KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 tại công ty cổ phần xi măng tây đô (Trang 91)

b. Dự báo định lƣợng

4.6. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

4.6.1. Kế hoạch tiền mặt

Công ty có chính sách là không tồn quỹ tiền mặt vào ngày kết thúc niên độ, vì thế nếu trong kỳ có phát sinh nhu cầu tiền mặt thì công ty sẽ rút tiền gửi ngân hàng về để sử dụng. Vào ngày kết thúc niên độ thì tất cả tiền mặt sẽ đƣợc gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.

Nợ gốc vay năm trƣớc của công ty theo kế hoạch sẽ đƣợc trả hết trong quý 1 năm 2013, lãi suất 12% / năm, lãi vay đã trả hết trong năm trƣớc.

Trong kỳ nếu cân đối thu chi không đảm bảo đƣợc số dƣ tiền mặt tối thiểu đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty sẽ vay ngân hàng. Cuối niên độ khi công ty có lƣợng tiền mặt dƣ thừa sẽ tiến hành trả nợ vay ngân hàng, lãi suất là 10% / năm.

Bảng 4.27: KẾ HOẠCH TIỀN MẶT NĂM 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm Các dòng thu tiền mặt (1)

1. Số dƣ tiền mặt đầu kỳ - 206 8,241 816 -

2. Thu từ bán hàng, cung cấp DV 224.904 229.614 207.578 235.217 897.314

Tổng thu tiền mặt trong kỳ 224.904 229.408 199.337 234.402 897.314 Các dòng chi tiền mặt (2)

1. Mua nguyên vật liệu 143.003 143.184 129.411 146.588 562.186

2. Tiền lƣơng trực tiếp 6.083 6.191 5.593 6.330 24.197

3. Chi phí sản xuất chung 32.214 32.962 29.960 34.160 129.296

4. Chi phí quản lý 5.759 5.866 5.358 6.019 23.002

5. Chi phí bán hàng và tiếp thị 4.812 4.884 4.523 4.983 19.201

6. Trả nợ vay ngân hàng kỳ trƣớc 9.417 9.417

7. Chi phí lãi vay -

8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.919 2.919 2.919 2.919 11.677

9. Thuế GTGT 22.490 22.961 20.758 23.522 89.731

Tổng chi tiền mặt trong kỳ 226.698 218.967 198.522 224.520 868.708 Cân đối thu chi (3) (1.794) 10.441 816 9.881 28.606 Phần tài chính (4) 1. Vay nợ 2.000 2.000 2. Trả nợ vay a. Trả nợ gốc (2.000) (2000) b.Trả lãi vay (200) (200) Tổng phần tài chính 2.000 (2.200) - - (200) Số dƣ tiền mặt cuối kỳ 206 8.241 816 9.881 9.881 (Nguồn: Tự thực hiện)

4.6.2. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 4.28: TÍNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN Bảng 4.28: TÍNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm 2013 Cả năm 2013

Chi phí sản xuất trên 1 tấn sản phẩm PCB.30 (1) triệu đồng 1,248 1,248

Sản lƣợng tiêu thụ PCB.30 (2) tấn 29.306 50.081

Chi phí sản xuất trên 1 tấn sản phẩm PCB.40 (3) triệu đồng 1,356 1,356

Sản lƣợng tiêu thụ PCB.40 (4) tấn 241.322 483.753

Giá vốn hàng bán

(5) = (1) * (2) + (3) * (4) triệu đồng 363.807 718.470

(Nguồn: Tự thực hiện)

Bảng 4.29: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DỰ KIẾN

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 Cả năm 2013 Doanh thu bán hàng 454.519 897.314

Các khoản giảm trừ doanh thu 45.495 89.731

Doanh thu thuần về bán hàng 409.024 807.583

Giá vốn hàng bán 363.807 718.470

Lợi nhuận gộp về bán hàng 45.217 89.113

Chi phí bán hàng 9.696 19.201

Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.625 23.002

Chi phí lãi vay 200 200

Tổng lợi nhận kế toán trƣớc thuế 23.696 46.710

Chi phí thuế TNDN 5.924 11.677

Lợi nhuận sau thuế TNDN 17.772 35.032

4.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2013 Bảng 4.30: DỰ TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ KIẾN Bảng 4.30: DỰ TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ KIẾN

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 SO VỚI CÙNG KỲ NĂM 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền %

Doanh thu thuần về bán hàng 377.723 409.024 31.301 8,29

Giá vốn hàng bán 332.612 363.807 31.195 9,38

Lợi nhuận gộp về bán hàng 45.111 45.217 106 0,23

Chi phí bán hàng 4.872 9.696 4.824 99,01

Chi phí quản lý doanh nghiệp 13.389 11.625 (1.764) (13,17) Chi phí hoạt động tài chính 9.417 200 (9.217) (97,88) Tổng lợi nhận kế toán trƣớc thuế 19.544 23.696 4.152 21,24

Chi phí thuế TNDN 4.309 5.924 1.615 37,48

Lợi nhuận sau thuế TNDN 15.235 17.772 2.537 16,65

(Nguồn: Tự thực hiện)

Nhận xét:

Thông qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 có chiều hƣớng tốt hơn cụ thể: doanh thu thuần tăng 31.301 triệu đồng, thêm 8,29% so với 6 tháng đầu 2012, đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng nhƣng tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu dẫn đến lợi nhuận gộp tăng nhẹ 0,23% so với 6 tháng đầu 2012. Lợi nhuận sau thuế tăng 2.537 triệu đồng, thêm 16,65% so với 6 tháng đầu 2012. Điều này có thể giải thích là do các khoản chi phí của công ty dần dần đƣợc giảm xuống, cụ thể là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính làm cho lợi nhuận công ty cao hơn.

Bên cạnh đó là chính sách quản lý chi phí của công ty ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển ổn định của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Kết quả kế hoạch 6 tháng đầu năm 2013 của công ty là khá tốt, tình hình

CHƢƠNG 5

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5.1. GIẢI PHÁP VỀ CUNG ỨNG

- Khảo sát, đánh giá thêm nhà cung ứng mới để thay thế các nhà cung ứng cũ

đảm bảo cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

- Đƣa ra những chính sách hợp tác lâu dài với những nhà cung cấp hiện có và

những nhà cung cấp mới. Ví dụ nhƣ công ty có thể hỗ trợ vốn cho các nhà cung cấp khi họ gặp khó khăn, để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Hay đối với những nhà phân phối có qui mô nhỏ, mới thành lập, ít kinh nghiệm, năng lực bán hàng yếu kém, công ty cần xem xét hỗ trợ về vốn để mở rộng quy mô, cử nhân viên có kinh nghiệm quản lý và bán hàng xuống hỗ trợ.

5.2. GIẢI PHÁP TĂNG LƢỢNG TIÊU THỤ SẢN PHẦM

- Công ty cần xây dựng lại, cải tiến website sinh động, thƣờng xuyên cập nhật và cung cấp đầy đủ những thông tin về công ty, áp dụng chế độ đang ký mua hàng qua website nhằm giúp khách hàng ngày một tiện lợi an toàn.

- Công ty cần giữ vững ƣu thế cạnh tranh tuyệt đối là xi măng PCB.40 cƣờng

độ cao, ổn định để tạo sự khác biệt hóa mà công ty đã rất thành công. - Về chính sách chiết khấu bán hàng:

Công ty cần thƣờng xuyên áp dụng các mức chiết khấu để hấp dẫn thị trƣờng, nhất là mức chiết khấu lũy tiến theo sản lƣợng.

Ngoài ra, Công ty cần chú đến những mùa tiêu thụ thấp điểm trong năm nhƣ từ tháng 8, tháng 9 để có những chƣơng trình khuyến mãi phù hợp. Để tạo đƣợc sự hấp dẫn, Công ty cần thƣờng xuyên cập nhật, so sánh chính sách đối thủ nhất là Holcim, Chinfon, Hà Tiên để giữ tính cạnh tranh.

- Bộ phận marketing cần tiến hành kiểm tra các đại lý về thực hiện chính sách khuyến mãi, ƣu đãi, trợ giá, chiết khấu cho khách hàng, để cho khách hàng thực sự hƣởng đƣợc từ những chính sách đó.

5.3. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ

- Tích cực thực hiện công tác kiểm tra đột xuất các đại lý trực thuộc để kịp

giá,… đều bị chặn từ các đại lý, ngƣời sử dụng xi măng không thật sự hƣởng từ những chính sách này nhằm tiến hành xử lý nghiêm những trƣờng hợp cố ý vi phạm.

