6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
1.5.2. Tổng quan về chính sách tín dụng học sinh sinh viên ở Việt Nam
Chính sách ƣu đãi tín dụng cho SV là một chính sách đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết của SV hiện nay, trong đó phải kể đến 03 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, bao gồm:
Quyết định 51/1998/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 02 tháng 3 năm 1998 về việc lập “Quỹ Tín Dụng dành cho sinh viên”.
Quyết Định 107/2006/QĐ-TTG ngày 18 tháng 5 năm 2006 về tín dụng với HSSV. Quyết Định 157/2007/QĐ-TTG ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín dụng đối với HSSV.
Về việc lập “Quỹ Tín Dụng dành cho sinh viên”: Có thể thấy ngay từ năm 1998 đã có những chính sách ban đầu về hỗ trợ SV vay vốn cho học tập, bằng việc thành lập Quỹ tín dụng dành cho SV nhƣng thực sự hoạt động của nó vẫn không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Cụ thể là việc tiếp cận với nguồn vốn vay trong giai đoạn này vẫn gặp rất nhiều khó khăn và ngân sách dành cho nó không nhiều, không đủ đáp ứng những nhu cầu của SV. Theo thống kê ngân sách ban đầu là 100 tỷ trong đó ngân sách Nhà Nƣớc chỉ đóng góp 30%, phần còn lại huy động từ các nguồn khác nhƣ đóng góp của các ngân hàng thƣơng mại, của các tổ chức...do vậy không thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu của SV. Mặt khác Nghị Định này cũng yêu cầu giao cho một ngân hàng Thƣơng mại hoặc ngân hàng Quốc doanh nên không tạo đƣợc động lực cho các ngân hàng này triển khai một cách tích cực hoạt động này, sở dĩ nhƣ vậy là do các khoản vay này mang tính rủi ro rất cao và với mức lãi suất cho vay tối đa của Quỹ bằng 50% mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn hoặc lãi suất cho vay thông thƣờng bình quân do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố. Trong giai đoạn này một trong những lý do làm cho SV khó tiếp cận với Quỹ Tín Dụng dành cho SV là do các hƣớng dẫn không cụ thể, việc tuyên truyền vẫn chƣa phổ biến rộng rãi, khi vay phải thế chấp và đối tƣợng vay cũng giới hạn trong những SV nghèo phải đƣợc chứng minh. Chính vì vậy Quỹ Tín Dụng dành cho SV hoạt động không hiệu quả trong suốt một thời gian dài. Trên thực tế nhu cầu vay vốn của SV là rất lớn mà hoạt động của Quỹ lại bị đình trệ một thời gian do không đủ nguồn vốn hoạt động đã gây ra rất nhiều khó khăn cho SV nghèo theo học tại các trƣờng Đại học.
-33-
Vào năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, trong đó tại điều 2 của chƣơng 1 quy định rõ về đối tƣợng đƣợc vay vốn ƣu đãi là HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề thay thế Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, từ ngày 01/02/2006 lập Quỹ tín dụng đào tạo, Ngân hàng Chính sách xã hội cho SV vay thông qua hộ gia đình, gia đình trực tiếp nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ. Mỗi gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có con đang học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đƣợc vay vốn tối đa 3 triệu đồng/năm học, với lãi suất ƣu đãi nhƣ cho vay đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện vay vốn thông qua hộ gia đình này chỉ đƣợc áp dụng cho các SV vay vốn lần đầu tiên. Còn đối với những SV đang tiếp tục hợp đồng tín dụng thì họ chỉ tiếp tục thực hiện quản lý, thu hồi nợ, phía ngân hàng sẽ không tiếp tục giải quyết để SV chuyển hình thức vay vốn thông qua các hộ gia đình.
