6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
3.9. VIỆC CHUYỂN ĐỔI CHÍNH SÁCH
Vì chính sách tín dụng ƣu đãi HSSV hiện nay mang tính chất hỗ trợ xã hội nên đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách này còn hạn chế, vì vậy mở rộng đối tƣợng vay vốn hỗ trợ đối với hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tối đa trên 150% mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình nghèo nhƣng có nhiều HSSV cùng lúc học đại học, cao đẳng, TCCN, các cơ sở đào tạo nghề là cần thiết.
Câu hỏi đặt ra là nên chăng chuyển chính sách tín dụng ƣu đãi HSSV sang chính sách cho vay. Nhƣ vậy đối tƣợng đƣợc vay sẽ mở rộng, khi đó HSSV có nhu cầu về vốn học tập đều đƣợc vay. Trên thực tế, những hộ gia đình khá giả vẫn có nhu cầu vay vốn để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em mình.
-88-
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Sự ra đời và đi vào hoạt động của NHCSXH Việt Nam nói chung, Chi nhánh NHCSXH Vĩnh Long nói riêng vừa là một chủ trƣơng đúng đắn của Ðảng và Nhà nƣớc ta, tách hẳn tín dụng chính sách ra khỏi NHTM, thực hiện cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng vừa hợp với lòng dân đặc biệt là ngƣời nghèo, những HSSV có hoàn cảnh khó khăn khi không thể tiếp tục con đƣờng học vấn của mình do không đủ tiền trang trải chi phí học tập, ngƣời lao động không có việc làm và các đối tƣợng chính sách khác ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, có điều kiện hơn tiếp cận với dịch vụ tín dụng của NHCSXH, giúp họ có đƣợc việc làm, có vốn sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, HSSV tiếp tục con đƣờng học vấn làm hành trang cho sự nghiệp tƣơng lai, đem lại sự phát triển cho đất nƣớc.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, chƣơng trình cho vay HSSV vẫn còn những khó khăn cần khắc phục. Ðể nâng cao hơn nữa hiệu quả của loại hình tín dụng đặc biệt này, đây không chỉ là nhiệm vụ của Ngân hàng mà nhiệm vụ chung của toàn dân, của tổ chức chính quyền địa phƣơng và trƣớc hết là của bản thân HSSV.
Hơn 10 năm triển khai thực hiện chƣơng trình với những kết quả đạt đƣợc, có thể khẳng định, hệ thống NHCSXH nói chung và chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long nói riêng là một trong những địa chỉ tích cực, tin cậy nhất đã tham gia đạt hiệu quả cao trong công tác thực hiện chủ trƣơng của Ðảng và Chính Phủ, trong công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, không để HSSV nào bỏ học vì không có tiền đóng học phí.
Nghiên cứu này đã đề xuất đƣợc các giải pháp mở rộng vốn tín dụng ƣu đãi của HSSV và gia đình tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Vĩnh Long. Qua đó biết đƣợc nhu cầu vốn để trang trải cho việc học tập của HSSV là quan trọng và rất cần thiết, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay của HSSV.
-89-
Mặc dù tác giả đã tiến hành nghiên cứu, làm việc rất nghiêm túc để hoàn thành luận văn và đạt đƣợc mục tiêu đƣa ra tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế sau:
- Do hạn chế về chi phí, thời gian và khả năng tiếp cận ngƣời vay, nghiên cứu chỉ thực hiện thu thập số liệu từ NHCSXH chi nhánh Vĩnh Long, Bộ LÐTB-XH, Bộ GD- ÐT, UBND Tỉnh Vĩnh Long vì vậy tính tổng quát chƣa cao.
- Nghiên cứu chƣa có tài liệu tham khảo bằng tiếng nƣớc ngoài mà chỉ sử dụng tài liệu trong nƣớc hoặc tiếng Việt vì vậy còn thiếu sót trong việc tìm hiểu nƣớc ngoài thực hiện chính sách tín dụng cho HSSV nhƣ thế nào cũng nhƣ biện pháp để mở rộng tín dụng HSSV nhanh, hiệu quả.
