Hoạt động vận hành

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 56)

Tùy theo nhu cầu của các đơn đặt hàng, khả năng sản xuất và kế hoạch của Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam trong từng giai đoạn mà Công ty tiến hành nhập kho bảo quản hoặc vận hành sản xuất các loại nguyên liệu. Việc vận hành sản xuất ra sản phẩm sẽ đƣợc xí nghiệp chế biến xuất nhập của công ty thực hiện. Xí nghiệp có nhiệm vụ kết hợp với phòng tổng hợp để ra kế hoạch sản xuất cho từng kho, bao gồm việc sản xuất bao nhiêu, lƣợng nhân công cũng nhƣ các thiết bị, máy móc cho việc sản xuất. Hoạt động vận hành bao gồm việc sản xuất các loại gạo xuất khẩu, đóng gói, điều chỉnh và kiểm tra các loại gạo thành phẩm xuất khẩu. Thông thƣờng Công ty sẽ sản xuất các thành phẩm qua hai công đoạn: từ lúa nguyên liệu sản xuất ra gạo nguyên liệu và từ gạo nguyên liệu ra gạo thành phẩm.

(Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty Mekonimex/NS, 2013)

Hình 4.3: Sơ đồ quy trình chế biến gạo nguyên liệu

Nguyên liệu lúa đƣợc nạp vào máy xay xát, tạo ra loại gạo lẫn thóc nhiều tấm và cám. Kế tiếp gạo đƣợc qua máy tách thóc nhằm tách các hạt thóc lẫn còn sót trong gạo lẫn thóc, bảo đảm yêu cầu thóc của gạo xuất khẩu, sản phẩm của công đoạn này là gạo nguyên liệu.

Gạo nguyên liệu từ máy xay xát chuyển qua, hay gạo nguyên liệu thu mua từ các nhà máy xay xát cung ứng cho Công ty nếu là gạo trắng nguyên liệu thì đƣa thẳng vào máy đánh bóng, nếu là gạo bóc cám chƣa sạch phải cho qua máy xát trắng mới chuyển vào máy đánh bóng để tách bớt lƣợng cám

Nguyên liệu (lúa) Máy xay xát

Gạo lẫn thóc Tấm Cám

Máy tách thóc

42

trƣớc khi cho vào máy đánh bóng nhằm cái thiện độ bóng bề mặt gạo. Trong quá trình chế biến, nếu qua kiểm tra độ ẩm chƣa đạt, gạo sẽ đƣợc đƣa vào máy sấy liên tục để xử lí độ ẩm hoặc làm nguội gạo nhờ hệ thống xả nguội. Tại đây, tùy theo yêu cầu gạo đƣợc qua máy tách màu điện tử để tách loại ra các tạp chất màu lẫn trong gạo nhƣ: hạt đen, hạt hỏng, hạt đỏ, hạt vàng,... Đây là những chỉ tiêu hết sức khắt khe mà khách hàng gạo cao cấp thƣờng yêu cầu. Các công đoạn này sẽ cho ra gạo thành phẩm, các loại tấm và cám. Trên cơ sở phân loại gạo nguyên liệu sau khi cho qua máy chế biến, thu loại thành phẩm tƣơng ứng sẽ đạt đƣợc các thành phần chỉ tiêu chất lƣơng xuất khẩu nhƣ gạo 5%, gạo 15%, gạo 25% tấm. Sau đó gạo thành phẩm sẽ vào thiết bị cân tự động theo yêu cầu trọng lƣợng cho trƣớc để xuất kho. Tất cả các công đoạn trên đƣợc thực hiện bằng mát dƣới sự điều hành của nhân viên có tay nghể.

(Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty Mekonimex/NS, 2013)

Hình 4.4: Sơ đồ quy trình chế biến gạo thành phẩm

Hoạt động đóng gói của Công ty thì do các công nhân trực tiếp sản xuất đảm nhiệm, gạo thành phẩm đƣợc đóng gói bằng bao tổng hợp sau khi qua hệ thống cân đạt trọng lƣợng theo hợp đồng từ bồn chứa gạo thành phẩm, sau đó công nhân sẽ may thủ công kĩ lƣỡng để đảm bảo chắc chắn trong quá trình bốc xếp và vận chuyển. Do Công ty chƣa có thƣơng hiệu riêng về sản phẩm gạo trên thị trƣờng nên nhãn mác in trên bao bì sẽ theo yêu cầu của khách hàng để biết đơn vị sản xuất nhằm đạt các tiêu chuẩn trong hầu hết các hợp đồng xuất khẩu cũng nhƣ tiêu thụ trong nƣớc.

Gạo nguyên liệu

Máy xát trắng Máy đánh bóng Máy tách màu Gạo thành phẩm Tấm Cám Đóng gói Xuất bao

43

Trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ đƣợc kiểm tra bởi các nhân viên kĩ thuật trong Công ty dƣới sự giám định của các giám sát viên cơ quan giám định theo các hợp đồng Công ty đã kí kết với khách hàng để đảm bảo chất lƣợng gạo khi giao hàng.

Bảng 4.7: Chi phí liên quan đến hoạt động vận hành 2011 – 2013

(ĐVT: triệu đồng) CHI PHÍ 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- % +/- % Nguyên vật liệu 593,24 1.145,43 987,25 552,19 93,08 (158,18) (13,81) Bao bì 68,54 91,06 73,15 22,52 32,86 (17,91) (19,67) Nhân công trực tiếp 187,60 199,76 213,44 12,16 6,48 13,68 6,85 Vật liệu và dụng cụ 23,16 27,90 25,67 4,74 20,47 (2,23) (7,99) Chi phí khác 5,60 6,78 5,20 1,18 21,07 (1,58) (23,30) Tổng 878,14 1.470,93 1.304,71 592,79 67,51 (166,22) (11,3)

(Nguồn:Xí nghiệp xuất nhập khẩu Công ty Mekonimex/NS, 2013)

Nhìn chung chi phí nguyên vật liệu biến động qua các năm. Năm 2012 chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh 552,19 triệu đồng, tăng 93% so với năm 2011. Đến năm 2013 chi phí này giảm xuống thấp hơn 158,18 triệu đồng giảm 13,81% so với năm 2012. Chi phí nguyên vật liệu tăng là do chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và giống tăng cao hơn so với năm trƣớc. Do đặc điểm ngành nghề và nguồn nguyên vật liệu phong phú, đƣợc lấy từ nhiều giống lúa khác nhau nên sẽ cho ra lƣợng gạo khác nhau, chẳng hạn nhƣ khi năng suất thấp nhƣng chất lƣợng gạo cao nên số lƣợng hao hụt sẽ ít. Công ty không đƣa ra định mức hao hụt nguyên vật liệu xuất chế biến mà chỉ cho dao động trong một khoảng nhất định

Chi phí nhân công thì tăng đều qua các năm do việc tăng lƣơng tối thiểu hằng năm, chi phí thuê mƣớn nhân công cũng từ đó tăng theo. Bên canh đó thì chi phí bao bì cũng tăng. Trong năm 2012 tăng cao nhất với số tiền là 91,06 triệu đồng.

Đối với chi phí vật liệu dụng cụ thì không ổn định qua các năm, năm 2013 tăng 20,47% so với năm 20112 nhƣng sang đến năm 2013 lại giảm xuống 7,99% so với 2012.

Các chi phí khác cho hoạt động sản xuất của công ty thì năm 2012 tăng 21,07% so với năm 2011 do hầu hết chi phí điện, nƣớc, điện thoại và chi phí sửa chữa tài sản cố định tăng cao. Đến năm 2014, chi phí này giảm do chi phí sửa chữa tài sản cố định giảm đáng kể so với năm 2012.

44

Vậy qua các năm, tổng chi phí liên quan đến hoạt động vận hành của công ty không ổn định qua ba năm. Cụ thể là tổng chi phí vận hành năm 2012 cao hơn 67,51% so với năm 2011, năm 2013 lại giảm thấp hơn 11,3% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các loại chi phí nguyên vật liệu, bao bì, điện,... tăng cao.

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 56)