MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƢU ĐÃI HSSV

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh vĩnh long (Trang 33)

6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

1.2.MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƢU ĐÃI HSSV

Có thể nói, vốn tín dụng ƣu đãi đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn vƣợt qua đƣợc gánh nặng về tài chính, đảm bảo thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc không để một HSSV nào đỗ đại học, cao đẳng phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Ý nghĩa hơn là chƣơng trình tín dụng HSSV không những góp phần thúc đẩy phong trào học tập ở các vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn mà đã tạo sự gắn kết công tác tín dụng ƣu đãi với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện “chế độ cho vay ƣu đãi để học Đại học, Cao đẳng và dạy nghề” đƣợc ban hành ngày 04/9/12007 của Thủ tƣớng chính phủ. Hơn một năm thực hiện, chính sách tín dụng đối với HSSV đã thực sự góp phần hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt cho quá trình học tại trƣờng. Bên cạnh đó, đây là một chủ trƣơng, chính sách lớn của nhà nƣớc với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ cho đất nƣớc. Chính sách này tạo điều kiện cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về cuộc sống có điều kiện tiếp tục đến trƣờng. Đất nƣớc không lãng phí nguồn nhân lực cho tƣơng lai.

Chỉ thị số 40-CT/TW ban hành ngày 22/11/2014 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua đồng vốn tín dụng ƣu đãi đã phát huy hiệu quả, giúp hàng triệu các đối tƣợng chính sách có cơ hội vƣơn lên thoát nghèo. Chỉ thị nêu rõ tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện là một giải pháp sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách mà Chính phủ đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Đây là một chƣơng trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Chƣơng trình cũng đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, tạo sự bình đẳng trong

-19-

giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc trong tƣơng lai.

Mặt khác chính sách nhằm mục tiêu giảm bớt áp lực lên Ngân sách Nhà nƣớc, mở rộng hệ thống Giáo dục - Đào tạo, đáp ứng nguồn lao động cho các ngành trong nền kinh tế, giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của họ (chính họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm với số tiền đƣợc vay ƣu đãi đó). Bên cạnh những mục đích cần đạt đƣợc của chính sách tín dụng đối với HSSV thì chính sách còn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Chính sách còn là một trong các chính sách của nhà nƣớc nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo công bằng cho HSSV tiếp cận với nền giáo dục có chất lƣợng cao hơn, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục quốc gia, cho sinh viên vay vốn về bản chất là để tăng thêm mức gánh chịu chi phí của sinh viên, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc theo cách chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại sang tƣơng lai khi sinh viên “đã có khả năng chi trả”.Chính sách này có ƣu điểm rất lớn so với chính sách miễn, giảm học phí. Để chứng minh, tác giả thực hiện một phân tích nhỏ nhƣ sau:

-20-

Hình 2: Chính sách miễn/giảm học phí cho học sinh, sinh viên

Nghĩa là: Chính sách học phí thấp hoặc miễn đƣa ra nhằm mục đích giải quyết công bằng xã hội vì để đƣợc miễn, giảm học phí thì đối tƣợng đó nằm trong diện ƣu tiên. Tuy vậy nếu miễn giảm quá nhiều sẽ không đủ tiền để đào tạo do vậy phải bù. Nhà

Giải quyết công bằng xã hội

Học phí thấp/miễn

Không đủ đào tạo

Nhà nƣớc

Dân

Gia đình

-21-

nƣớc sẽ đứng ra bù cho những đối tƣợng đó, nhƣng tiền Nhà nƣớc bù lại do ngƣời dân đóng góp. Dân đóng góp sẽ gồm hai thành phần, một là những gia đình có con em đang là sinh viên, hai là những gia đình không có con em là sinh viên đi học. Những gia đình không có con em học đại học lại có 02 trƣờng hợp: hoặc là con em họ chƣa đến tuổi học ở trình độ cao đẳng, đại học; hoặc con em họ thi rớt đại học nên không đƣợc học.Nếu vậy sẽ dẫn đến tình trạng gia đình không có sinh viên sẽ bù học phí cho những gia đình có sinh viên.Tóm lại chính sách học phí là không công bằng.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh vĩnh long (Trang 33)