- Thực hiện quản lý tốt quá trình sản xuất cũng nhƣ quá trình quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2000 tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát đầy đủ đến từng công đoạn từ nguyên liệu đến thành phẩm qua từng thiết bị để xác định kịp thời và xử lý các sản phẩm không phù hợp, phòng ngừa những sản phẩm sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣ yêu cầu.

- Bố trí thời gian sản xuất trong giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí.

- Quản lý tốt công tác kiểm tra, bảo trì định kỳ máy móc, thiết bị sản xuất nhƣ máy nghiền, cẩu cạp, máy đóng bao, băng tải, …

5.4. GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH

- Đảm bảo nguồn vốn dự trữ khi giá nguyên liệu đầu vào biến động, khi nguồn cung không đủ nhằm đảm bảo nguồn cung.

- Phân tích nhu cầu vốn và tìm nguồn tài trợ: Để đẩy mạnh vốn tự có, công ty

có thể phát hành cổ phiếu và dùng chúng để trả cổ tức cho cổ đông – giải pháp này có thể nhận đƣợc sự đồng tình cao của cổ đông vì nó mang đến lợi ích cho công ty hoặc giảm tỷ lệ chia lãi cổ phần cho cổ đông, tăng lợi nhuận giữ lại.

- Triển khai các luật mới về công tác kế toán nhƣ: luật kế toán, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật doanh nghiệp và các chế độ chính sách tài chính mới ban hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Xây dựng tốt kế hoạch tài chính, quản lý dòng tiền một cách linh hoạt và

hiệu quả, nâng cao năng lực phân tích tài chính. Thƣờng xuyên cập nhật xác định lại giá thành kế hoạch làm cơ sở định giá bán và kiểm soát chi phí sản xuất.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Xi măng là một ngành công nghiệp rất cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngƣợc lại quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển ngành xi măng. Khi nền kinh tế phát triển nhu cầu xi măng công nghiệp xây dựng tăng cao, khi nền kinh tế rơi vào khó khăn suy thoái, ngành xi măng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Trƣớc tình đó, qua những phân tích trên và với một bản kế hoạch kinh doanh đƣợc lập dựa trên việc kết hợp mọi yếu tố nhƣ tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình sử dụng chi phí cho sản xuất kinh doanh, cho quản lý và bán hàng, tình hình tài chính, marketing thì ta thấy công ty hoàn toàn có khả năng hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Những phân tích về môi trƣờng sản xuất kinh doanh, về tình hình thị trƣờng sẽ giúp cho công ty nắm bắt đƣợc những cơ hội để phát huy thế mạnh hiện có của mình, đồng thời linh hoạt, chủ động đƣa ra những giải pháp để khắc phục các khó khăn sẽ nảy sinh trong tƣơng lai để hoàn thành kế hoạch đặt ra, giữ vững thị phần và ngày càng chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng trong khi đang có nhiều công ty xi măng lớn tham gia vào thị trƣờng phía Nam.

Qua việc phân tích hoàn cảnh nội tại của công ty cũng nhƣ sự tác động của các yếu tố môi trƣờng bên ngoài đến công ty, ta thấy trong những năm qua công ty đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định: Tạo dựng cơ sở kinh doanh khang trang, tạo công ăn việc làm cho hơn 192 nhân viên công ty, là doanh nghiệp đầu tiên thành lập trung tâm bảo hành chất lƣợng sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng, tạo đƣợc uy tín, chất lƣợng xi măng, hình ảnh công ty trong lòng khách hàng,... Bên cạnh đó, công ty còn một số hạn chế nhƣ: nguồn nguyên liệu hay biến động, còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng, hoạt động của bộ phận marketing còn yếu, chính sách bán hàng chƣa quan tâm nhiều đến ngƣời tiêu dung trực tiếp, hệ thống phân phối xi măng phụ thuộc hoàn toàn vào các đại lý,…

Tuy nhiên kế hoạch đƣợc lập chỉ là một định hƣớng cho công ty, công ty có thể sẽ đạt đƣợc kết quả thấp hơn kế hoạch, hoặc vƣợt kế hoạch đặt ra, điều này còn tuỳ thuộc vào sƣ quan tâm của các cấp quản lý đến tình hình mọi mặt của

công ty, linh hoạt vận dụng kinh nghiệm và kiến thức trong quản lý, tính toán và đƣa ra đƣợc những biện pháp tối ƣu trong từng trƣờng hợp cụ thể phát sinh ngoài kế hoạch, để đạt đƣợc những kết quả tốt nhất cho công ty.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Về phía cơ quan nhà nƣớc

Nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng cao chỉ khi ngành xây dựng phát triển cùng với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vì vậy đề tài có một số kiến nghị đối với Chính phủ nhƣ sau:

- Giám sát chặt chẽ gói kích cầu để đến đúng tay đối tƣợng mà Chính phủ mong muốn là các doanh nghiệp, các dự án cơ sở hạ tầng, giải ngân đúng tiến độ.