KIẾN NGHỊ
Ðể chƣơng trình tín dụng ƣu đãi HSSV ngày càng phát huy hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Ðối với Trung ương:
+ Ðể chính sách tín dụng ƣu đãi HSSV tiếp tục đi vào cuộc sống, tích cực đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, chƣơng trình cần mở rộng đối tƣợng: cho vay đối với hộ gia đình có từ 02 con là HSSV trở lên có hoàn cảnh khó khăn ngoài đối tƣợng vay vốn theo Quyết định 157/2007/QÐ-TTg; kéo dài thêm thời gian trả nợ sau khi HSSV ra trƣờng chƣa có việc làm;
+ Cần đảm bảo đáp ứng đủ vốn và kịp thời theo nhu cầu của chƣơng trình. Ðể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đối tƣợng khó khăn đƣợc vay vốn và giảm bớt ngân sách phải cấp bù lãi suất hàng năm, đề nghị áp dụng lãi suất cho vay theo hƣớng có phân biệt mức lãi suất đối với từng đối tƣợng vay vốn;
+ Cần có chính sách vay vốn hỗ trợ tạo việc làm sau học nghề để ngƣời học nghề có việc làm, thu nhập ổn định góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững;
+ Cần tăng quỹ, bảo đảm bình ổn quỹ trong chu kỳ cho vay để tạo điều kiện cho đối tƣợng vay có nhu cầu đều đƣợc vay để học tập, nâng cao trình độ, giải quyết việc làm;
-90-
+ Chính phủ cần nghiên cứu, điều chỉnh tăng mức cho vay phù hợp với mức tăng của giá cả thị trƣờng trong từng thời kỳ bởi vì mức vay hiện tại (1,1 triệu đồng/tháng/HSSV, tƣơng đƣơng 11 triệu đồng/năm/HSSV) chỉ đáp ứng một phần tổng chi phí của HSSV, để đủ tiền cho con em ăn học, phần lớn các gia đình vẫn phải vay mƣơn hoặc huy động thêm nguồn vốn bên ngoài.
Ðối với Chính quyền địa phương:
+ Chính quyền địa phƣơng cần chỉ đạo các ngành, các cấp tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trƣơng của Nhà nƣớc về chính sách tín dụng đối với HSSV cho nhân dân địa phƣơng.
+ Quan tâm chỉ đạo các ban ngành đoàn thể phối hợp tốt hơn nữa trong công tác bình xét hộ vay vốn chính xác, dân chủ, công khai và phù hợp, giúp cho những hộ nghèo, cận nghèo và hộ thật sự khó khăn đƣợc tiếp cận kịp thời với nguồn vốn cho vay ƣu đãi của Chính phủ, nhất là trong chƣơng trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn;
+Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phƣơng có cơ chế chính sách thu hút phù hợp cho HSSV sau khi ra trƣờng các em có cơ hội công bằng để phục vụ địa phƣơng, tìm đƣợc việc làm ổn định, có thu nhập để hoàn trả vốn vay đúng quy định.
Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo:
Tăng cƣờng vai trò của các nhà trƣờng trong việc triển khai thực hiện chƣơng trình tín dụng HSSV để nắm bắt tình hình HSSV vay vốn, phối hợp quản lý việc sử dụng nguồn vốn vay; Tổ chức tốt công tác tuyên truyền sâu, rộng trong toàn thể HSSV về ý nghĩa, mục đích của chƣơng trình, nhắc nhở các HSSV đƣợc vay vốn sử dụng vốn vay hiệu quả, sau khi tốt nghiệp có trách nhiệm trả nợ để đảm bảo nguồn vốn cho vay của Chƣơng trình.
