Giải pháp cho các hoạt động trong chuỗi giá trị gạo

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 81)

5.2.1.1 Hoạt động hậu cần

Công ty MEKONIMEX/NS đã đƣợc cổ phần hóa từ năm 2010 và áp dụng bộ máy quản lí theo mô hình trực tuyến nên cơ cấu sẽ còn nhiều thay đổi. Để phù hợp với sự thay đổi này thì chức năng quản trị của công ty cần đƣợc nâng lên theo hƣớng cơ cấu lại tổ chức, phân định rõ trách nhiệm cho các phòng ban.

Công ty cần áp dụng hệ thống quản lý điều hành bằng mạng xã hội để dễ dàng thu thập thông tin từ các phòng ban, chi nhánh, giúp công ty dễ dàng triển khai chiến lƣợc kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm gạo.

Công ty cần đầu tƣ thêm hệ thống băng chuyền tiếp nhận nguyên liệu từ tàu lên kho và ngƣợc lại để giảm áp lực bốc xếp

5.2.1.2 Hoạt động vận hành

Chất lƣợng gạo của công ty phụ thuộc rất nhiều vào công tác chế biến và bảo quản. Hiện tại công ty chủ yếu xuất khẩu loại gạo với chất lƣợng trung bình thấp nên giá trị xuất khẩu không cao. Do đó, công ty phải xây dựng xí nghiệp chế biến gạo chất lƣợng cao, gạo đặc sản gắn liền với thƣơng hiệu của công ty.

Công ty nên đầu tƣ nâng cấp hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhƣ hệ thống đóng gói tự động, máy kiểm tra chất lƣợng gạo nhằm phát huy hết công suất để tạo đủ nguồn hàng xuất khẩu chất lƣợng.. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cấp thiết bị lau bóng gạo để chất lƣợng gạo xuất khẩu ngày càng cao; thiết bị tách màu để sản xuất những sản phẩm cao cấp.

Đầu tƣ thêm máy móc, thiết bị để công ty giảm bớt các khoản chi phí nhằm giảm thất thoát trong khâu sản xuất để tăng năng suất chất lƣợng chế biến phục vụ xuất khẩu.

5.2.1.3 Hoạt động marketing và bán hàng

Thành lập thƣơng hiệu gạo riêng cho công ty. Hoạt động kinh doanh gạo ngày càng có nhiều áp lực cạnh tranh trong và ngoài nƣớc, do vậy công ty cần có kế hoạch xây dựng thƣơng hiệu cụ thể để nâng cao thƣơng hiệu gạo của công ty.

67

Tích cực tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên ngành để đƣa sản phẩm của công ty tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Song song đó, công ty cần tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ với đối tác để gầy dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng cũ và tạo lập quan hệ tốt với đối tác mới. Ở thị trƣờng nội địa Công ty có thể tiêu thụ sản phẩm qua nhiều kênh phân phối hơn nhƣ: đại lí, siêu thị, nhà phân phối sỉ lẽ; đồng thời có thể đầu tƣ các chi nhánh, đại lí gạo của Công ty để dễ dàng đƣa sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng.

Chú trọng vào công tác quảng bá hình ảnh công ty nhƣ việc nâng cấp trang web công ty và cập nhập thông tin trên web thƣờng xuyên hơn. Tham gia các hoạt động về đền ơn đáp nghĩa, tài trợ học bổng cho sinh viên ngành nông nghiệp để thu hút nhân tài.

Ở thị trƣờng nội địa Công ty có thể tiêu thụ sản phẩm qua nhiều kênh phân phối hơn nhƣ: đại lí, siêu thị, nhà phân phối sỉ lẽ; đồng thời có thể đầu tƣ các chi nhánh, đại lí gạo của Công ty để dễ dàng đƣa sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng.

5.2.2. Giải pháp thành lập phòng Marketing

Công ty cần thành lập phòng Marketing đảm nhiệm việc tiến hành nghiên cứu thị trƣờng để nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng, thu thập thông tin về đặc điểm của từng thị trƣờng, dự báo khả năng tiêu thụ và diễn biến của thị trƣờng giải quyết mọi thắc mắc và khiếu nại của khách hàng. Hoạt động nghiên cứu, thâm nhập, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc nghiên cứu, thâm nhập không phải đơn giản vì có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhƣ chọn quốc gia và thời điểm để thâm nhập. chính sách kinh doanh phải phù hợp với từng quốc gia, từng khu vực.

5.2.3 Giải pháp về sản phẩm

Công ty vẫn đang sản xuất các sản phẩm gạo 5% đễn 25% tấm, các loại sản phẩm này cũng tƣơng tự nhƣ sản phẩm của công ty trong ngành nên khả năng cạnh tranh không cao. Do vậy công ty phải tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Công ty cần xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh để đảm bảo sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lƣợng và xây dựng thƣơng hiệu riêng. Để làm đƣợc việc đó công ty cần xây dựng mô hình liên kết với nông dân trên cơ sở thành lập tổ hợp tác với những giống lúa tốt đƣợc kiểm tra kĩ lƣỡng. Đồng thời hỗ trợ nông dân về vốn, giống, phƣơng pháp trồng trọt, chăm sóc cây trồng, máy móc, thiết bị hiện đại để nông dân thực hiện đạt kết quả cao hơn.

