Tỷ lệ HSSV vay vốn thoát khỏi khó khăn

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh vĩnh long (Trang 37)

6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

1.3.2.2.Tỷ lệ HSSV vay vốn thoát khỏi khó khăn

Tỷ lệ HSSV Tổng số HSSV vay vốn thoát khỏi khó khăn

vay vốn = x 100% thoát khỏi Tổng số HSSV vay vốn

khó khăn

Tỷ lệ HSSV vay vốn đã thoát khỏi khó khăn cho thấy phần trăm trên tổng số vốn ngân hàng cho HSSV vay đã đƣợc HSSV sử dụng và phát huy hiệu quả, giúp HSSV thoát khỏi khó khăn vƣơn lên trong học tập. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vốn ngân hàng đƣợc sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, điều đó phản ánh chất lƣợng tín dụng chính sách đối với HSSV ngày càng đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, tỷ lệ này thấp cho thấy vốn NH đã đƣợc sử dụng sai mục đích, điều này phản ánh chất lƣợng tín dụng chính sách đối với HSSV thấp. 1.3.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Dƣ nợ quá hạn HSSV x 100% Tổng dƣ nợ tín HSSV

Ðây là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào, bởi nó phản ánh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lƣợng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị khách hàng sử dụng sai mục đích, nhiều khoản nợ đến hạn nhƣng vì nhiều lý do không thu hồi đƣợc. Một bộ phận của nợ quá hạn mà NH phải quan tâm là nợ khó đòi, đó là một lời cảnh báo cho NH rằng hy vọng thu lại tiều cho vay trở nên mong manh. Nợ quá hạn tăng sẽ làm suy giảm khả năng tài chính của NH, sự bền vững trong hoạt động NH bị ảnh hƣởng.

-23-

(1) Nợ quá hạn đƣợc xác định là khoản nợ do khách hàng sử dụng sai mục đích xin vay, các khoản nợ đến hạn nhƣng khách hàng cố tình không trả hoặc đến kỳ hạn cuối cùng hộ vay không đƣợc gia hạn nợ.

(2) Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Thực tế, trƣớc đây các NHTM thực hiện chuyển nợ quá hạn theo quan điểm (1).

Ðặc điểm quan trọng trong cho vay HSSV là đối tƣợng khách hàng rộng lớn, món vay nhỏ, khi ra trƣờng đi làm việc ở nơi xa thiếu trách nhiệm trả nợ nên không tránh khỏi nợ quá hạn. Tuy nhiên, đối với các món cho vay HSSV, việc NH áp dụng biện pháp chuyển nợ quá hạn, lãi phạt quá hạn, ngừng không tiếp tục cho vay nữa… thƣờng không mang lại hiệu quả mong muốn bằng việc đánh giá từng bƣớc tình hình sử dụng vốn của HSSV, phân tích nguyên nhân rủi ro, tìm biện pháp giải quyết.

1.3.2.4. Qui mô tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn

Vòng quay vốn tín dụng =

Doanh số thu nợ trong kỳ

x 100% Dƣ nợ cho vay bình quân

Quy mô tín dụng thể hiện ở hai chỉ tiêu: tỷ trọng dƣ nợ tín dụng và tốc độ tăng trƣởng tín dụng đối với HSSV.

+ Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV:

Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng đối với HSSV = Dƣ nợ tín dụng HSSV x 100% Tổng dƣ nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với HSSV của NHCSXH so sánh với việc cho vay các đối tƣợng khác. Nếu chỉ tiêu này phản ánh việc ngân hàng chính sách có tập trung vào việc cho vay đối với HSSV và bên cạnh đó còn mở rộng cho vay các đối tƣợng khác nhằm mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo toàn diện.

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với HSSV: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đối với HSSV qua các năm.

-24- Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đối với HSSV = Dƣ nợ tín dụng HSSV năm sau x 100% Dƣ nợ tín dụng HSSV năm trƣớc

Chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đối với HSSV phản ánh nỗ lực của NH trong việc chuyển tải vốn tới HSSV và có biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng.

1.3.2.5. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng nhanh nhạy thể hiện chất lƣợng tín dụng tốt, tổng dƣ nợ trong kỳ lớn. Ngƣợc lại thể hiện tín dụng không tốt, thu nợ trong kỳ kém vốn tín dụng bị đóng băng. Theo công thức trên vòng quay vốn tín dụng phụ thuộc vào hai chỉ tiêu doanh số thu nợ trong kỳ càng cao thì vòng quay luân chuyển vốn càng nhanh và ngƣợc lại.

