Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG 620 - ĐỒNG TÂM.PDF (Trang 71)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2 Những mặt còn hạn chế

2.3.2.1 Chất lượng sản phẩm

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào không ổn định một phần gây ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.

- Áp lực kho bãi hạn chế nên khi sản xuất sản phẩm lưu kho phải thường xuyên luân chuyển gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Phương tiện vận chuyển thiếu và đã xuống cấp ảnh hưởng tới thời gian vận chuyển từ nhà máy tới công trình cũng một phần nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm.

- Máy móc thiết bị thường xuyên gặp sự cố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng cho khách hàng.

2.3.2.2. Giá cả và phương thức thanh toán

- Giá cả sản phẩm hiện nay vẫn còn tương đối cao so với đối thủ cạnh tranh, một phần nguyên nhân do giá nguyên liệu đầu vào cao, công suất hoạt động của nhà máy mới chỉ đạt khoảng 30-35% công suất thiết kế, do đó chưa thể phát huy tính kinh tế do quy mô. Nguyên vật liệu chính hiện nay vẫn do bộ phận cung ứng của tập

đoàn cung cấp nên DN vẫn chưa chủ động được trong công tác đàm phán để giảm giá nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, DN thiếu phương tiện vận chuyển nên chi phí vận chuyển thuê ngoài đang là áp lực đẩy giá thành sản phẩm lên cao, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

- Phương thức thanh toán linh hoạt áp dụng hạn chế nên chưa thực sự thu hút được khách hàng mới.

2.3.2.3. Hệ thống thông tin

- Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ truyền thông và phát triển thương hiệu, thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về thói quen, hành vi, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của của khách hàng… trên cơ sở đó thiết kế những gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Việc nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm năng còn rất hạn chế, do đó DN chưa chủ động được trong các tình huống cạnh tranh trên thị trường

2.3.2.4 Hệ thống phân phối

- Phân khúc thị trường: Hoạt động phân khúc thị trường còn chung chung, mới chỉ sử dụng phân khúc thị trường theo tiêu chí địa lý là chính nên đã bỏ sót nhiều khách hàng tiềm năng.

- Đối tượng khách hàng mục tiêu cần được mở rộng hơn nữa để đa dạng hóa đối tượng khách hàng và khai thác quy mô sản xuất của nhà máy.

- Kênh phân phối đơn điệu, chủ yếu là kênh phân phối trực tiếp. Hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác và các cơ quan chức năng còn hạn chế. Chưa khai thác được lợi thế hệ thống phân phối rộng rãi của Đồng Tâm group để giới thiệu sản phẩm của Bê tông 620 – Đồng Tâm tới khách hàng được tốt hơn.

2.3.2.5 Hệ thống nhận diện thương hiệu

- Sử dụng các thiết kế thương hiệu của tập đoàn cho các đơn vị thành viên đôi khi mang lại hiệu quả không cao, mức độ nhận biết được các sản phẩm kinh doanh của đơn vị hạn chế, đôi khi bị nhầm lẫn với các sản phẩm nổi tiếng của tập đoàn. Do đó, cần phải xây dựng cho thương hiệu có bản sắc riêng nhưng không xa rời định hướng của tập đoàn nhằm tăng khả năng nhận biết và phân biệt của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của DN.

- Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của đơn vị chưa được thực hiện một cách liên tục và tích cực.

- Hoạt động bảo hộ thương hiệu tại Công ty Bê tông 620 – Đồng Tâm chưa được thực hiện, do đó doanh nghiệp cần phải thực hiện bảo hộ để bảo vệ thương hiệu mà công ty đã dày công xây dựng.

2.3.1.6 Chính sách quảng bá thương hiệu

- Các hoạt động quảng cáo chưa được doanh nghiệp khai thác để đưa hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng.

- Chưa xây dựng ngân sách giành cho các hoạt động truyền thông.

- Chưa tận dụng được những mặt tích cực của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm: website, các mạng xã hội…

2.3.2.7 Yếu tố con người

- Ban lãnh đạo thiếu nhất quán và chưa thực sự quyết liệt đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

- Thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên trách đảm nhiệm các hoạt động phát triển thương hiệu.

- Công tác tuyên truyền nội bộ trong việc xây dựng thương hiệu còn yếu, chưa khơi dậy được lòng đam mê và tự hào của tất cả nhân viên về thương hiệu DN hướng tới.

- Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu hiện nay mang tính tự phát, không chuyên nghiệp.

- Đội ngũ nhân sự không ổn định ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bộ máy nhân sự hoạt động quá cồng kềnh và không hiệu quả đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của toàn DN.

Tóm tắt chương 2:

Trong chương 2 tác giả đã vận dụng cơ sở lý thuyết về thương hiệu, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu để tiến hành nghiên cứu các hoạt động phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH Bê tông 620 – Đồng Tâm, đồng thời khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về thương hiệu Bê tông 620 – Đồng Tâm, để tổng hợp và phân tích những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế để làm cơ sở xây dựng giải pháp ở chương 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG 620 – ĐỒNG TÂM

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Bê tông 620 – Đồng Tâm

3.1.1 Định hướng và mục tiêu của Đồng Tâm Group

- Tầm nhìn: Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư và điều kiện sống tốt nhất cho con người

- Sứ mệnh: Đem đến những tiện ích, hiện đại sang trọng và thẩm mỹ cho cộng đồng, xã hội.

