PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 tại công ty cổ phần xi măng tây đô (Trang 54)

b. Dự báo định lƣợng

3.5. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH

3.5.1. Môi trƣờng vĩ mô

3.5.1.1. Yếu tố kinh tế

a.Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế thế giới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam có nhiều biến động cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.8: TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG GDP VIỆT MAM NĂM 2009– 2011 ĐVT: %

Năm 2009 2010 2011

GDP 5,3 6,78 5,89

(Nguồn: Thống kê Việt Nam và Thống kê TP Cần Thơ)

Năm 2009, do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tăng trƣởng GDP Việt Nam giảm chỉ đạt 5,3%. Đây vẫn là mức tăng trƣởng tƣơng đối cao so với mức tăng trƣởng thấp hoặc âm của các nƣớc trên thế giới. Trong năm 2010, GDP tăng trƣởng khả quan hơn đạt 6,78% là do chính sách kích kinh tế của chính phủ từ năm 2009 đến nay vẫn đƣợc triển khai, đồng thời nƣớc ta cũng có nhiều kinh nghiệm vƣợt qua khó khăn nhƣ lạm phát cao năm 2008 và suy giảm kinh tế năm 2009. Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng giảm chỉ đạt 5,89%, nguyên nhân do lạm phát năm 2010 của Việt Nam đã tăng lên cao mức hai con số (11,8%) vào cuối năm 2010 và đồng tiền Việt Nam bị trƣợt giá. Đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao đe dọa mục tiêu kìm chế lạm phát dƣới mức hai con số. Diễn biến trên đã ảnh hƣởng tiêu cực đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong năm. Nhìn chung, kinh tế thế giới vẫn chƣa thật sự thoát khỏi khủng

hoảng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nƣớc ta, có sự cảnh giác và nổ lực cần quan tâm

b. Thu nhập bình quân

Tốc độ tăng trƣởng thu nhập bình quân của ngƣời dân nƣớc ta tăng khá nhanh cụ thể nhƣ sau: Năm 2010, thu nhập bình quân đạt 1168 USD tăng 6,18% so với năm 2009. Năm 2011, thu nhập bình quân đạt 1.300 USD tăng 11,30% so với năm 2010. Điều này cho thấy đời sống ngƣời dân ngày đƣợc nâng cao. Khi đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, ngoài nhu cầu vui chơi giải trí thì ngƣời dân sẽ chú trọng hơn về vấn đề nhà cửa, việc ăn ở của bản thân và gia đình. Từ đó, nhu cầu xây dựng lại hoặc nâng cấp nhà ở của ngƣời dân ngày càng tăng. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của ngành nói chung và công ty nói riêng.

Mặc dù thu nhập của ngƣời dân tăng qua các năm nhƣng giá cả hàng hóa tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể do tình hình lạm phát nhiều biến động. Điều này làm ảnh hƣởng đến quyết định mua hàng của khách hàng cũng nhƣ tình hình kinh doanh của công ty, để giữ vững khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng công ty phải quan tâm nhiều đến chiến lƣợc giá và dịch vụ kèm theo.

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu ngƣời Việt Nam năm 2009 - 2011

1100 1168 1300 1000 1050 1100 1150 1200 1250 1300 1350

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm

U

S

D Thu nhập bình quân đầu ngƣời Việt Nam

Hình 3.4: THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƢỜI VIỆT NAM NĂM 2009 - 2011

c. Tỷ lệ lạm phát

Tình hình lạm phát ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Trong năm 2009 lạm phát ở nƣớc ta vẫn duy trì ở mức một con số, tuy nhiên đến năm 2010 và năm 2011 thì tỷ lệ lạm phát nƣớc ta đã vƣợt qua mức hai con số, cụ thể năm 2010 là 11,8% và đến năm 2011 kinh tế Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách do bị ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ và suy thoái nên tỷ lệ lạm phát ở nƣớc ta tăng cao 18,58%.

