GIẢI PHÁP VỀ VỐN VÀ THỜI GIAN TRẢ NỢ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh vĩnh long (Trang 94)

6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

3.1.GIẢI PHÁP VỀ VỐN VÀ THỜI GIAN TRẢ NỢ

3.1.1 Về nguồn vốn

Cần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể, củng cố, chính sách xã hội; cấp bổ sung vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, vốn các chƣơng trình tín dụng hằng năm, cho vay các nguồn vốn ƣu đãi thời hạn dài, lãi suất thấp để cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng ổn định. Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả phƣơng thức uỷ thác cho các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cƣờng hoạt động tại các điểm giao dịch cấp xã; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

Tăng trƣởng nguồn vốn nhằm đáp ứng đủ vốn cho số HSSV có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện đƣợc vay vốn.

Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tiền gửi hiện có, đặc biệt lƣu ý hoàn thiện các dịch vụ tiền gửi hiện đang đƣợc khách hàng ƣa chuộng nhƣ: tiền gửi lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi có tham gia dự thƣởng....

Những năm tới, cần tăng cƣờng chỉ đạo mở rộng dịch vụ tiền gửi thanh toán đến hộ gia đình, dịch vụ bảo hiểm, tiết kiệm… củng cố huy động tiền gửi các Tổ TT&VV, huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng ngƣời nghèo. Trong quản lý nguồn tiền gửi này để đảm bảo an toàn, tránh tham ô lợi dụng của các tổ trƣởng tổ vay vốn, NH cần phải tổ chức quản lý tiền gửi đến từng thành viên, các giao dịch của cá nhân thành viên tổ vay vốn thực hiện giao dịch trực tiếp với NH không thông qua tổ trƣởng tổ vay vốn. Hiện nay mỗi thành viên đã có một sổ tiền gửi tiết kiệm và vay vốn vì vậy NH chỉ cần

-80-

tổ chức khâu hạch toán và theo dõi đến từng thành viên là hoàn thiện đƣợc nội dung quản lý này.

Mở rộng các loại hình dịch vụ NH theo hƣớng phát triển phù hợp với xu thế chung của các NHTM Việt Nam hiện nay. Việc mở rộng các loại hình dịch vụ NH là nhằm mục đích tăng nguồn thu và đa dạng hoá rủi ro, thu hút khách hàng, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, bộ máy con ngƣời hiện có để có thêm nguồn thu, tăng thêm tính tiện ích cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và thực hiện các dịch vụ thanh toán qua NHCSXH.

Tập trung huy động, khai thác các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nƣớc để lập quỹ đầu tƣ cho vay ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách vay vốn ƣu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tƣ quay vòng vốn.

Mở rộng các quan hệ quốc tế, để tiếp cận nhiều hơn các dự án xoá đói giảm nghèo của các tổ chức.

Cần tham mƣu cho chính quyền các cấp tăng nguồn ngân sách địa phƣơng chuyển sang để thực hiện chƣơng trình tín dụng đối với các đối tƣợng chính sách.

Tham mƣu cho UBND các cấp có văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, hội, đoàn thể và kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào NHCSXH để tạo nguồn vốn mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phƣơng.

Thƣờng xuyên theo dõi diễn biến lãi suất huy động của NHTM để kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động, tạo lập nguồn vốn từ cộng đồng dân cƣ gửi tiền vào NHCSXH.

Quán triệt sâu sắc đến các cấp, các đơn vị nhận uỷ thác, cán bộ NH, Tổ TK&VV của mục đích huy động tiền gửi tiết kiệm của ngƣời nghèo thông qua Tổ TK&VV nhằm từng bƣớc tạo cho ngƣời nghèo ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính. Ðồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phƣơng.