- Hoài bão: Trở thành một trong những công ty hàng đầu trong khu vực châu Á và là đối tác được biết đến bởi thị trường trong nước và nước ngoài.

- Bản sắc văn hóa: Nhân văn - đề cao giá trị con người, chung tay vì cộng đồng, xã hội.

- Triết lý kinh doanh: Luôn lắng nghe, học hỏi sáng tạo, cải tiến để mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng. Minh bạch, liêm chính, uy tín trong quản lý và kinh doanh. Môi trường làm việc chuyên nghiệp tạo sự gắn bó lâu dài cho cán bộ nhân viên, quan tâm có trách nhiệm với cộng đồng.

- Thái độ với khách hàng: Chuyên nghiệp, trung thực và nhiệt tình.

- Thái độ với công việc: Sáng tạo, đổi mới, tự giác, chấp nhận mọi thử thách - khó khăn.

- Thái độ với đồng nghiệp: Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, thẳng thắn, trung thực, học hỏi cùng phát triển nghề nghiệp

3.1.2 Định hướng và mục tiêu của Bê tông 620 - Đồng Tâm

Trên cơ sở định hướng phát triển của Tập đoàn Đồng Tâm, Công ty TNHH Bê tông 620 – Đồng Tâm xây dựng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu đến năm 2020 sẽ trở thành đơn vị sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm và các sản phẩm cấu kiện bê tông chiếm thị phần lớn tại khu vực tỉnh Long An và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xác định đa dạng hóa ngành nghề như sản xuất trụ điện, cọc ly tâm… hướng tới thị trường xuất khẩu sang Lào, Căm-pu-chia và My-an-ma.

3.2. Giải pháp phát triển thương hiệu cho Công ty TNHH Bê tông 620 – Đồng Tâm

3.2.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm

- Nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn đối với DN trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, vì vậy DN cần tập trung vào một số giải pháp như:

+ Chủ động công tác thu mua nguyên liệu đầu vào để giải quyết tình trạng khan hiếm do nhà cung cấp tạo ra nhằm ép DN phải sử dụng những nguyên vật liệu không đảm bảo tiêu chuẩn. Trong quá trình giao nhận hàng hóa, DN cần cử bộ phận chất lượng kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng nguyên liệu đầu vào đặc biệt là chất lượng về cát bê tông, đá bê tông bởi đây là nguồn vật liệu khai thác trực tiếp từ tự nhiên nên công tác kiểm soát chất lượng không chặt chẽ như các sản phẩm khác như thép, xi măng, hóa chất. Đối với nguyên liệu đá phải được khai thác từ các mỏ tại Đồng Nai, Bà Rịa… đảm bảo cường độ đá đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách đá cũng cần được kiểm soát chặt chẽ tránh trường hợp tỉ lệ đá dẹt quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông và cấu kiện, tỉ lệ đá dẹt < 15%. Đối với vật liệu cát bê tông cần được khai thác tại các mỏ thuộc Đồng Tháp, Căm – pu – chia… đảm bảo cát phải sạch, hàm lượng mùn trong cát đảm bảo dưới 1,5% và modun cát phải đạt tiêu chuẩn từ 1.6 - 1.8. Đối với xi măng, tuy được kiểm soát chặt chẽ của các nhà máy trong quá trình sản xuất nhưng DN cũng cần thường xuyên kiểm tra chất

lượng xi măng bởi chất lượng xi măng ở Việt Nam hiện nay cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ vật liệu lanh-ke đầu vào, do đó DN nên lựa chọn các thương hiệu xi măng lớn, có uy tín vì họ luôn chủ động được vật liệu đầu vào nên chất lượng xi măng cũng ổn định hơn. Tóm tại, đối với khâu kiểm soát chất lượng đầu vào DN cần xây dựng quy trình kiểm tra một cách chặt chẽ, việc kiểm soát này phải được thực hiện thường xuyên và phân công những cán bộ có chuyên môn để thực hiện.

+ Thường xuyên kiểm tra quy trình sản xuất để phát hiện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục triệt để ngay cả những lỗi rất nhỏ. Không ngừng cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Máy móc thiết bị phải được bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra tình trạng máy móc hàng ngày để phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các sai hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo máy móc được hoạt động ổn định, trơn tru, giảm thiểu các rủi ro về an toàn trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, DN cần đánh giá lại công nghệ và chuẩn bị cho công tác tái đầu tư, thay thế máy móc, công nghệ đã hao mòn, lạc hậu.