d.Lãi suất ngân hàng

Lãi suất ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Những năm vừa qua, lãi suất ngân hàng có nhiều sự biến đổi dƣới áp lực kìm chế lạm phát và mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đề ra của chính phủ, điều này gây áp lực trả lãi cho các doanh nghiệp cũng nhƣ hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hay đầu tƣ mới. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, trong đó có cả công ty cổ phần xi măng Tây Đô. Tuy nhiên, trong năm 2012 ngân hàng Nhà Nƣớc chính thức giảm lãi suất với mức lãi suất cho vay xuống 14,5% - 16,5%, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh.

e. Tốc độ đô thị hóa

Hiện nay tốc độ đô thị hóa ở đồng bằng Sông Cửu Long nhất là TP Cần Thơ diễn ra nhanh chóng. Nhiều công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ hệ thống công sở, công trình công cộng, khu dân cƣ, khu đô thị mới,… lần lƣợt ra đời nhƣ: xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bắc Ô Môn với diện tích đất 400 ha và tổng vốn đăng ký 164 triệu USD, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Thốt Nốt giai đoạn II, đầu tƣ hạ tầng khu công ngiệp Bình Tân, đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp Ô Môn, đầu tƣ xây dựng cảng Bình Minh, dự án đƣờng bộ cao tốc Cần Thơ – An Giang – Phnom Penh với tổng vốn đầu tƣ dự kiến 1.800 triệu USD.

f. Nhu cầu xi măng

Trong năm 2010 ngành xi măng sản xuất 51 triệu tấn, tiêu thụ 50,21 triệu tấn tăng 10% so với năm 2009. Năm 2011 toàn ngành công nghiệp xi măng đã sản xuất và tiêu thu 49,3 triệu tấn, đến năm 2012 nhu cầu xi măng là 55 triệu tấn – 56,5 triệu tấn tăng 11% – 12% so với năm 2011. Và dự báo nhu cầu xi măng trong

năm 2015 là 62,5 triệu tấn, năm 2020 là 70 triệu tấn (thông tin từ Bộ Xây dựng). Từ đó cho thấy nhu cầu tiêu thụ xi măng cho việc xây dựng ngày càng tăng.

g.Tình hình sát nhập giữa các công ty

Hiện nay xu hƣớng sát nhập giữa các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các tập đoàn đa ngành nhằm mục đích tái cơ cấu tổ chức, giảm đối thủ cạnh tranh nhỏ thông qua mua bán, sát nhập và mở rộng hoạt động sang các ngành khác. Điều này dẫn đến một lƣợng lớn các giao dịch diễn ra trong các ngành công nghiệp, năng lƣợng và vật liệu. Trong năm 2009, tháng 12 trong năm một thƣơng vụ sát nhập đáng chú ý là công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2 đồng ý sát nhập với công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1. Trong năm 2011 ngành ngân hàng có 2 vụ sát nhập thành công và 7 vụ đƣợc công bố, đáng chú ý nhất là vụ sát nhập giữa ngân hàng Viettin Bank và một ngân hàng Canada – Nova Scotia.

3.5.1.2. Yếu tố chính trị - Pháp luật

Việt nam là nƣớc có nền chính trị rất ổn định, điều này cho thấy một môi trƣờng kinh doanh an toàn và bền vững cho các nhà đầu tƣ cũng nhƣ các doanh nghiệp đang hoạt động. Tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hay mở rộng hệ thống kênh phân phối, thị trƣờng tiêu thụ. Với điểm thuận lợi đó, Đảng và Nhà nƣớc ta định hƣớng phát triển các thành phần kinh tế bằng cách phát huy lợi thế về ổn định chính trị, kêu gọi và thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó Nhà nƣớc còn có chính sách bảo hộ cho ngành xi măng.

Hiện nay, luật thành lập doanh nghiệp khá thông thoáng hơn, tình hình chính trị ở thành phố Cần Thơ trong những năm qua cũng rất ổn định, do đó đã thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ.

3.5.1.3. Yếu tố dân số - Văn hóa – Xã hội

Theo số liệu của Tổng cục thống kê dân số Việt Nam năm 2011 đạt gần 88 triệu ngƣời, tăng 1,04% so với năm 2010. Trong đó, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu ngƣời, chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5% so với năm trƣớc, dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu ngƣời, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% dân số.