68

Chế biến các sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn, chủ yếu là các loại gạo đặc sản, nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm. Từ đó làm cơ sở để phát triển sang thị trƣờng mới và các thị trƣờng khó tính nhƣ Châu Âu, Nhật Bản. Do nhu cầu tiêu thụ gạo khác nhau ở mỗi thị trƣờng nên tùy theo phong tục và tập quán công ty cần có những chính sách về sản phẩm phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng.

Nâng cao chất lƣợng sản phẩm hiện có bằng cách tăng cƣờng chế biến các sản phẩm có tỷ lệ tấm thấp (5%-10%) và giảm dần các sản phầm 15% - 25% tấm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nƣớc nhập khẩu và thâm nhập sâu hơn vào các thị trƣờng truyền thống.

5.2.4 Hoàn thiện kênh phân phối

Hiện nay, phần lớn việc xuất khẩu còn phải qua trung gian nhập khẩu sau đó mới tới tay ngƣời tiêu dùng, do đó công ty phải thƣờng xuyên động viên nhà trung gian xuất khẩu để đạt đến mức tốt nhất. Cần tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nhà phân phối lớn, có uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ uy tín cho công ty, giúp công ty thuận lợi cho kế hoạch xây dựng thƣơng hiệu của mình. Việc khuyến khích nhà trung gian xuất khẩu phải bắt đầu bằng nổ lực của công ty để hiểu đƣợc yêu cầu và ƣớc muốn của trung gian từ đó đáp ứng một cách tốt nhất những mong muốn của họ nhƣ lợi nhuận đầy đủ, trợ giúp về tài chính, đào tạo bán hàng, tƣ vấn kinh doanh, nghiên cứu thị trƣờng,…sẽ là động lực thúc đẩy công việc tốt và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công ty phải định kì đánh giá hoạt động của ngƣời trung gian theo những tiêu chuẩn nhƣ định mức doanh số đạt đƣợc, mức độ trung bình lƣu trong kho, thời gian giao hàng cho khách.

Ngoài ra, Công ty cần nâng cao tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp cho các nhà bán sĩ ở nƣớc ngoài, thông qua việc thành lập nhà phân phối ở các thị trƣờng truyền thống để nắm bắt thông tin nhanh chóng về thị hiếu của khách hàng, từ đó có chiến lƣợc phát triển phù hợp.

5.2.5 Giải pháp nhân sự

Đội ngũ nhân viên của công ty cần phải chọn lựa các cán bộ đủ tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức.

Công ty nên chủ động có kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho cán bộ nhân viên của công ty. Thực hiện chính sách bổ nhiệm chức vụ có thời hạn căn cứ vào năng lực thực tế và kết quả công việc, luân chuyển nhân viên để tạo yếu tố cạnh tranh và áp lực nâng cao tinh thần trách nhiệm.

69

Chú trọng việc khuyến khích nhân viên đăng kí học các lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý, công ty sẽ hỗ trợ một hoặc toàn bộ học phí. Đảm bảo thực hiện mọi quyền hợp pháp cho ngƣời lao động, tạo môi trƣờng và điều kiện làm việc ngày càng tốt cho ngƣời lao động.

Công ty cũng nên sắp xếp và củng cố lại một số phòng ban, bố trí nguồn nhân lực lao động phù hơp với chuyên môn, tận dụng hiệu quả triệt để nguồn nhân lực của công ty.

Trong hoạt động kinh doanh, công ty có thể khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách khuyến khích lợi ích vật chất đối với cá nhân, nhóm cán bộ có thành tích cao trong kinh doanh; gắn trách nhiệm vật chất với cá nhân, nhóm cán bộ phạm nguyên tắc làm ảnh hƣởng kết quả kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.6Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ

Đối với các thị trƣờng truyền thống nhƣ: Philipines, Indonesia, Malaysia,.. do Công ty đã đặt mối quan hệ làm ăn lâu dài nên hiểu rõ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ đó phát huy thế mạnh về sản phẩm, tạo mối quan hệ tốt để duy trì, giữ chân khách hàng cũ nhằm ổn định và duy trì doanh số của Công ty.