Tiếp sau đó là Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về Tín dụng cho SV, quyết định này là một bƣớc chuyển đổi mạnh mẽ trong vấn đề tín dụng dành cho SV. So với Nghị Định về thành lập Quỹ Tín dụng dành cho SV thì quyết định này đã có những thay đổi trong cách thức huy động và quản lý vốn cũng nhƣ nới lỏng các quy định về cho vay đối với SV. Cụ thể ở đây, NHCSXH đƣợc giao nhiệm vụ để đảm bảo cung cấp các khoản vay cho HSSV, nguồn chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà Nƣớc, đối tƣợng vay cũng đƣợc quy định rõ ràng trong các văn bản, chỉ thị hƣớng dẫn, trong đó đối tƣợng vay vốn chỉ cần là các HSSV đang theo học tại các trƣờng Đại học, cao đẳng và trung cấp dạy nghề có hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình vay vốn cũng không cần thế chấp tài sản và mức lãi suất cho vay đƣợc ấn định là 0,65%/tháng, trong thời gian học chƣa cần trả ngay vốn và lãi. Tuy nhiên mức vay quy định của chính sách này là quá thấp: 300.000 đồng/tháng. Với mức sống vào thời kỳ đó thì mức cho vay nhƣ vậy chỉ có thể đáp ứng đƣợc ¼ nhu cầu sinh hoạt của SV, vì thế không thu hút SV với cách vay tín dụng ƣu đãi nhƣ thế này. Mặt khác vấn đề thiếu vốn và giải ngân chậm cũng là một thách thức không nhỏ đối với hiệu quả của chính sách. Đây là chính sách cho vay ƣu đãi nên nguồn vốn chỉ có một tỷ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay tiếp, còn chủ yếu phải đƣợc cân đối từ Ngân sách Nhà nƣớc, hàng năm cấp cho NHCSXH để cho vay. Tuy nhiên đến hết tháng 5/2010 đã đạt gần 70% kế hoạch cả
-34-
năm, trong khi đó số lƣợng HSSV trúng tuyển vào năm học mới tại các trƣờng Đại học, cao đẳng trong cả nƣớc tăng mạnh, lại bắt đầu vào năm học mới, nên nhu cầu vay cũng rất lớn. Sau một tháng triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, khối lƣợng tín dụng đối với HSSV đã đạt trên 785 tỷ đồng6, tăng gần 500 tỷ đồng so với dƣ nợ cho vay HSSV 12 năm trƣớc đây (290 tỷ đồng).
Về phối hợp thực hiện cho vay vốn cũng còn rất nhiều vƣớng mắc. Tại nhiều địa phƣơng, chính quyền không sẵn sàng xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho gia đình HSSV. Đặc biệt là, tại hầu hết các xã, phƣờng, với bệnh “thành tích” nên không ít địa phƣơng không đƣa gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào diện hộ nghèo, vì nhƣ vậy tỷ lệ hộ nghèo của địa phƣơng bị cao, ảnh hƣởng đến thành tích của địa phƣơng. Đó là chƣa kể tình trạng hành chính, quan liêu hay tiêu cực khác trong việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho HSSV để đƣợc vay vốn của NHCSXH. Đặc biệt là tại số đông các trƣờng đại học, cao đẳng, việc tạo điều kiện hỗ trợ cho HSSV vay vốn lại coi không phải là chức năng, nhiệm vụ của họ. Do đó nhiều Trƣờng thờ ơ với công việc này.
Về phƣơng thức cho vay, theo quy định hiện hành thì NHCSXH giải ngân trực tiếp cho gia đình HSSV ở địa phƣơng. Sau đó gia đình chuyển tiền cho con em học tập tại trƣờng, nếu chuyển qua NHCSXH thì không phải trả phí chuyển tiền. Đẩy mạnh cho vay, hệ thống NHCSXH đƣợc hƣởng cơ chế tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nên họ tích cực và chủ động triển khai, song sự thiếu hụt về nguồn vốn và thiếu sự phối hợp chặt chẽ đang là vƣớng mắc lớn trong triển khai chính sách tín dụng ƣu đãi học tập.
