6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
1.5.1 Tín dụng học sinh sinh viê n nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
Quốc gia Anh, nƣớc đứng hàng đầu trên thế giới cũng nhƣ ở châu Âu về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, ngân sách nhà nƣớc đƣợc đầu tƣ trực tiếp cho các trƣờng đại học. Về chính sách đối với sinh viên đại học, Chính phủ Anh cho phép họ đƣợc vay tiền đóng học phí, sau khi ra trƣờng, nếu đi làm có thu nhập dƣới 15.000 bảng/năm trở xuống thì chƣa phải trả nợ. Lãi suất đƣợc nhà nƣớc trợ cấp hiện nay chỉ có 1,5%/năm và dự kiến sẽ tăng lên 2,2%/năm. Thời gian trả nợ hiện nay là 25 năm và dự kiến tăng lên 30 năm trƣớc khi đƣợc nhà nƣớc xoá nợ. Theo Chính phủ Anh, tấm bằng đại học giúp ngƣời đƣợc cấp bằng đóng góp nhiều hơn cho xã hội và có thu nhập cao hơn; đồng thời mang lại lợi ích quốc gia thông qua sự tăng trƣởng kinh tế cao hơn và cải thiện môi trƣờng xã hội tốt hơn.
Tại Pháp, nƣớc đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Anh về số lƣợng sinh viên nƣớc ngoài đang theo học ở các trƣờng đại học, Chính phủ Pháp cũng có mức tài trợ rất lớn cho giáo dục đại học. Mức học phí học đại học tại Pháp vào loại thấp nhất trong các nền kinh tế phát triển.
Tại một số quốc gia sinh viên đại học không phải chi trả học phí. Ngay cả sinh viên nƣớc ngoài theo học đại học tại quốc gia này cũng đƣợc hƣởng lợi từ chính sách ƣu đãi đó. Chính phủ Xin-ga-po có chƣơng trình cho sinh viên nƣớc ngoài vay vốn học tập. Sau khi sinh viên tốt nghiệp ở lại Xin-ga-po làm việc trong một số năm để trả nợ số tiền vay.
Tại Trung Quốc từ năm 1999 chính phủ đã đƣa vào cho vay giáo dục thí điểm ở 10 thành phố lớn nhƣ: Thƣợng Hải, Bắc kinh, Thiên Tân...để hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đến năm 2004 đã đƣợc mở rộng trên toàn quốc, chính sách này sinh viên có thể yêu cầu vay tiền thông qua trƣờng đại học của họ. Một số trƣờng đại học cho vay không tính lãi, nguồn vốn vay từ chính phủ trung ƣơng và địa phƣơng, Trung Quốc gặp vấn đề khó khăn khi cho vay là: không đủ nguồn vốn cho vay, không thu đƣợc nợ vì yêu cầu sinh viên phải trả tiền vay ngay sau khi tốt nghiệp. Hiện nay Trung quốc đang áp dụng chính sách mới cho sinh viên vay từ ngân hàng, điều kiện để
1
Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Đắc Hƣng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Về hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho giáo dục đại học và dạy nghề, Tạp chí Cộng sản Điện tử
-30-
đƣợc vay là sinh viên và gia đình khó khăn về kinh tế hoặc thu nhập hằng năm dƣới 8.000 nhân dân tệ, hoặc sinh viên mồ côi, tàn tật, hoặc cha mẹ thất nghiệp. Mức cho vay đối với những sinh viên này khoảng 6.000 nhân dân tệ/năm, thủ tục vay không cần có bảo đảm và có thể trả nợ sau 10 năm sau khi ra trƣờng.
Tại Thái Lan quỹ tín dụng sinh viên đƣợc thành lập vào năm 1998 thông qua Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục, phòng ngân quỹ cho vay giáo dục, Ngân hàng công cộng Thai Krung chịu trách nhiệm chính trong việc cho vay này.Thủ tục vay tiền đơn giản nhƣ có quốc tịch Thái Lan, khó khăn về tài chính, mức cho vay không qúa 100.000 Bath/năm. Sinh viên ra trƣờng có 02 năm để tìm việc làm có thể trả nợ trong vòng 15 năm với lãi suất 1%.