- Có chính sách hỗ trợ công ty trong việc vay vốn và ƣu đãi hơn về thuế

cho công ty trong những năm tới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Cung cấp những thông tin về tình hình phát triển kinh tế và những định hƣớng phát triển kinh tế của vùng.

- Tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho công ty thông qua chính sách

và khuôn khổ pháp luật, thông thoáng hơn nhằm hỗ trợ cho hoạt động của công ty trong tƣơng lai.

- Tiếp tục chính sách tài chính tiền tệ ổn định để giúp cho ngành bất động sản, xây dựng phát triển bền vững lành mạnh.

6.2.2. Về phía Hiệp hội xi măng Việt Nam

- Hiệp hội cần có tiếng nói mạnh hơn nữa trong việc điều tiết về sản lƣợng, giá cả, cần có luật chống phá giá giữa các hãng xi măng, tránh độc quyền để ngành xi măng phát triển ổn định.

- Nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn mới về xi măng, bê tông để đáp

ứng các yêu cầu xây dựng ngày một khắc khe và thích ứng với xu hƣơng ngành xây dựng ví dụ tiêu chuẩn sử dụng đá mi, tro bay trong bê tông.

- Trƣớc việc thiếu nguồn vật liệu cơ bản tại đồng bằng sông Cửu Long,

các Cục quản lý xây dựng và Chất lƣợng công trình giao thông phải xem xét Tiêu chuẩn áp dụng vật liệu trong thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế ví dụ bê tông với cát mịn.

6.2.3. Về phía công ty

Nhu cầu tiêu thụ xi măng các tỉnh phía Nam theo thống kê 5 năm trở lại đây, thƣờng chiếm từ 38 - 40% nhu cầu xi măng cả nƣớc. Nếu nhu cầu cả nƣớc năm 2013 là 62,5 triệu tấn thì nhu cầu xi măng tại miền Nam khoảng 24 - 25 triệu tấn.

Mặc dù hiện tại thị trƣờng tiêu thụ xi măng vẫn còn nhiều tiềm năng nhƣng cũng không thể tính toán đến các nhà máy sản xuất xi măng sắp đi vào hoạt động, đây chính là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mà công ty cần phải lƣu ý. Trƣớc tình hình này thì công ty phải có những kế hoạch để chủ động kịp thời ứng phó với những thay đổi trong tƣơng lai. Ngoài những biện pháp đã đƣợc đƣa ra thì công ty có thể sử dụng thêm các biện pháp khác nhƣ:

- Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ, công ty cũng cần tăng cƣờng xây dựng

và quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm. Bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nƣớc, công ty nên chủ động tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu.

- Cải tiến tốt hơn nữa điều kiện lao động để công nhân luôn an tâm sản

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Tuấn Cƣờng, Lê Nguyên Hậu, Tạ Trí Nhân, Phạm Ngọc Thúy (chủ

biên) (2002), “Kế hoạch kinh doanh”, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM.

2. Bùi Đức Tuân (2006), “Giáo trình kế hoạch kinh doanh”, ĐH Kinh tế Quốc

dân, Khoa Kế hoạch và Phát triển Hà Nội.

3. Đỗ Thị Tuyết, Trƣơng Hòa Bình (2005),“Giáo trình Quản trị doanh nghiệp”,

Tủ sách ĐH Cần Thơ.

4. Trƣơng Chí Tiến (2006), “Quản trị sản xuất”, Tủ sách ĐH Cần Thơ.

5. Phạm Văn Dƣợc, Đặng Kim Cƣơng (2007), “Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê

6. Tài liệu Doanh nghiệp.

7. Các bài viết đăng trên trang web:

www.ximangtaydo.vn.

www.doanhnghiepviet.com.vn www.cantho.gov.vn

Lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 tại công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 tại công ty cổ phần xi măng tây đô (Trang 91)