Để thay đổi cũng nhƣ giải quyết các vấn đề còn tồn đọng thì vào ngày 27/9/2007 Chính Phủ ra quyết định mới thay thế cho Nghị định 107/2007/QĐ-TTG đó là Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, trong đó đã có nhiều điều khoản rõ ràng, cụ thể và hợp lý hơn trƣớc. Ví dụ nhƣ tăng số tiền cho SV vay từ 300.000 đồng lên 800.000 đồng / tháng và lãi suất là 0,5%/ tháng. Ngoài ra cũng quy định rõ thời gian trả nợ là 09 năm (đối với SV học hệ đại học 4 năm), bên cạnh đó Chính phủ cũng đã có những văn bản quy định, hƣớng dẫn việc thực hiện quá trình cho vay vốn và giải ngân vốn tại các địa phƣơng
6
Thông báo Số 239/TB-VPCP, ngày 15/11/2007, Kết luận của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân về tín dụng đối với học sinh, sinh viên
-35-
thông qua NHCSXH. Các thủ tục vay vốn rất đơn giản, không cần thế chấp: HSSV chỉ cần giấy chứng nhận là SV của trƣờng và đơn xin vay vốn là có thể vay vốn tại các ngân hàng chính sách tại các địa phƣơng. Về vấn đề thiếu vốn thì chƣa thể giải quyết ngay nhƣng theo thông tin mới nhất: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 25/3/2008 về việc bố trí đủ vốn cho thực hiện chƣơng trình tín dụng đối với HSSV.
Tóm lại: Tín dụng cho HSSV ở Việt Nam đang ngày càng đƣợc mở rộng về đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách này cũng nhƣ nguồn tài chính để chƣơng trình tiếp tục thực hiện và đem lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực. Mục tiêu giai đoạn 5 năm (2010 - 2014), tổng nguồn vốn chƣơng trình sẽ tăng lên khoảng 70.000 tỷ đồng, phấn đấu “không để HSSV nào phải bỏ học vì thiếu tiền đi học”, tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 1%7, ở Vĩnh Long nói riêng năm 2014, tổng nguồn vốn chính sách của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long là 1.245,8 tỷ đồng, kế hoạch tăng trƣởng dƣ nợ 9% so với năm 2013. Ðể thực hiện mục tiêu này, NHCSXH tỉnh tập trung củng cố, kiện toàn hoạt động của mạng lƣới 2.988 tổ tiết kiệm và vay vốn, nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng bền vững8. Ngoài Ngân sách Nhà nƣớc, nguồn lực cho giáo dục đƣợc huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội đƣợc chia sẻ với ngƣời học và các hộ gia đình đảm bảo có đủ nguồn tài chính thực hiện giáo dục có chất lƣợng.
7Nguồn: Ông Dƣơng quyết Thắng tổng giám đốc NHCSXH , Ngân hàng chính sách xã hội-Bƣớc đột phá trong chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên
-36-
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI CHI NHÁNH VĨNH LONG
2.1.TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hƣởng của địa bàn trọng điểm phía Nam ở giữa trung tâm kinh tế quan trọng của Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trƣờng lớn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Ðặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trƣờng Ðại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tƣơng lai.
Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với Tỉnh Trà Vinh, Ðồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre. Cùng với mạng lƣới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ƣu thế về điều kiện nƣớc đối với nông nghiệp và là mạng lƣới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc. Với điều kiện tự nhiên ƣu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất đƣợc quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cƣ quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vƣờn là truyền thống của Tỉnh. Khu công nghiệp của Tỉnh phân bố theo trục lộ giao thông chính nhƣ: khu công nghiệp Bắc cổ chiên, khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hòa Phú, khu sản xuất gạch ngói dọc theo đƣờng Tỉnh 902... và ven sông Tiền với cảng Vĩnh Thái và khu sản xuất gạch ngói khá phát triển. Sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền - sông Hậu là trục giao thông thủy quan trọng của Tỉnh và ÐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu sản xuất công nghiệp mía đƣờng. Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh còn có sân bay quân sự nhƣng hiện nay khu vực
-37-
sân bay này đang xuống cấp và bị lấn chiếm, tuy nhiên đây cũng là một trong những lợi thế nếu đƣợc đầu tƣ nâng cấp hình thành sân bay dân dụng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh. Xu thế về giao thông thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long trong tƣơng lai.