Ngoài ra Công ty còn phải chú trọng tìm kiếm khách hàng mới, thiết lập mối quan hệ mua bán mới với các thị trƣờng mới nhƣ: Trung Quốc, KCN VN - Singapore, các nƣớc thuộc Châu Phi,.. Với sản lƣợng và kim ngạch vƣợt xa các nƣớc khác vƣơn lên vị trí đầu trong các quốc gia nhập khẩu gạo của Công ty, Trung Quốc là thị trƣờng tiêu thụ gạo tiềm năng của Công ty, Ngoài Trung Quốc thì KCN VN – Singapore cũng là một trong những thị trƣờng đáng chú ý với sản lƣợng và kim ngạch nhập tăng liên tiếp 2 năm 2012 -2013, do đó Công ty phải tích cực chào hàng để khai thác hết tiềm năng ở các thị trƣờng này, kết hợp với việc linh động giá để thu hút thêm nhiều khách hàng và xây dựng lòng tin đối với ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên quan tâm đến thị trƣờng tiêu thụ nội địa. Với chính sách “ Ngƣời Việt sử dụng hàng Việt” của nhà nƣớc, Công ty có thể tận dụng cơ hội để xâm nhập thị trƣờng nội địa qua các kênh phân phối nhƣ: siêu thị, đại lí bán gạo,…Đồng thời tích cực tham gia vào hội chợ, triển lãm thƣơng mại; quảng cáo thông qua báo chí, truyền thông để giới thiệu sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng. Đây là cơ hội để nâng cao thị phần tiêu thụ gạo ở thị trƣờng nội địa.

Tóm lại, ngoài việc duy trì các thị trƣờng truyền thống, Công ty cần thâm nhập và phát triển ở nhiều thị trƣờng mới hơn nửa. Đồng thời tận dụng cơ hội ở thị trƣờng nội địa. Để Công ty ngày càng có nhiều thị trƣờng và càng lớn mạnh hơn.

70

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói chung và Công ty MEKONIMEX/NS nói riêng. Để tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, Công ty phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn ngoài nƣớc. Chính vì vậy, Công ty phải đi sâu vào phân tích và nghiên cứu giá trị hạt gạo. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm của công ty để tạo tạo đƣợc thị trƣờng xuất khẩu và nguồn tiêu thụ lớn cho công ty.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, hoạt động mở rộng thị trƣờng và phát triển của Công ty vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong khi thị trƣờng xuất khẩu luôn biến động thất thƣờng, áp lực cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Hiện nay Công ty tập trung quá nhiều vào thị trƣờng truyền thống, chƣa xây dựng đƣợc kênh phân phối tại thị trƣờng nƣớc ngoài; do vậy hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Công ty.Vì vậy, đòi hỏi Công ty phải năng động hơn nữa trong hoạt động xúc tiến thị trƣờng, cố gắng duy trì khách hàng mục tiêu và nỗ lực tiềm kiếm khách hàng tiềm năng.

6.2 KIẾN NGHỊ

Những kiến nghị đối với công ty MEKONIMEX/NS

 Cấu trúc bộ máy quản lí tổ chức, nâng cao năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro, tính tự chủ cho các đơn vị cấp dƣới. Chú trọng công tác huy hoạch và chọn lựa cán bộ

 Xây dựng vùng nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ứng, đa dạng hóa trong sản xuất lúa gạo.

 Cố gắng trong việc giữ vừng mối quan hệ với khách hàng truyền thống.

 Cần nghiên cứu và hoạch định kế hoạch để sản phẩm xuất khẩu của công ty có thể xuất sang thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản,…

 Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến khác. Với sự gia tăng sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay, các doanh nghiệp thu mua, chế biến gạo nhất thiết phải liên kết lại để có thể thắng sức ép ngày càng tăng trong quá trình hội nhập và cạnh

71

tranh. Sự liên kết của các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam đã tạo nên sức mạnh đoàn kết vật chất và tinh thần.

 Đầu tƣ thiết bị máy tính văn phòng, cập nhật thông tin thông qua hệ thống mạng để nắm bắt kịp thời những thay đổi. Đồng thời nên thành lập trang web Công ty để đƣa hình ảnh Công ty ra công chúng nƣớc ta và các nƣớc nhập khẩu gạo.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Sơn, 2013. Tham luận bàn về việc hoàn thiện chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

2. Võ Thị Thanh Lô ̣c và Lê Nguyễn Đoan Khôi , 2011.14. Phân tích tác động các chính sách và chiến lƣợc nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo .Tạp chí Khoa học, Trƣờ ng Đại học Cần Thơ, Số19b-2011,p.110-121.

3. Võ Thị Thanh Lô ̣c và Nguyễn Phú Son , 2012. Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp). Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Võ Thi ̣ Thanh Lô ̣c và Nguyễn Phú Son , 2011. Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSCL, 2009. Tạp chí NN &PTNT, Số9/2011, p.3-10.

5. Vũ Thùy Dƣơng, 2009. Bài giảng kinh tế nông nghiệp. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Các trang web:

1. Dữ liệu ngân hàng thế giới: http://data.worldbank.org/

2. Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam: http://www.vietfood.org.vn/ 3. Thị trƣờng lúa gạo: http://thitruongluagao.com/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 81)