cổ tức hàng năm đƣợc thanh toán cho mỗi loại cổ phần.
Quyết định số lƣợng thành viên của Hội đồng quản trị.
Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê chuẩn việc Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám Đốc.
17
Các quyền khác đƣợc quy định trong Điều lệ.
Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông của công ty bầu ra. Là cơ
quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
Quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển và kinh doanh hàng năm của Công ty.
Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác, đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý công việc kinh doanh của Công ty.
Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức, xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty.
Các quyền khác đƣợc quy định tại Điều lệ.
Ban kiểm soát: Cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.Thay mặt cổ đông
kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc của công ty. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát:
Chỉ định công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập, thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trƣớc khi bắt đầu việc kiểm toán.
Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trƣớc khi đệ trình Hội đồng quản trị.
Thảo luận về những vấn đề khó khăn phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng nhƣ mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc.
Các quyền khác đƣợc quy định tại Điều lệ.
Ban Tổng Giám Đốc: Do Hội đồng quản trị bổnhiệm. Giám đốc là
ngƣời điều hành công ty, lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đƣợc giao. Phó Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc phân công hoặc ủy quyền:
18
Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tƣ của Công ty đã đƣợc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kiến nghị về số lƣợng và cán bộ quản lý mà Công ty cần thuê.
Quyết định số lƣợng ngƣời lao động, mức lƣơng, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của ngƣời lao động.
Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty.
Các nhiệm vụ khác đƣợc quy định tại Điều lệ.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự nhƣ: bố trí lao động, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật, thực hiện quản lý công văn, thu nhận các văn bản, quy định, thông tƣ của cấp trên và nhà nƣớc để tham mƣu và chỉ đạo các phòng ban có trách nhiệm thi hành. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn tổ chức thực hiện các công tác tổ chức hành chính nhƣ: tổ chức bảo vệ công ty, bảo vệ an ninh chính trị…
Phòng kinh doanh: Là bộ phận quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh; giữ nhiệm vụ thực hiện các giao dịch kinh doanh với khách hàng trong và ngoài nƣớc, hoàn thiện bộ chứng từ trong giao dịch và theo dõi thanh toán của khách hàng. Ngoài ra phòng kinh doanh còn đảm nhận công việc marketing, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phòng kế toán:
Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, và sổ sách kế toán của công ty (thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ nộp thuế đối với Nhà nƣớc, theo dõi tỷ giá hối đoái...) quyết toán hàng quý, 6 tháng, 1 năm.
Tổ chức công tác kế toán, kế hoạch thống kê của công ty, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lƣu động, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tƣ hoặc kịp thời báo cáo lãi lỗ hàng tháng, kỳ trong xí nghiệp sản xuất kinh doanh
19
và các nguồn khác nếu có. Thu chi đúng quy định của Nhà nƣớc và các thông tƣ liên bộ.
Đảm nhận công tác quản lý kiểm soát tài chính của công ty và ghi chép các hợp đồng tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ của các đại lý, cácđơn vị
Phân xưởng, XN chế biến và xay xát gạo: Thực hiện việc thu mua gạo
trong thành phố và một số nhà cung ứng thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sau đó chế biến thành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu.
Xí nghiệp bao bì: Chuyên sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho công tác
xuất khẩu và kinh doanh bao bì phục vụ cho khách hàng nhƣ: thùng carton các loại, bao bì phục vụ đóng gói.
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MEKONIMEX/NS TRONG GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU