6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
2.5. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Do nhu cầu xã hội ngày càng cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật nên phần lớn học sinh ở các trƣờng Trung học và Cao đẳng khi tốt nghiệp ra trƣờng gặp khó trong vấn đề tìm kiếm việc làm, hạn chế khả năng trả nợ, trƣớc mắt không có nguồn thu nhập để thanh toán nợ đến hạn cho Ngân hàng, làm ảnh hƣởng đến nguồn vốn của Quỹ tín dụng đào tạo.
Nhu cầu vay của HSSV hàng năm (nhất là đầu các học kỳ) là rất lớn vì vậy khối lƣợng công việc cũng rất lớn; nhƣng đội ngũ cán bộ NHCSXH của chi nhánh còn mỏng nên đôi lúc, một vài trƣờng hợp, thời gian duyệt hồ sơ vay vốn chậm trễ, tuy chƣa có phản ánh nhƣng đã có khách hàng tỏ thái độ chƣa hài lòng.
Mức cho vay còn thấp chƣa phù hợp với mức tăng của giá cả thị trƣờng, việc xác nhận HSSV đang theo học tại các cơ sở đào tạo còn chƣa đầy đủ, kịp thời , một số trƣờng khi xác nhận chƣa ghi rõ thời gian đào tạo; UBND cấp xã tại một số địa phƣơng thực hiện việc khảo sát điều tra bổ sung chƣa kịp thời hộ nghèo, hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính…nên cũng gây khó khăn trong việc xét duyệt, bắt buộc ngƣời vay phải đi lại nhiều lần, kéo dài thời gian làm hồ sơ cho vay.
Theo quy trình công tác xét duyệt cho vay hộ nghèo là thuộc trách nhiệm của Ban xóa đói giảm nghèo và Chính quyền địa phƣơng, tuy nhiên thời gian qua một số địa phƣơng chƣa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm nhƣ: chƣa căn cứ theo chuẩn hộ nghèo nên số đối tƣợng đƣợc vay vốn hộ nghèo vƣợt nhiều so với số hộ nghèo ở địa phƣơng.
Trƣớc đây các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác và Tổ trƣởng tổ TK&VV đã đƣợc tập huấn nghiệp vụ, nhƣng đến nay đã có nhiều thay đổi về nhân sự của các đoàn thể và Ban quản lý tổ, nên việc quản lý, ghi chép sổ sách chƣa chặt chẽ và chƣa phối hợp chặt chẽ với NH để hƣớng dẫn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn nên đa số hộ vay đến liên hệ trực tiếp với NH, làm mất thời gian, tốn chi phí của khách hàng và tăng áp lực công việc đối với NH.
-74-
Một số hộ nghèo còn thiếu ý thức tự lực vƣơn lên, mặc dù đã đƣợc hƣởng chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc, nhƣng chƣa phát huy đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, là phải có kế hoạch sử dụng vốn sao cho khả năng sinh lợi mang lại cao nhất.
Ði cùng với những thành tựu đã đạt đƣợc thì chƣơng trình cũng còn một số tồn tại mà nếu không đƣợc giải quyết kịp thời thì sẽ làm mất đi ý nghĩa to lớn của chƣơng trình. Cụ thể nhƣ sau :
Thứ nhất về nguồn vốn cho vay:
Khó khăn lớn nhất trong khi thực hiện chƣơng trình là nguồn vốn để cho vay vì nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân và vốn huy động thông qua kênh phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh chủ yếu là ngắn hạn hoặc chỉ có thời hạn từ 02 đến 03 năm. Trong khi thời hạn vay vốn của chƣơng trình chủ yếu là trung và dài hạn (một HSSV vay vốn học chƣơng trình đại học có thể đƣợc vay với thời gian trên 10 năm). Nguồn vốn cho vay của chƣơng trình chủ yếu là từ Trung ƣơng chuyển về nên trong quá trình thực hiện đôi lúc chƣa đáp ứng kịp thời theo nhu cầu của các địa phƣơng, nên có thời điểm một số HSSV không đƣợc vay vốn kịp thời, làm cho các em và gia đình gặp khó khăn trong việc nộp học phí cũng nhƣ các chi phí khác trang trải cho việc học tập. Thời điểm giải ngân vốn thƣờng tập trung cao vào đầu năm học và đầu học kỳ. Thời gian giải ngân ngắn vì vậy có nhiều thời điểm do những khó khăn về vốn nên NHCSXH đã không thể huy động đƣợc vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của HSSV, ảnh hƣởng tới việc học tập của HSSV, con em các gia đình thuộc đối tƣợng thụ hƣởng chính sách.