Dân số thành phố Cần Thơ khá dồi dào, có truyền thống siêng năng, cần cù, nhạy bén và năng động, đặc biệt là cơ cấu lao động trẻ. Thành phố Cần Thơ

còn có hệ thống trƣờng lớp các ngành học từ phổ thông đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và dạy nghề, đƣợc phân bổ đều khắp địa bàn, rất thuận lợi cho công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ đang triển khai chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực tầm nhìn 2020 với tổng số vốn là 7.631 tỷ, điều đó cho thấy trình độ lao động sẽ ngày càng đƣợc nâng cao.

3.5.1.4. Yếu tố tự nhiên

Thành phố Cần Thơ là trung tâm của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Đông giáp Vĩnh Long, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Bắc giáp An Giang và phía Đông Bắc giáp Đồng Tháp. Đây là điều kiện thuận lợi cho cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thành phố Cần Thơ còn là cửa ngõ của vùng hạ lƣu sông Mê Kông; trên trục giao thƣơng của vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mƣời và thành phố Hồ Chí Minh. Cần Thơ là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ, giáo dục, du lịch, đào tạo khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của vùng đồng bằng Sông Cửu Long và cả nƣớc. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm xi măng. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có khí hậu điều hòa dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh, mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Do đó, vào đầu vụ nhiều công trình xây dựng đƣợc triển khai, từ đó tạo nên tính mùa vụ cho mặt hàng xi măng.

3.5.1.5. Yếu tố công nghệ

Công ty đã chủ động đầu tƣ những dây chuyền thiết bị tiên tiến do Trung Quốc sản xuất nhƣ: máy nghiền bi theo công nghệ Magotteaux của Pháp, phân ly O-sepa của Nhật, lọc bụi Fuller của Mỹ và máy đóng bao Harver của Đức,… tất cả hệ thống đƣợc vận hành tự động từ phòng điều khiển trung tâm bằng máy vi tính với phần mềm điều khiển do hãng Siemens Đức sản xuất. Từ trên màn hình máy tính ta có quan sát tất cả hệ thống, biết đƣợc tình trạng hoạt động của thiết bị. Công ty đã từng bƣớc xây dựng và áp dụng 5 hệ thống quản lý (HTQL) theo các tiêu chuẩn Quốc tế nhƣ: HTQL chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; HTQL chất lƣợng Phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; HTQL môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; HTQL trách

nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 và HTQL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001. Ngoài ra, Công ty còn trang bị vi tính cho tất cả nhân viên trong văn phòng nhằm giúp nhân viên nắm bắt đƣợc những biến động của thị trƣờng trong nƣớc và thế giới.

Tuy nhiên, môi trƣờng công nghệ đang phát triển và phát triển nhanh chóng nên Công ty cần cập nhật thƣờng xuyên hơn về tình hình đổi mới công nghệ đang diễn ra để tránh những rủi ro cũng nhƣ tận dụng những lợi thế mà sự phát triển công nghệ mang lại.

3.5.1.6. Yếu tố quốc tế

Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là gia nhập WTO vào năm 2007 đã tác động mạnh đến tình hình kinh tế trong những năm qua. Với những tác động mang tính tích cực cũng nhƣ tiêu cực, đã làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn và đi đến phá sản. Nhƣng phần lớn các doanh nghiệp trụ vững và phát triển. Đối với doanh nghiệp mới tham gia thị trƣờng thì càng khó khăn hơn vì họ phải thật bản lĩnh và có đủ sức cạnh tranh với tình trạng cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt nhƣ hiện nay.