1.4. CƠ SỞ KHÁCH QUAN ĐỀ RA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI HSSV HSSV

Những năm qua với đƣờng lối và chiến lƣợc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực, là nhân tố quyết định sự tăng trƣởng của nền kinh tế và phát triển xã hội, vì thế nền giáo dục đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và toàn bộ xã hội đặc biệt quan tâm đầu tƣ phát triển. Để hỗ trợ những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng tài chính trang trải chi phí học tập, đặc biệt là HSSV thuộc diện chính sách xã hội, thuộc diện hộ nghèo và vùng sâu, vùng xa. Từ đó, Đảng ta đã đề ra chính sách hỗ trợ tín dụng đối với đối tƣợng này là một chủ trƣơng cần thiết vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Chƣơng trình tín dụng ƣu đãi đối với HSSV chỉ thực sự trở thành chƣơng trình tín dụng lớn và đi vào cuộc sống khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QÐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với HSSV thay thế Quyết định số 107/2006/QÐ-TTg. Ðây là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự ƣu việt của Ðảng và Nhà nƣớc ta, có ý nghĩa to lớn góp phần tạo sự bình đẳng về học tập trong xã hội, tạo cơ hội rộng mở cho con em các hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thực hiện đƣợc ƣớc mơ học tập của mình.

-25-

Chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157/2007/QÐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngoài những đặc điểm chung về tín dụng ƣu đãi của Chính phủ, đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác mà NHCSXH đang triển khai thực hiện cho vay các chƣơng trình nhƣ ƣu đãi về thủ tục, lãi suất, phƣơng thức phục vụ…, chƣơng trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn còn có những đặc điểm mang tính đặc thù riêng đó là:

 Thứ nhất, phƣơng thức cho vay chủ yếu thông qua hộ gia đình (trừ HSSV mồ côi) nên ngƣời vay không phải là ngƣời trực tiếp sử dụng vốn vay.

 Thứ hai, chƣơng trình tín dụng chính sách có tính xã hội hóa rất cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tham gia thực hiện từ việc tổ chức huy động vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi nợ khi đến hạn.

 Thứ ba, cho vay HSSV là cho vay tiêu dùng (vay để hỗ trợ chi phí cho việc đóng học phí, ăn ở, đi lại, mua sắm dụng cụ học tập…). Mức cho vay cao hơn so với chƣơng trình tín dụng khác mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay, các chƣơng trình tín dụng khác vay trên 30 triệu đồng thì phải thực hiện đảm bảo tiền vay. Thứ tƣ, giải ngân nhiều lần theo từng kỳ học, mức cho vay đƣợc Chính phủ điều chỉnh phù hợp với giá cả thị trƣờng, tình hình thực tế và mức học phí.

 Thứ năm, lãi suất luôn theo hƣớng ƣu đãi hơn so với một số chƣơng trình khác. Trong thời gian đang theo học tại các trƣờng cộng với một năm khi ra trƣờng HSSV chƣa phải trả nợ và trả lãi tiền vay, trƣờng hợp ngƣời vay trả nợ trƣớc hạn đƣợc giảm lãi tiền vay.

 Thứ sáu, đối tƣợng thụ hƣởng chƣơng trình đƣợc mở rộng, ngoài HSSV con em hộ nghèo còn có HSSV là con hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật, HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại không có khả năng lao động, HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cƣ trú; bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn có nhu cầu vay vốn để học nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-26-

Từ khi thực hiện Quyết định số 157/2007/QÐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV đến nay, chƣơng trình đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Nhà nƣớc đã dành một phần nguồn lực để cung cấp tín dụng ƣu đãi cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn đƣợc vay vốn học tập trong thời gian theo học tại các trƣờng chuyên nghiệp và dạy nghề, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi ngƣời đều có cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho sự phát triển của đất nƣớc, đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.Theo quyết định này chƣơng trình cho vay ƣu đãi đối với HSSV đang đƣợc thực hiện tại NHCSXH đã thể hiện sự quan tâm của Ðảng và Nhà nƣớc, có ý nghĩa to lớn, góp phần tạo sự bình đẳng về học tập trong xã hội, tạo cơ hội rộng mở cho con em các hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thực hiện đƣợc ƣớc mơ học tập của mình.Thời gian qua, chƣơng trình đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, giúp con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đƣợc học tập, đào tạo nghề và ổn định cuộc sống. Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc còn hạn hẹp, việc huy động vốn của NHCSXH còn khó khăn, điều này đã thể hiện sự nỗ lực, quan tâm của Chính phủ đến các HSSV có hoàn cảnh khó khăn.Trƣớc tình trạng HSSV không tìm đƣợc việc làm sau khi ra trƣờng, trong đó có nhiều HSSV là con em các gia đình khó khăn ngày càng gia tăng, tại văn bản số 86/TB-VPCP ngày 28/02/2013, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo NHCSXH nghiên cứu, gia hạn nợ thêm đối với các trƣờng hợp HSSV đã tốt nghiệp nhƣng gặp khó khăn về việc làm chƣa trả đƣợc nợ.

Mặc dù trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhƣng Ðảng và Nhà nƣớc vẫn đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo an sinh xã hội và dành nguồn vốn cho vay lĩnh vực này một cách phù hợp. Do có sự phối hợp và tích cực triển khai của nhiều Bộ, Ngành, ngay sau khi có Quyết định 157/2007/QÐ- ra đời, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai tới tất cả các sở giáo dục và đào tạo, các trƣờng đại học, học viện, các trƣờng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, thực hiện công tác tín dụng đào tạo đối với HSSV. Bộ đã chỉ đạo các trƣờng tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng đối với HSSV, thành lập trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ

-27-

với doanh nghiệp, để giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội kiếm việc làm và trả nợ ngân hàng.

Để giảm bớt tỷ lệ HSSV bỏ học do có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế và tạo điều kiện cho tất cả HSSV đã trúng tuyển vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong cả nƣớc, có thể học cho đến khi tốt nghiệp. Thủ tƣớng chính phủ đã đƣa ra các quyết định, chỉ thị liên quan đến chính sách “ tín dụng đối với HSSV ” nhƣ: Quyết định số 51/1998/QÐ-TTg ban hành ngày 02/3/1998, Quyết định Số 107/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2006, chỉ thị số 21/2007/CT-TTg ban hành ngày 4/9/2007, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 27/9/2007, Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03/06/20011, văn bản số 86/TB-VPCP ngày 28/02/2013, quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 19/7/2013, Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 06/06/2014….

1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

* Lăng Chánh Huệ Thảo( 2011), Phân tích mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên tại ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ. Đề tài này tác giả tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên qua đó xác định mức độ đáp ứng của ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ đối với nhu cầu vay vốn của HSSV và đồng thời đề ra các giải pháp để nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV tại NHCSXH.

* Trần Xuân Hải, 2009, Bàn thêm về chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên, tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 8/2009.Tác giả nhận định cho vay vốn học tập đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập tại các trƣờng cao đẳng, đại học và dạy nghề là một chủ trƣơng chính sách lớn của Nhà nƣớc. Chính sách này đã tạo điều kiện cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế có cơ hội học tập song trong quá trình triển khai thực hiện luôn gặp những khó khăn từ đối tƣợng đƣợc xét vay, mức vay và khó khăn từ việc thiếu vốn và thu hồi vốn. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt chƣơng trình tín dụng đối với HSSV.

* Hữu Hạnh, 2009, Thấy gì qua việc thực hiện chương trình tín dụng cho học sinh sinh viên nghèo, báo Khoa học và công nghệ tháng 4/2009. Trong bài báo này, tác giả đã tổng hợp số liệu mà ngân hàng CSXH cho HSSV vay vốn sau 01 năm thực hiện

-28-

quyết định 157/2007/QĐ-TTg. Theo kết quả này, trong năm học 2008-2009 HSSV đƣợc vay vốn đi học chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn cho vay của NHCSXH

* Nhóm tác giả khoa Tài Chính Ngân Hàng, trƣờng Đại học Hà Nội với đề tài

Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách Thành phố Hà Nội ( 2008), trong nghiên cứu nhóm tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung về tín dụng đối với HSSV của NHCSXH, thực trạng tín dụng đối với HSSV ở NHCSXH thành phố Hà Nội và đƣa ra giải pháp phát triển tín dụng đối với HSSV của NHSSXH thành phố Hà Nội.

* Nhóm tác giả trƣờng Đai học Ngân Hàng với đề tài Tín dụng đối với học sinh sinh viên. Nhóm tác giả này đã đƣa ra những nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng ƣu đãi của HSSV và đề ra các giải pháp phát triển tín dụng ƣu đãi cho HSSV.

Đánh giá tổng quát về các nghiên cứu trên: Những nghiên cứu đã nêu đều cho thấy chính sách tín dụng đối với HSSV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo điều kiện về vốn cho HSSV đang theo học các trƣờng dạy nghề, cao đẳng, đại học có cơ hội đƣợc học tập.Trên thực tế, số lƣợng HSSV cần vốn khá lớn trong khi nguồn vốn mà NHCSXH đáp ứng cho đối tƣợng này vẫn chƣa đủ.Tuy vậy, những nghiên cứu này chƣa đƣa ra giải pháp cụ thể để ngƣời vay vốn tiếp cận nguồn vốn này. Vì thế cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực để lƣợng HSSV tiếp cận đƣợc nguồn vốn này nhiều hơn nữa, đồng thời nguồn vốn NHCSXH cho vay là đúng đối tƣợng và ngƣời đƣợc vay vốn phải sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Có nhƣ vậy nguồn vốn tín

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh vĩnh long (Trang 37)