+ Công tác 5S của DN đã được triển khai thực hiện trong quá trình hoạt động, tuy nhiên công tác này không được thực hiện thường xuyên và việc đánh giá từng khâu của 5S không được thực hiện nghiêm túc nên hoạt động 5S chưa đạt kết quả như mong đợi. Vì vậy, DN cần thành lập một ban trực tiếp hành động. Ban này gồm các cán bộ quản lý của các phòng ban, các xí nghiệp sản xuất có trách nhiệm trực tiếp triển khai các hoạt động. Các thành viên của ban này có nhiệm vụ đánh giá thực trạng của công ty theo các yêu cầu của tiêu chuẩn 5S đã chọn

+ Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa để hàng hóa không bị tồn kho, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Xây dựng thêm kho bãi để có địa điểm tập kết sản phẩm sản xuất lưu kho.

+ Ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác sản xuất, thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho CB-CNV.

- Bên cạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm thì DN cần củng cố danh mục sản phẩm để lựa chọn những sản phẩm DN có lợi thế nhất và loại bỏ những sản phẩm kém lợi thế cũng như nhu cầu thị trường đã giảm sút, tránh tình trạng đầu tư tràn lan trong khi nguồn lực của DN lại có giới hạn. Bên cạnh đó DN cần tập trung nghiên cứu phát sản phẩm mới trên cơ sở tận dụng máy móc công nghệ hiện tại của nhà máy:

+ Củng cố danh mục cung cấp sản phẩm, dịch vụ: Để đảm bảo mục tiêu định vị thương hiệu Bê tông 620 – Đồng Tâm như trên, chính sách sản phẩm của công ty cần có sự nhất quán và đảm bảo việc tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện điều này, trước hết doanh nghiệp cần tập trung rà soát lại quy trình sản xuất, kiểm tra lại khâu thiết kế mác bê tông, kiểm tra lại chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm tra lại hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ… qua đó sẽ đưa ra các biện pháp cải tiến nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

+ Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới: Dựa trên nhu cầu thị trường, điều kiện máy móc, công nghệ của nhà máy, doanh nghiệp cần hoạch định phát triển sản phẩm, dịch vụ mới nhằm khai thác tối đa khả năng sản xuất của nhà máy. Tác giả đề xuất danh mục sản phẩm cho nhà máy trong giai đoạn từ 2015 – 2020 như sau:

Bảng 3.1: Củng cố và phát triển sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2015 – 2020

3.2.2 Giải pháp về chính sách giá cả

Giá cả sản phẩm là công cụ cạnh tranh cơ bản hiện nay của các DN, giá cả các sản phẩm của Bê tông 620 – Đồng Tâm về cơ bản vẫn còn cao so với đối thủ cạnh tranh, do đó để giảm giá bán sản phẩm DN cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp:

- Phương pháp định giá: Xây dựng phương pháp tính giá hợp lý, kết hợp nhiều phương thức định giá để có chính sách giá phù hợp với tính chất của từng dự án, khách hàng cụ thể.

Sản phẩm, dịch vụ hiện tại

1. Sản xuất bê tông thương phẩm 2. Sản xuất ống cống ly tâm 3. Sản xuất cọc vuông

4. Sản xuất mương dẫn nước 5. Sản xuất gạch con sâu 6. Thi công ép cọc bê tông

Đề xuất sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2015-2020

Sản phẩm, dịch vụ hiện tại

1. Sản xuất bê tông thương phẩm 2. Sản xuất ống cống ly tâm 3. Sản xuất cọc vuông

4. Sản xuất mương dẫn nước 5. Thi công ép cọc bê tông

Sản phẩm, dịch vụ mới

1. Sản xuất ống cống rung ép 2. Sản xuất cống hộp

3. Sản xuất cọc bê tông ly tâm 4. Sản xuất trụ điện

5. Thi công các công trình xây dựng và giao thông.

- Kiểm soát cơ cấu chi phí: Phân tích các yếu tố cấu thành chi phí sản phẩm, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để điều chỉnh cho phù hợp:

+ Nguyên vật liệu: Kiểm soát tốt giá cả nguyên vật liệu đầu vào, đa dạng hóa nhà cung cấp để DN luôn chủ động về nguồn vật liệu cho sản xuất cũng như có chế độ giá cạnh tranh nhất. Bên cạnh đó, DN cần cân nhắc đến việc sở hữu mỏ cát, đá để tổ chức khai thác và vận chuyển về nhà máy sản xuất như vậy giá thành sẽ tốt hơn. Tổ chức kinh doanh vật liệu ngành xây dựng như sắt, thép, xi măng… qua đó doanh nghiệp được hưởng chính sách giá ưu đãi và chiết khấu bán hàng từ nhà sản xuất. DN vẫn chưa được chủ động trong công tác mua bán nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, công tác này hiện nay vẫn do bộ phận cung ứng của Đồng Tâm group phụ trách, điều này làm mất đi sự chủ động của DN trong công tác cung cấp vật liệu cho sản xuất cũng như ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

+ Chi phí cố định: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động để giảm chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm. Thay đổi cách tính khấu hao cho phù hợp với tình hình sản xuất của đơn vị.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG 620 - ĐỒNG TÂM.PDF (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)