Số đông các quốc gia trên thế giới có các chƣơng trình khác nhau trợ giúp tài chính cho sinh viên học đại học và sau đại học. Hàn Quốc có tới 06 chƣơng trình về tín dụng cho sinh viên. Mục tiêu của việc thực hiện các chƣơng trình cho vay vốn học tập có thể phân thành 05 nhóm2:
(1) Tạo nguồn thu nhập cho các trƣờng đại học do có thể tăng cao hơn học phí;
(2) Tạo điều kiện mở rộng, phát triển hệ thống giáo dục đại học;
(3) Tăng cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận giáo dục đại học, góp phần giải quyết công bằng xã hội;
(4) Ðáp ứng đƣợc nguồn nhân lực trình độ đại học cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
(5) Góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên.
Nhìn chung, có ba phƣơng thức tín dụng sinh viên cơ bản mà các nƣớc thƣờng sử dụng:
Tín dụng do nhà nước cung cấp3
: thƣờng đi kèm những điều khoản quy định việc hoàn trả với thu nhập không đƣợc xác định, trong đó việc hoàn trả gắn với thu nhập của ngƣời vay khi họ bắt đầu thực hiện việc hoàn trả. Ví dụ cho cách làm này là Thụy Sĩ,
2Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Đắc Hƣng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Về hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho giáo dục đại học và dạy nghề, Tạp chí Cộng sản Điện tử
3
Nguồn: www.chrd.edu.vn, Higher Education Finace: “Trends and Issues”, International Handbook of Higher Education, Springer 2006, p.83-106
-31-
New Zealand, Australia, và một số chƣơng trình tín dụng trực tiếp của liên bang tại Hoa Kỳ.
Tín dụng do tư nhân cung cấp4: thƣờng là đƣợc hoàn trả bằng cách trừ dần với những yêu cầu bảo đảm. Ðây là phƣơng thức thƣờng dùng nhất ở Canada, Columbia, Tây Ban Nha, và chƣơng trình lớn nhất là ở Hoa Kỳ.
Tín dụng dựa trên cơ sở nhà trường5
: đôi khi là sự pha trộn giữa tài trợ và cho vay và yêu cầu những thỏa thuận hoàn trả không mang tính thƣơng mại. Ðây là hình thức ít phổ biến nhất và thƣờng hạn chế sử dụng đối với các trƣờng tƣ. Philippines là một ví dụ cho cách làm này, vì các trƣờng tƣ cho phép sinh viên đƣợc trả chậm học phí.Việc xem xét hoàn cảnh cụ thể của từng nƣớc để quyết định xem cách làm nào tốt nhất là một việc rất quan trọng. Các nƣớc có tổ chức nhà nƣớc yếu không nên dùng tín dụng nhà nƣớc với điều kiện hoàn trả dựa trên thu nhập, vì cách làm này đòi hỏi một hệ thống thu thuế quốc gia vững mạnh. Hầu hết các trƣờng thiếu năng lực thực hiện dịch vụ cho vay, điều này có nghĩa là bất cứ chƣơng trình tín dụng nào dựa trên nhà trƣờng cũng đều cần đến một tổ chức chuyên nghiệp khác làm nhiệm vụ thu hồi nợ vay sau khi sinh viên tốt nghiệp. Trong khuôn khổ ấy các nhà hoạch định chính sách cần phải quyết định một số tiêu chí chẳng hạn ai có đủ tƣ cách để vay. Ở hầu hết các nƣớc đều có những giới hạn về đối tƣợng đƣợc vay, vì các khoản vay này cũng đƣợc bao cấp dƣới hình thức lãi suất thấp dƣới mức thị trƣờng và đƣợc bảo hiểm vỡ nợ. Nguyên tắc chung là mức bao cấp càng lớn - dƣới hình thức giảm lãi suất hay những điều kiện ƣu đãi khác - thì đối tƣợng đƣợc vay lại càng bị hạn chế nhiều hơn.
Trƣớc viễn cảnh khó khăn trong việc thu hồi nợ vay, các nƣớc đang xem xét nghiêm túc về những hình thức hỗ trợ không thể hoàn lại để có thể đạt đƣợc mục tiêu bù đắp cho chi phí đào tạo. Ðó là tăng học phí cùng với việc tài trợ cho những sinh viên không có khả năng trả mức học phí ấy.
4
Nguồn: www.chrd.edu.vn, Higher Education Finace: “Trends and Issues”, International Handbook of Higher Education, Springer 2006, p.83-106
5
Nguồn: www.chrd.edu.vn, Higher Education Finace: “Trends and Issues”, International Handbook of Higher Education, Springer 2006, p.83-106
-32-