Chỉ đạo các trƣờng trung học cơ sở, trung học phổ thông tổ chức sinh hoạt chuyên đề để tuyên truyền về chƣơng trình này cho các em học sinh lớp 9 và lớp 12, đảm bảo học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đều biết về Chƣơng trình cho vay này; chỉ đạo các trƣờng, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp bố trí
-91-
bộ phận theo dõi thực hiện Chƣơng trình, theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay của HSSV đúng mục đích, kịp thời thông báo cho Ngân hàng Chính sách xã hội địa phƣơng về những trƣờng hợp HSSV bỏ học hoặc bị nhà trƣờng cho thôi học, đối với HSSV đã vay vốn thì khi ra trƣờng phải yêu cầu HSSV viết cam kết trả nợ vay.
Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH... chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với NHCSXH để thực hiện tốt chủ trƣơng này; chỉ đạo các trƣờng trung học, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền hƣớng nghiệp, giúp học sinh tiếp cận và nắm bắt các điều kiện vay vốn để có thể đƣợc vay vốn khi có nhu cầu.
Bộ GD-ĐT phối hợp các Bộ, Ngành liên quan trong việc nghiên cứu xu hƣớng phát triển của thị trƣờng, nhu cầu lao động trong từng giai đoạn để có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn các Trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề…tuyển sinh theo nhu cầu thực tế của thị trƣờng, tránh việc đào tạo tràn lan, dẫn đến việc HSSV ra trƣờng không có việc làm nên không thể trả nợ đúng hạn đồng thời gây ra hiện tƣợng dƣ thừa lao động của ngành nghề này nhƣng lại thiếu lao động của một số ngành nghề khác.
Đối với NHCSXH:
+ Chủ động phối hợp Liên bộ chỉnh sửa các mẫu biểu liên quan trong quá trình cho vay trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan, nhất là NHCSXH trong việc quản lý vốn vay;
+ Kịp thời tham mƣu Chính phủ trong việc tạo nguồn vốn cho vay từng thời kỳ, tránh tình trạng không đáp ứng kịp thời đƣợc nhu cầu vay của HSSV vào thời điểm mỗi kỳ học;
+ Khuyến khích học sinh tại các trƣờng đào tạo nghề tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi. Theo phân loại của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long, có 99% HSSV vay vốn học tập là HSSV đang theo học đại học, cao đẳng chính quy và trung cấp chuyên nghiệp. Tỷ lệ học sinh các trƣờng trung cấp, dạy nghề, nhất là học sinh học nghề dƣới một năm đƣợc vay vốn rất thấp. Theo báo cáo của NHCSXH Vĩnh Long cho thấy chỉ có 0,1% học sinh trong tổng HSSV có tham gia vay vốn tại NH theo học các trƣờng nghề tham gia vay vốn, đây là việc cần điều chỉnh trong thời gian tới để HSSV
-92-
vào học các trƣờng nghề nhiều hơn. Ðể khuyến khích đối tƣợng học nghề ngắn hạn, nên cho vay nhiều đợt trong năm, vì các trƣờng nghề thƣờng tuyển sinh nhiều đợt khác nhau trong năm.
+ Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc để tạo lập nguồn vốn cho vay của Chƣơng trình theo hƣớng ổn định và bền vững.
+ Ðề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu điều chỉnh, cân đối để xác định tăng mức cho vay hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế do biến động của giá cả thị trƣờng.
+ Bổ sung đối tƣợng cho vay đối với gia đình có từ 02 HSSV trở lên đang theo học tại các trƣờng, cơ sở đào tạo chƣa thuộc đối tƣợng vay vốn.
+ Tiếp tục gia hạn nợ thêm đối với những HSSV chƣa tìm đƣợc việc làm, chƣa có khả năng trả nợ trong khi gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn.
+ Cuối cùng, cần xem xét có cơ chế xử lý nợ bị rủi ro đối với trƣờng hợp HSSV chết.
-93-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tổng kết hoạt động, bảng báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên năm 2010,2011,2012,2013,2014 của NHCSXH và của NHCSXH chi nhánh Vĩnh Long.
