6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
* Lăng Chánh Huệ Thảo( 2011), Phân tích mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên tại ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ. Đề tài này tác giả tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên qua đó xác định mức độ đáp ứng của ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ đối với nhu cầu vay vốn của HSSV và đồng thời đề ra các giải pháp để nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV tại NHCSXH.
* Trần Xuân Hải, 2009, Bàn thêm về chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên, tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 8/2009.Tác giả nhận định cho vay vốn học tập đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập tại các trƣờng cao đẳng, đại học và dạy nghề là một chủ trƣơng chính sách lớn của Nhà nƣớc. Chính sách này đã tạo điều kiện cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế có cơ hội học tập song trong quá trình triển khai thực hiện luôn gặp những khó khăn từ đối tƣợng đƣợc xét vay, mức vay và khó khăn từ việc thiếu vốn và thu hồi vốn. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt chƣơng trình tín dụng đối với HSSV.
* Hữu Hạnh, 2009, Thấy gì qua việc thực hiện chương trình tín dụng cho học sinh sinh viên nghèo, báo Khoa học và công nghệ tháng 4/2009. Trong bài báo này, tác giả đã tổng hợp số liệu mà ngân hàng CSXH cho HSSV vay vốn sau 01 năm thực hiện
-28-
quyết định 157/2007/QĐ-TTg. Theo kết quả này, trong năm học 2008-2009 HSSV đƣợc vay vốn đi học chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn cho vay của NHCSXH
* Nhóm tác giả khoa Tài Chính Ngân Hàng, trƣờng Đại học Hà Nội với đề tài
Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách Thành phố Hà Nội ( 2008), trong nghiên cứu nhóm tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung về tín dụng đối với HSSV của NHCSXH, thực trạng tín dụng đối với HSSV ở NHCSXH thành phố Hà Nội và đƣa ra giải pháp phát triển tín dụng đối với HSSV của NHSSXH thành phố Hà Nội.
* Nhóm tác giả trƣờng Đai học Ngân Hàng với đề tài Tín dụng đối với học sinh sinh viên. Nhóm tác giả này đã đƣa ra những nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng ƣu đãi của HSSV và đề ra các giải pháp phát triển tín dụng ƣu đãi cho HSSV.
Đánh giá tổng quát về các nghiên cứu trên: Những nghiên cứu đã nêu đều cho thấy chính sách tín dụng đối với HSSV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo điều kiện về vốn cho HSSV đang theo học các trƣờng dạy nghề, cao đẳng, đại học có cơ hội đƣợc học tập.Trên thực tế, số lƣợng HSSV cần vốn khá lớn trong khi nguồn vốn mà NHCSXH đáp ứng cho đối tƣợng này vẫn chƣa đủ.Tuy vậy, những nghiên cứu này chƣa đƣa ra giải pháp cụ thể để ngƣời vay vốn tiếp cận nguồn vốn này. Vì thế cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực để lƣợng HSSV tiếp cận đƣợc nguồn vốn này nhiều hơn nữa, đồng thời nguồn vốn NHCSXH cho vay là đúng đối tƣợng và ngƣời đƣợc vay vốn phải sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Có nhƣ vậy nguồn vốn tín dụng đối với HSSV mới thực sự có ý nghĩa.
Nguồn vốn tín dụng ƣu đãi rất quan trọng đối với HSSV nhất là HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Để thực hiện đƣợc mục tiêu tín dụng ƣu đãi HSSV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, tác giả đƣa ra 03 mục tiêu cụ thể: trƣớc tiên tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng vốn tín dụng HSSV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua đó thấy đƣợc những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế, tiếp đó đƣa ra các giải pháp mở rộng tín dụng ƣu đãi cho HSSV.
-29-