Thực tế cho thấy khi gia nhập WTO, chúng ta có đƣợc sự bình đẳng trong chính sách thƣơng mại toàn cầu, có điều kiện học hỏi kinh nghiệm và khẳng định năng lực của mình trên đấu trƣờng quốc tế, đƣợc hƣởng một số ƣu đãi nhƣ tiếp cận thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nƣớc thành viên đƣợc cắt giảm,… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu và rộng. Đó là sự cạnh tranh giữa hàng hóa Việt Nam với các nƣớc trên thế giới, giữa doanh nghiệp trong nƣớc và ngoài nƣớc, giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

3.5.2. Môi trƣờng tác nghiệp 3.5.2.1. Yếu tố khách hàng 3.5.2.1. Yếu tố khách hàng

Xi măng là một sản phẩm có tính chất đặc thù riêng, vừa đƣợc xem là mặt hàng tiêu dùng vừa là mặt hàng công nghiệp nên khách hàng cũng có nhiều loại:

a.Khách hàng tiêu dùng: là các nhà thầu, hộ gia đình xây dựng… tham gia xây dựng, mục đích chính là mua xi măng để sử dụng cho các công trình xây dựng.

b.Khách hàng công nghiệp: là các cơ sở sản xuất gạch bông, tấm lợp fibro xi măng, trạm trộn bêtông, ống cống, trụ điện… dùng xi măng để tạo ra một sản phẩm mới từ xi măng.

Từng loại khách hàng trên phải có những đặc điểm riêng biệt mà ta cần nghiên cứu. Đối với khách hàng tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn vì có nhiều thƣơng hiệu xi măng, phần đông họ có thói quen ít trung thành với một thƣơng hiệu nào và nhạy cảm với sản phẩm mới, chính vậy họ tạo nên sức mạnh thƣơng lƣợng rất lớn, đây cũng là một mối đe dọa gây sức ép mạnh cho công ty

c. Đối với các nhà thầu xây dựng:

- Các chủ thầu xây dựng tư nhân công trình nhỏ: Họ thƣờng có những công trình nhỏ và vừa, phần lớn chủ hộ khoán gọn toàn bộ công trình, chủ hộ thƣờng tham khảo chủ thầu về chủng loại xi măng, vì thế tâm lý chung là sẽ sử dụng xi măng theo ý kiến chủ thầu.

- Đối với chủ thầu xây dựng công trình lớn: Phần lớn họ là những công ty nhà nƣớc, các công ty TNHH xây dựng… Trƣớc khi xây dựng họ phải tiến hành kiểm nghiệm mẫu xi măng, xem xét chất lƣợng, giá cả, điều kiện cung cấp,… rồi mới quyết định chọn hoặc lấy theo yêu cầu của chủ đầu tƣ công trình.

3.5.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô chủ yếu gồm một số đơn vị sản xuất trong nƣớc nhƣ: xi măng Holcim, xi măng Hà Tiên 2, xi măng Nghi Sơn, xi măng COTEC, xi măng Hoàng Thạch, xi măng Phúc Sơn, xi măng LAVILLA,… và các nhà máy xi măng địa phƣơng.

- Công ty xi măng Hà Tiên 2: Thành lập từ năm 1964 tại huyện Kiên Lƣơng tỉnh Kiên Giang, công suất hiện nay 1,2 triệu tấn năm. Đây là một trong những công ty lâu đời nhất Việt Nam, có bề dày kinh ngiệm và uy tín trong ngành xi măng. Ƣu thế là có nguồn nguyên liệu dồi dào chủ động trong việc khai thác các mỏ đá tại địa phƣơng, khả năng tài chính mạnh, hệ thống phân phối đƣợc thiết lập và duy trì từ lâu. Sắp tới sẽ cho ra đời một dây chuyền sản xuất clinker 900.000 tấn/năm và một trạm nghiền tại Long An công suất 500.000 tấn xi măng/năm.

- Công ty xi măng Holcim: Thành lập năm 1993 liên doanh giữa công ty xi măng Hà Tiên 1 với tập đoàn xi măng Holcim (Switzerland), tổng công suất 2

triệu tấn/năm. Sản phẩm có mặt khắp nơi từ đồng bằng sông Cửu Long đến thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông. Holcim là tên tuổi của tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tài chính rất mạnh, xi măng Holcim có mặt nhiều nơi trên thế giới.

- Công ty xi măng Hà Tiên 1: Là một trạm nghiền công suất 1,6 triệu tấn

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 tại công ty cổ phần xi măng tây đô (Trang 54)