[2]. Nguyễn Thị Minh Hƣờng, (2007), Đầu tư cho giáo dục và đào tạo thông qua chính sách tín dụng đối với sinh viên”, Tạp chí Ngân hàng tháng 01/2008
[3]. Hữu Hạnh, (2009), Thấy gì qua việc thực hiện chương trình tín dụng cho học sinh sinh viên nghèo, Tạp chí Ngân hàng tháng 4/2009
[4]. Trần Xuân Hải, (2009), Bàn thêm về chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên, tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 8/2009.
[5]. Nguyễn Đắc Hƣng, (2011), Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Về hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho giáo dục đại học và dạy nghề, Tạp chí Cộng sản Điện tử.
[6]. Nhóm tác giả khoa Tài Chính Ngân Hàng, trƣờng Đại học Hà Nội, (2008),
Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách Thành phố Hà Nội
[7]. Nhóm tác giả trƣờng Đai học Ngân Hàng, (2010),Tín dụng đối với học sinh sinh viên.
[8]. Lăng Chánh Huệ Thảo, (2011), Phân tích mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên tại ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ, Đại học Cần Thơ.
[9]. Phạm Thị Ly, Học phí đại học và vấn đề giải trình trách nhiệm - Thực tiễn quốc tế và đề xuất cho Việt Nam, Trung tâm Ðào tạo và Phát triển Nguồn Nhân lực - Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
[10]. Quyết định số 157/2007/QÐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên.
-94-
[11]. Thông báo của Văn phòng Chính Phủ số 151/TB-VPCP ngày 30 tháng 6 năm 2008 về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân về triển khai thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV.
[12]. Thông báo của Văn phòng Chính Phủ số 58/TB-VPCP ngày 21 tháng 3 năm 2011 về kết luận của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chƣơng trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ.
[13]. Thông báo của Văn phòng Chính Phủ số 86/TB-VPCP ngày 28 tháng 2 năm 2013 về kết luận của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chƣơng trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ
Trang web:
[14].http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=137 &articleid=3183, tìm lối ra cho giáo dục đại học, (2013)
[15].http://dddn.com.vn/20121121022010728cat223/doi-moi-giao-duc-dai-hoc-tu- gan-ket-cung-cau.htm
-95-
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH ---o0o---
Xin chào ông (bà), tôi tên Tăng Thị Thanh Tâm hiện đang thực hiện đề tài “Mở rộng tín dụng ƣu đãi HSSV tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Vĩnh Long”. Rất mong ông (bà) vui lòng dành khoảng 05 phút để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dƣới đây. Tôi cám sự cộng tác của ông (bà) giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
1. Tuổi:…………
2. Giới tính:
Nam Nữ
3. Địa chỉ: huyện………../tỉnh……….
4. Nghề nghiệp của ông (bà):
Nông dân Công nhân
Buôn bán/kinh doanh Khác
5. Số lƣợng thành viên trong gia đình:…………ngƣời
6. Gia đình ông (bà) thuộc diện (theo quy định của chính quyền địa phƣơng):
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Hộ khó khăn đột xuất Khác
7. Số lƣợng thành viên trong gia đình đang đi học:……….
8. Số tiền ông (bà) cho con em mình đi học hàng tháng là……..……..đồng/ngƣời/tháng
9. Ông (bà) có nhu cầu vay vốn để hỗ trợ cho con em mình đi học hay không?
Có Không
10. Ông (bà) có đƣợc vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội hay không?
-96-
11.Ông (bà) có nhận xét gì về quy trình, thủ tục cho vay vốn tín dụng ƣu đãi đối với học sinh sinh viên:
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài lòng Rất không hài lòng
12. Một số kiến nghị, đề xuất:
Tăng số tiền cho vay
Giảm lãi suất cho vay
Ðơn giản hóa thủ tục vay vốn
Kéo dài thời gian trả nợ
Dành cho tất cả HSSV có nhu cầu
Có thêm nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho HSSV
Cho vay đúng đối tƣợng quy định