Thứ hai về đối tượng cho vay:
Chƣơng trình của Việt Nam có mục tiêu chính là mục tiêu hỗ trợ đề án tăng học phí trong khuôn khổ công tác xã hội hóa giáo dục. Vì vậy, chƣơng trình rất dễ bị lợi dụng bằng cách cung cấp thông tin thiếu chính xác về thu nhập gia đình. Việc xác định hộ có hoàn cảnh khó khăn tạm thời về tài chính tại UBND cấp xã ở một vài nơi còn nhiều lúng túng khi thực hiện xác nhận. Thƣờng ở địa phƣơng nếu hộ có nhu cầu vay vốn cho con đi học, gia đình gặp khó khăn về tài chính nhƣng không do các nguyên nhân theo quy định tại quyết định 157/2007/QÐ-TTg (gồm: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh tật), UBND cấp xã vẫn xác nhận và đƣa vào danh sách hộ gia đình
-75-
có hoàn cảnh khó khăn về tài chính làm cho số lƣợng hộ gia đình vay vốn tăng nhanh gây áp lực lớn về nguồn vốn cho vay đặc biệt là giai đoạn đầu thực hiện chƣơng trình.
Bên cạnh đó cũng có hộ vay đến kỳ chậm trả. Vì vậy nợ quá hạn trong những năm gần đây có chiều hƣớng gia tăng, nguyên nhân do khi ra trƣờng một số em tốt nghiệp chƣa tìm đƣợc việc làm phù hợp hoặc việc làm có thu nhập thấp đồng thời hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, không đủ khả năng hoàn vốn theo cam kết nên ít quan tâm đến việc trả nợ ngân hàng. Mặc dù có nhiều ƣu đãi về mức vay, thời gian vay, lãi suất, thời gian trả nợ,…tuy nhiên với mức trả nợ trung bình khoảng 1.100.000đ/tháng cộng với toàn bộ lãi phát sinh của thời gian học phân bổ đều lại cho thời gian trả nợ thì áp lực trả nợ rất lớn. Vì khi mới ra trƣờng đa phần HSSV có thu nhập khoảng 2 - 2,7 triệu đồng/tháng nên việc trả nợ đúng hạn là một khó khăn rất lớn. Hiện nay nợ đến hạn từng kỳ rất khó thu và hộ vay đề nghị gia hạn nợ rất nhiều.
Theo NHCSXH chi nhánh Vĩnh Long tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại Vĩnh Long đạt 1.269 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2014 dƣ nợ tăng trƣởng là 9% tƣơng ứng khoảng 103 tỷ đồng, đến cuối năm 2014, Vĩnh Long đã đƣợc trung ƣơng và địa phƣơng bổ sung 127,7 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trƣởng 11,19%). Hiện cơ cấu nguồn vốn gồm: vốn cân đối từ Trung ƣơng là 1.184 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 93,3%), tăng 113 tỷ đồng so với đầu năm. Vốn huy động đƣợc Trung ƣơng cấp bù lãi suất là 66 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 5,2%), tăng 16 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó huy động từ tổ chức cá nhân là 9,3 tỷ đồng, huy động từ tiền gửi tiết kiệm của tổ TK&VV là 56,7 tỷ đồng. Vốn tài trợ, ủy thác tại địa phƣơng là 19 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 1,5%), tăng 13 tỷ đồng so với đầu năm. Còn ít học sinh học nghề vay tiền, theo phân loại của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, có 20.150 HSSV đang theo học các trƣờng ÐH, CÐ, TCCN vay vốn của chƣơng trình tín dụng ƣu đãi HSSV, chiếm 96,18% tổng số ngƣời đã vay vốn là HSSV với số tiền chiếm khoảng 98,08% trong tổng số tiền cho vay. Tỉ lệ HSSV các trƣờng nghề, nhất là học sinh học nghề dƣới một năm đƣợc vay vốn rất thấp. Ðối với học sinh học nghề trên 1 năm chiếm tỷ lệ 1,5% và học nghề dƣới 1 năm chiếm tỷ lệ dƣới 0,07% tổng số HSSV vay vốn. Ðây là việc sẽ phải điều chỉnh trong thời gian tới để khuyến khích HSSV vào học các trƣờng nghề. Theo lý giải của đại diện Tổng cục Dạy nghề nói chung và của trƣờng dạy nghề tại Vĩnh Long nói riêng nhóm học sinh học nghề có hoàn cảnh khó khăn nhất, không theo học ÐH và học nghề với mong muốn sẽ có một công việc, nhƣng khả năng kiếm
-76-
đƣợc việc làm để có thể trả nợ ngân hàng của nhóm học nghề hạn chế hơn nhiều các nhóm học ÐH hay cao đẳng có thể là lý do dẫn đến tâm lý ngại vay vốn. Các phân tích của Tổng cục Dạy nghề cho thấy, phần lớn ngƣời học nghề phải tự xoay xở và phải tự hành nghề sau khi học do nhu cầu của nền kinh tế không thể hấp thụ hết toàn bộ số học sinh dạy nghề; có những gia đình chƣa mạnh dạn vay vốn cho con em đi học vì họ lo rằng khi ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm nên không có tiền hoàn trả cho Nhà nƣớc.
Thứ ba: Có một thực trạng đó là sinh viên vay tiền trường không hề biết.
Trƣờng không nắm đƣợc số SV đƣợc vay vốn để theo dõi, đôn đốc HSSV sử dụng vốn vay đúng mục đích. Các địa phƣơng sau khi xác nhận cho HSSV vay vốn cũng không nắm đƣợc số HSSV đó còn theo học hay đã nghỉ thời gian sau đó.
Nhƣ vậy, cả địa phƣơng và nhà trƣờng chỉ xác nhận cho đối tƣợng vào thời điểm làm thủ tục vay vốn. Sự lỏng lẻo trong phối hợp giữa địa phƣơng, nhà trƣờng và ngân hàng chính là kẽ hở để lọt những trƣờng hợp không thuộc đối tƣợng thụ hƣởng và sử dụng vốn vay sai mục đích.
Trong báo cáo của Bộ GD-ÐT sau 03 năm triển khai thực hiện tín dụng cho HSSV theo Quyết định 157/QÐ-TTg thì đối tƣợng HSSV khó khăn chỉ chiếm 15,5%, đối tƣợng thuộc gia đình cận nghèo chiếm trên 63% nhƣng ranh giới giữa cận nghèo và nghèo rất khó xác định chính xác. Vì vậy thực tế sẽ còn nhiều đối tƣợng SV cần hỗ trợ nhƣng chƣa đƣợc xếp vào diện thụ hƣởng. Bên cạnh đó, đối tƣợng SV các trƣờng sƣ phạm đã đƣợc miễn học phí hoàn toàn nhƣng vẫn đƣợc xác nhận cho vay vốn với mức ngang bằng HSSV học trƣờng khác là không công bằng.
