6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long
2.1.2.1.Về nông nghiệp
Vĩnh Long thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp năm 2013 gần 119 ngàn ha, chiếm 78,23% diện tích tự nhiên; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên đất đai màu mỡ, nƣớc ngọt quanh năm phục vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hƣớng toàn diện. Khai thác những lợi thế đó, tỉnh Vĩnh Long đã phân bổ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng: khu vực đất liền sẽ tập trung trồng lúa, cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi bò, lợn, gà và nuôi trồng thuỷ sản; các cù lao trên sông là nơi có điều kiện thổ nhƣỡng thích hợp trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nuôi cá trong các mƣơng vƣờn, vùng bãi bồi ven sông, ven cù lao. Từ sự phân bổ này, ngành nông nghiệp Vĩnh Long đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm hƣớng tới mục tiêu đƣa kinh tế vƣờn thành thế mạnh thứ hai trong sản xuất nông nghiệp, qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp tăng trƣởng liên tục và bền vững theo vùng sinh thái, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lƣợng và giá trị cao, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, mang lại giá trị ngày càng tăng trên một đơn vị diện tích.
Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp, đem lại giá trị thu nhập cao hơn cho ngƣời nông dân và phá thế độc canh cây lúa, tỉnh Vĩnh Long chủ trƣơng đƣa giá trị kinh tế từ vƣờn cây ăn quả thành thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Trong những năm qua, ngƣời dân Vĩnh Long đã tích cực cải tạo vƣờn tạp, vƣờn kém hiệu quả, tận dụng diện tích ngoài đê bao để lập vƣờn và trồng các lọai cây có giá trị kinh tế, góp phần đƣa diện tích vƣờn cây ăn quả của tỉnh lên gần 50 nghìn ha năm 2014. Đặc biệt, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây đặc sản nhƣ: cam sành ở Tam Bình, bƣởi Năm Roi ở Bình Minh, nhãn, chôm chôm ở Long Hồ…
Do làm tốt công tác thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đƣa giống lúa chất lƣợng cao vào sản xuất nên năng suất lúa tăng theo từng năm. Vì thế, tuy diện tích gieo trồng lúa giảm, nhƣng sản lƣợng lúa vẫn tăng và đã đạt trên 01 triệu tấn.
-38-
Bên cạnh đó, việc đƣa rau màu xuống ruộng đã tạo bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Long. Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu và luân canh cây màu trên ruộng lúa diễn ra rộng khắp. Những mô hình chuyên canh rau màu an toàn, mô hình 3 vụ màu/năm; 2 lúa - 1 màu, 02 màu - 01 lúa, 01 lúa - 03 màu…, các vùng chuyên canh màu tập trung đã mang lại giá trị cao trên 01 đơn vị diện tích.
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng có những chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có trên 390 ngàn con heo, gần 75 ngàn con bò và gần 06 triệu con gia cầm. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh theo hƣớng phát triển các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh và các mô hình xen canh, diện tích nuôi trồng thủy sản gần 2,5 ngàn ha, trong đó khoảng 450 ha nuôi cá tra thâm canh và khoảng 650 lồng bè nuôi cá, cho sản lƣợng hàng năm khoảng 150 ngàn tấn và chủ yếu làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Trong tƣơng lai, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại và khai thác thế mạnh về nuôi thủy sản phục vụ cho chế biến xuất khẩu là lĩnh vực ƣu tiên trong định hƣớng phát triển của tỉnh.
2.1.2.2.Về công nghiệp
Vĩnh Long luôn là một trong các tỉnh đứng đầu cả nƣớc trong việc thu hút đầu tƣ thông qua những chính sách mời gọi hợp lý, cởi mở và cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tƣ, phát triển.
Cơ sở hạ tầng:Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 02 khu công nghiệp, 01 tuyến công nghiệp và sẽ có 03 khu công nghiệp mới cùng với các cụm công nghiệp.
Khu công nghiệp Hoà Phú, giai đoạn 1: Quy mô 122,16 ha, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, hiện đã lấp đầy 100% đất công nghiệp với 16 doanh nghiệp, trong đó có 07 nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với vốn đầu tƣ 99,74 triệu USD và 09 nhà đầu tƣ trong nƣớc với vốn đầu tƣ trên 644 tỷ đồng. Giai đoạn 2: Quy mô 129,91 ha, san lấp mặt bằng đạt trên 25%. Hình thức xây dựng cuốn chiếu nên sẵn sàng đáp ứng cho nhà đầu tƣ thứ cấp thuê đất.
Khu công nghiệp Bình Minh: Quy mô 131,5 ha, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 75% và đã cho thuê 47 ha, chiếm 55% đất công nghiệp với 10 doanh nghiệp, trong đó
-39-
có 01 đầu tƣ nƣớc ngoài với vốn đăng ký đầu tƣ là 14 triệu USD và 09 đầu tƣ trong nƣớc với vốn đăng ký đầu tƣ trên 1.087 tỷ đồng.
Ngoài các khu công nghiệp hiện hữu, Thủ tƣớng Chính phủ đã đồng ý cho Vĩnh Long quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Đông Bình với diện tích 350 ha; Khu công nghiệp An Định với diện tích 200 ha và Khu công nghiệp Bình Tân với diện tích 400 ha.
Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: Khu IV với diện tích 30 ha, san lấp đạt 72% khối lƣợng và đã có 2/5 doanh nghiệp hoạt động, vốn đăng ký đầu tƣ là 7,4 triệu USD và 1.394 tỷ đồng.
Cụm công nghiệp: Tỉnh đã quy hoạch phát triển 13 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tại các huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích trên 642 ha và giai đoạn năm 2016-2020 là 6 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với diện tích là 242 ha. Đã có 7 cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, diện tích 354 ha và đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 5 nhà đầu tƣ.