-81-

Về mức tiền cho vay: tuy mức cho vay đã tăng lên 1,1 triệu đồng/tháng/HSSV và lãi suất cho vay chỉ ở mức 0,6%/tháng nhƣng so với tổng chi phí của HSSV bao gồm chi phí học tập và chi phí sinh hoạt thì mức cho vay này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của các em. Vì vậy cần tăng mức cho vay phù hợp với điều kiện thực tế bởi trong tình hình hiện nay, chi phí sinh hoạt luôn gia tăng, đề án tăng học phí giai đoạn 2008 - 2014 đang đƣợc thực hiện tại các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học trong cả nƣớc.

+ Áp dụng mức cho vay với từng đối tƣợng hộ gia đình, thực tế cho thấy để đủ tiền cho con ăn học, phần lớn các gia đình vẫn phải vay mƣợn hoặc huy động thêm nguồn vốn ở bên ngoài.

+ Áp dụng mức cho vay theo từng khu vực các em sinh sống và học tập, nhất là HSSV ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vì các em gặp rất nhiều khó khăn về phƣơng tiện học tập và sinh hoạt, chi phí ăn ở, đi lại,…

3.1.2. Thời gian trả nợ

- Cần gia hạn thêm thời gian trả nợ thời gian trả nợ gốc, lãi tiền vay lần đầu tiên khi sinh viên ra trƣờng từ 12 tháng lên 24 tháng để tạo điều kiện cho HSSV ra trƣờng, tìm việc làm và có thu nhập thì mới trả đƣợc nợ vay.

- Thực trạng hiện nay có nhiều HSSV khi ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm nên việc gia hạn nợ thêm đối với các trƣờng hợp HSSV đã tốt nghiệp nhƣng gặp khó khăn về việc làm chƣa trả đƣợc nợ là cần thiết.

- Tiền lãi có thể trả cùng với vốn vay sau khi HSSV ra trƣờng tìm đƣợc việc làm và có thu nhập, vì trong thời gian học HSSV vẫn còn rất nhiều khoản phải chi tiêu nên số tiền đƣợc vay, cùng với thu nhập của HSSV và số tiền gia đình cho vẫn thiếu, nên không có đủ tiền để trả lãi vay.

3.2. GIẢI PHÁP VỀ KHẢ NĂNG VAY VỐN

Khả năng vay vốn của HSSV rất hạn chế bởi theo Quyết định 157/QÐ-TTg thì phải đúng đối tƣợng quy định mới đƣợc vay vốn. Trên thực tế, phần lớn HSSV đều có nhu cầu vay vốn đi học, nhƣng gia đình lại không thuộc đối tƣợng đƣợc vay, do vậy

-82-

không vay đƣợc vốn. Giải pháp đƣa ra là tạo điều kiện tốt nhất để HSSV có nhu cầu vay vốn đều đƣợc vay, để có chi phí trang trải cho việc học tập.

3.3. GIẢI PHÁP VỀ MỨC CHO VAY THEO BẬC HỌC, NGÀNH HỌC CỦA HSSV

Hiện nay ngoài những trƣờng hợp đƣợc miễn giảm học phí theo quy định, những HSSV còn lại đƣợc vay vốn đều đƣợc vay mức vốn nhƣ nhau là 11 triệu đồng/năm học không phân biệt trình độ đào tạo. Nhu cầu vay vốn của HSSV cũng chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ trình độ đào tạo và ngành học mà HSSV đang theo học, vì học ở những ngành kỹ thuật nhu cầu và chi phí cao hơn nhiều so với ngành tự nhiên xã hội, hay học ở bậc đại học chi phí cũng cao hơn so với bậc cao đẳng, trung cấp. Vì vậy nên áp dụng mức vốn cho vay tùy vào từng trình độ mà HSSV đang theo học, bậc học càng cao thì nhu cầu vay vốn càng nhiều, do vậy mức vốn NHCSXH cho vay đƣợc áp dụng cho từng bậc học cụ thể.

3.4. NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HỒI NỢ VAY

- Ðể chƣơng trình tín dụng HSSV ngày càng một phát triển, thì việc bảo toàn và mở rộng vốn vay vô cùng quan trọng, muốn làm đƣợc điều này ngoài những giải pháp cho vay chúng ta cũng cần quan tâm đúng mực tới quá trình kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ vay. Việc này ngoài NHCSXH thì các Bộ ban ngành liên quan cũng phải cùng tham gia ngay từ bƣớc đầu bằng cách:

+ Làm tốt công tác hƣớng nghiệp, tƣ vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Hoạt động này nhằm giúp ngƣời học định hƣớng nghề nghiệp, lựa chọn ngành học, trình độ đào tạo phù hợp; chủ động, sáng tạo trong học tập, am hiểu ngành, nghề đang học để phát huy đƣợc năng lực sau khi tốt nghiệp; có thông tin về thị trƣờng lao động và tìm đƣợc việc làm phù hợp... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các trƣờng phải tƣ vấn, giới thiệu về chuyên ngành đào tạo, cũng nhƣ cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp để sinh viên biết; phải cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực, giúp đƣợc ngƣời phù hợp. Ðồng thời, đơn vị đào tạo cần tổ chức, tham gia giao lƣu, hội thảo, hội chợ việc làm, tƣ vấn cho sinh viên kỹ năng làm hồ sơ, viết đơn xin việc...

-83-

- Ngoài ra các trƣờng phải xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên tốt nghiệp theo từng năm học để cung cấp cho đơn vị sử dụng, khảo sát thống kê việc làm của ngƣời học sau khi tốt nghiệp, và đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành nghề đào tạo của trƣờng. Ðó là:

+ Ðổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tƣ để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thu hút nhiều lao động.

+ Ðầu tƣ từ ngân sách Trung ƣơng để thực hiện các dự án của chƣơng trình quốc gia về việc làm.

+ Xây dựng đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên.

+ Mở rộng và phát triển thị trƣờng lao động nƣớc ngoài, tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng lao động xuất khẩu.

+ Ðầu tƣ phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trƣờng lao động.

+ Tăng đầu tƣ phát triển dạy ngề nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lao động theo yêu cầu của thị trƣờng, đảm bảo đồng bộ giữa các yếu tố lao động, vốn, đất, công nghệ.

+ Hoàn thiện thể chế thị trƣờng lao động, tạo hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động…

3.5. CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY HSSV HSSV

Thông báo rộng rãi chƣơng trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn và quy trình vay vốn tín dụng đào tạo (kèm theo mẫu kê khai của HSSV khi vay).

Có thông tin kịp thời với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ LÐTB-XH và có cơ chế thông tin cho các nhà trƣờng về số lƣợng, danh sách HSSV đƣợc vay vốn để phối hợp trong việc nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay, thông tin về đối tƣợng không đƣợc vay (dừng học, thôi học, bị kỷ luật...) thu hồi nợ sau này.

-84-

3.6. SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BAN NGÀNH

Sở Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh Truyền hình, Báo Vĩnh Long và các ban, ngành, đoàn thể, hội liên quan: tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chƣơng trình tín dụng đối với HSSV là sự quan tâm của Đảng, của Nhà nƣớc, của chế độ đối với tƣơng lai của đất nƣớc, của dân tộc. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức cho nhân dân hiểu và nắm rõ, đồng thời hƣớng dẫn cho ngƣời có nhu cầu và đủ điều kiện đƣợc vay vốn cho con em đi học - không để phát sinh trƣờng hợp “HSSV trúng tuyển mà phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí”.

NHCSXH phối hợp với Chính quyền và các Hội đoàn thể địa phƣơng thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra nhằm phát hiện những trƣờng hợp xét duyệt sai đối tƣợng, sử dụng vốn sai mục đích…phải kiên quyết xử lý thu hồi nợ.

NHCSXH phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn cho tổ TK&VV, hội đoàn thể, ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lƣợng của chƣơng trình. Tích cực hợp tác với các trƣờng có HSSV có quan hệ vay vốn để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của các em.

Tăng cƣờng tổ chức công tác tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách tín dụng HSSV để bà con nhân dân, các cấp, các ngành hiểu cùng thực hiện.

NHCSXH phối hợp với cơ quan LĐTB-XH trong việc chỉ đạo Ban xoá đói giảm

nghèo cấp xã tham mƣu UBND xác nhận đối tƣợng vay vốn theo quy định. NHCSXH phối hợp với Sở GD-ĐT, UBND tỉnh trong khâu thông tin, tuyên truyền

và khâu kiểm tra, giám sát việc triển khai Quyết định 157 của Thủ tƣớng Chính phủ tại các Trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trực thuộc.

NHCSXH phối hợp với nhà trƣờng, Chính quyền địa phƣơng và Hội đoàn thể cấp xã trong việc quản lý đối tƣợng vay vốn trƣớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời xử lý những trƣờng hợp cho vay sai đối tƣợng, sử dụng vốn sai mục đích hoặc HSSV bỏ học, mắc tệ nạn xã hội….

-85-

Đảm bảo công khai, dân chủ trong thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với HSSV; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan có liên quan để đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tƣợng thụ hƣởng, khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp lợi dụng chính sách, cố ý thực hiện sai chế độ, sai chính sách đã quy định, ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất các tiêu cực có thể xảy ra.

NHCSXH tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở LĐTB-XH, UBND và Chính quyền địa phƣơng các cấp trong việc rà soát đối tƣợng đủ điều kiện vay vốn chƣơng trình tín dụng HSSV để có sự dự báo và lên kế hoạch nhu cầu vốn vay cụ thể từng thời kỳ,từ đó trình NHCSXH Việt Nam bổ sung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của từng năm học.

NHCSXH tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Nhà trƣờng và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là tận dụng những cơ sở sản xuất đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng trong chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm, để tạo điều kiện giới thiệu việc làm cho những sinh viên vay vốn sau khi ra trƣờng, tạo nên một quy trình khép kín trong quá trình cho vay, đảm bảo an toàn vốn. Đây có thể là một giải pháp mang tính chiến lƣợc và lâu dài, có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác cho vay, vừa giúp Ngân hàng dễ dàng trong việc quản lý vốn, vừa đạt đƣợc ý nghĩa kinh tế, xã hội mà chƣơng trình luôn hƣớng tới.

NHCSXH phối hợp với đài Phát thanh truyền hình, Báo Vĩnh Long, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành LĐTB-XH, GD-ĐT, các trƣờng ĐH, CĐ, các cơ sở đào tạo nghề để tuyên truyền chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách tín dụng HSSV đến từng ngƣời dân biết và thực hiện đúng chính sách. Nghiên cứu, cải tiến quy trình thủ tục hành chính giúp hộ vay vốn làm thủ tục thuận lợi.

Hiện nay khi tin học đã và đang thay thế cách quản lý hành chính cũ thì bài toán thu hồi vốn không phải là quá khó. Sự hợp tác giữa các ban ngành ví dụ nhƣ trong hệ thống ngân hàng hoặc giữa ngân hàng và các tổ chức tuyển dụng lao động sẽ đƣa đến một giải pháp thu hồi nợ hiệu quả. Khi các cơ quan tổ chức có sử dụng lao động là các SV có vay nợ thì họ có thể tiến hành trực tiếp chuyển một phần lƣơng phải trả cho ngƣời lao động cho NHCSXH. Sự hợp tác chặt chẽ, đồng bộ và nhịp nhàng giữa các ban ngành hứa hẹn một khả năng thu hồi nợ rất cao.

-86- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.7. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Một giải pháp nữa đƣợc đƣa ra đó là nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học. Ðây cũng chính là mục đích của chƣơng trình tín dụng ƣu đãi HSSV, khi SV đƣợc vay vốn

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh vĩnh long (Trang 94)