Thứ tưlà thông tin hạn chế:
Phần lớn các trƣờng thuộc khối dạy nghề chƣa thực hiện cấp mã trƣờng, mã số HSSV kịp thời, vì vậy khi HSSV vay vốn còn thiếu mã trƣờng, mã số nên việc cập nhật thông tin chƣa đƣợc chính xác. Việc xác nhận thông tin của một số trƣờng trên giấy xác nhận chƣa ghi rõ thời gian đào tạo, SV thuộc diện… vì vậy để bổ sung đầy đủ bắt buộc ngƣời vay phải đi lại nhiều lần, kéo dài thời gian làm hồ sơ cho vay. Một số HSSV chƣa hiểu hết ý nghĩa của việc sử dụng vốn vay và trách nhiệm hoàn trả cùng gia đình.
-77-
Theo Sở LÐTB - XH tỉnh Vĩnh Long, chƣa có sự phối hợp thực hiện đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể nên công tác tuyên truyền chính sách tín dụng cho HSSV chƣa sâu rộng: nhiều hộ gia đình thuộc đối tƣợng đƣợc vay vốn nắm chƣa chắc các vấn đề liên quan tới chính sách vay tín dụng HSSV; nhiều gia đình không dám vay vốn vì lo ngại việc trả đƣợc vốn.
Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay thƣờng gặp khó khăn do thiếu thông tin từ địa phƣơng, rất khó có thể kiểm soát đƣợc số tiền vay đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm chƣa có dẫn đến phát sinh một số vi phạm trong quá trình triển khai nhƣ: một số HSSV sử dụng vốn vay để mua sắm tài sản, không phục vụ mục đích học tập, sinh hoạt không tiết kiệm.
Sở GD-ÐT rất khó khăn trong việc rà soát, xác định số lƣợng HSSV trúng tuyển có nhu cầu vay vốn ở địa phƣơng do không nắm đƣợc số SV trúng tuyển. Phần lớn các trƣờng ÐH, CÐ, TCCN, dạy nghề chỉ nắm đƣợc số SV mà trƣờng ký xác nhận làm thủ tục vay vốn. Còn số đƣợc vay trên thực tế không nắm đƣợc.
Thứ nămlà sinh viên còn khó khăn trong thủ tục giấy tờ:
Một trong những điểm khó khăn đối với cho SV nghèo vay vốn tín dụng ƣu đãi là các thủ tục để đƣợc xác nhận hoàn cảnh khó khăn của SV tại địa phƣơng và việc tìm hiểu và làm các thủ tục để vay. Có một thực tế, do căn bệnh thành tích nên rất nhiều địa phƣơng không đƣa số gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào diện hộ nghèo. Ðó là chƣa kể tình trạng hành chính, quan liêu hay tiêu cực trong việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho HSSV để đƣợc vay vốn của NHCSXH. Bên cạnh đó nhiều trƣờng ÐH, CÐ coi việc tạo điều kiện hỗ trợ cho HSSV vay vốn không phải là chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy rất nhiều SV gặp khó khăn trong việc tiếp cận và vay nguồn vốn tín dụng ƣu tiên này của Chính phủ
Tóm lại: Chƣơng 2 nêu lên thực trạng tín dụng HSSV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, với những kết quả đã đạt đƣợc trong 05 năm từ năm 2010 đến năm 2014. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi HSSV nhƣ khó khăn về nguồn vốn cho vay, về đối tƣợng đƣợc vay cũng nhƣ khó khăn về thủ tục, hồ sơ xin vay,... Những kết quả đạt đƣợc và tồn tại đó là cơ sở quan trọng để
-78-
bƣớc qua chƣơng 3 tác giả đƣa ra các giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt đạt đƣợc.
-79-
CHƢƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ƢU ĐÃI CHO HỌC SINH SINH VIÊN
Với những tồn tại, khó khăn về nguồn vốn cho vay, đối tƣợng cho vay, thông tin, khó khăn trong thủ tục giấy tờ đã nêu trong phần thực trạng, tác giả đƣa ra một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn của HSSV: