2.5.1.1Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trƣởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quyết định tầm quan trọng này là sự tăng trƣởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác nhƣ tăng trƣởng xuất khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của ngƣời dân...
Việc áp dụng thống nhất Luật Đầu tƣ đối với cả đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài - phù hợp hơn với thực tiễn của đất nƣớc và với thông lệ quốc tế, đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, theo đó, loại hình doanh nghiệp đƣợc mở rộng, đa dạng dễ dàng cho nhà đầu tƣ lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình. Đây cũng là thời kỳ mà cơ sở hạ tầng đầu tƣ trong những năm qua đã bƣớc đầu phát huy đƣợc tác dụng.
Tốc độ tăng trƣởng GDP cao đã thúc đẩy các Doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng sản xuất bia hoạt động hiệu quả hơn. Các Công ty xây dựng nƣớc ngoài ngày càng quan tâm và tăng cƣờng đầu tƣ vào thị trƣờng của Việt Nam. Công ty Polyco là đơn vị xây lắp chuyên ngành nên việc tăng trưởng GDP chính là cơ hội cho Công ty để cung cấp nhiều hơn các dịch vụ hiện có của mình cho các khách hàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là thách thức đối với Công ty trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành vì sự tham gia ngày càng nhiều các công ty xây dựng lớn của nước ngoài, công ty liên doanh dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
2.5.1.2Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là một vấn đề rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay lạm phát đang ở rất cao thật sự đã tác động rất lớn đến nền kinh tế, nó làm cho lãi suất tăng làm giảm đầu tƣ và khi đầu tƣ giảm sẽ dẫn đến giảm tăng trƣởng kinh tế, ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nƣớc.
Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc đầu tư xây dựng mới các dự án mà Công ty Polyco là đối tác xây lắp chuyên ngành do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, các chi phí liên quan đều tăng làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
2.5.1.3 Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất, tỷ giá
Để đối phó với mức lạm phát cao nhƣ hiện nay, đối với bất cứ quốc gia nào, biện pháp chủ yếu vẫn là thắt chặt tiền tệ. Mà thắt chặt tiền tệ, dù bằng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ƣơng, đều dẫn tới làm tăng lãi suất trên thị trƣờng. Việc tăng lãi suất là cơ hội cho ngƣời dân khi gửi tiền tiết kiệm và tạo cơ hội cho Ngân hàng khi huy động đƣợc số lƣợng lớn tiền nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hạn chế việc tiêu dùng trong ngắn hạn để hƣởng lợi từ tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên đó lại là mối đe dọa cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ vì đƣơng nhiên khi vay vốn, chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tƣ hay không, vào những dự án nào để có thể
hoàn trả nợ với mức lãi suất mới. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không có lợi thế về vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tƣ mở rộng sản xuất. Đối với những ngƣời đã đầu tƣ và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt làm họ buộc phải tiết giảm các chi phí khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trƣờng.
Việc tăng lãi suất là nguy cơ cho sự phát triển của Công ty Polyco vì định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là tổ chức đầu tư các dự án chuyên ngành và mua mới các trang thiết bị phục vụ sản xuất để bổ sung cho các thiết bị cũ hiện không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường và đa phần trong đó phải đi vay từ Ngân hàng.
2.5.1.4 Phân tích ảnh hưởng của các sự kiện chính trị
Sự thay đổi của các sự kiện chính trị trong nƣớc và quốc tế đều có những ảnh hƣởng nhất định đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Đó là, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, việc cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc cũng đƣợc đẩy mạnh hơn, môi trƣờng pháp lý của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo quy định chung của WTO
Việc gia nhập WTO đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực Bia rƣợu nƣớc giải khát, đặc biệt là việc các Tập đoàn Bia rƣợu nƣớc giải khát lớn tham gia hợp tác, đầu tƣ xây dựng các công trình Bia rƣợu nƣớc giải khát tăng lên đáng kể là cơ hội cho Công ty Polyco tham gia đấu thầu các gói thầu lớn của đối tác nƣớc ngoài sẽ có giá cao hơn nên mang lại hiệu quả kinh doanh cao từ đó có những chiến lƣợc phát triển thị trƣờng xây lắp chuyên ngành của mình để tiến xa hơn trong con đƣờng hội nhập. Bên cạnh đó cũng có những thách thức mà Công ty sẽ gặp phải nhƣ chảy máu chát xám, đối thủ cạnh tranh nhiều hơn.
2.5.1.5Phân tích quy hoạch phát triển ngành Bia rượu nước giải khát Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
Ngày 21/5, tại Quyết định số 2435/QĐ-BCT, Bộ Công Thƣơng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Mục tiêu cụ thể đƣợc đặt ra nhƣ sau: Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Ngành giai đoạn 2006-2010 đạt 12%/năm. Giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm. Đến năm 2013 sản lƣợng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rƣợu công nghiệp, 2 tỷ lít nƣớc giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 70 triệu đến 80 triệu USD. Đến năm 2015, sản lƣợng sản xuất đạt 4 tỷ lít bia, 188 triệu lít rƣợu công nghiệp, 4 tỷ lít nƣớc giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 140-150 triệu USD. Đến năm 2025, sản lƣợng sản xuất đạt 6 tỷ lít bia, 440 triệu lít rƣợu công nghiệp, 11 tỷ lít nƣớc giải khát.
Đối với Ngành Bia, tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nâng công suất các nhà máy hiện có của các doanh nghiệp lớn, sản phẩm có thƣơng hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả toàn Ngành; xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/năm trở lên; mở rộng hợp tác quốc tế.
Đối với Ngành Rƣợu, khuyến khích phát triển sản xuất rƣợu quy mô công nghiệp chất lƣợng cao với công nghệ hiện đại, giảm dần rƣợu nấu thủ công quy mô gia đình, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu quốc gia; khuyến khích các làng nghề xây dựng các cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp, công nghệ tiên tiến; khuyến khích phát triển sản xuất rƣợu vang từ các loại quả tƣơi gắn với phát triển các vùng nguyên liệu ở các địa phƣơng.
Đối với Ngành Nƣớc giải khát, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ sản xuất nƣớc giải khát với thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nƣớc giải khát sử dụng nguyên liệu trong nƣớc gắn với việc xây dựng vùng nguyên liệu tại các địa phƣơng, trong đó ƣu tiên đối với các doanh nghiệp sản xuất nƣớc giải khát từ hoa quả tƣơi và các loại nƣớc giải khát bổ dƣỡng
Về phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo: Tăng cƣờng phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học, công nghệ, đầu tƣ trang thiết bị, nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ của ngành; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và đạt chuẩn quốc tế để triển khai thành công các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và điều hành các dự án cả trong và ngoài nƣớc.
Tóm lại: Quy hoạch phát triển của ngành bia rƣợu nƣớc giải khát rất rõ ràng, có chủ trƣơng và đƣờng lối của Bộ công thƣơng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi về tài chính, chính sách và hành lang pháp lý nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong đó lĩnh vực xây lắp các công trình công nghiệp chuyên ngành bia rƣợu sẽ phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Polyco phát huy sức mạnh nội lực, thể hiện uy tín và thƣơng hiệu là đơn vị xây lắp chuyên ngành trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó nếu tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới vẫn tiếp tục khó khăn thì các dự án chuẩn bị triển khai có thể chậm hoặc chƣa đầu tƣ khi đó quy hoạch sẽ không nhƣ dự kiến sẽ ảnh hƣởng lớn đến chiến lƣợc phát triển của công ty hiện tại và tƣơng lai.
2.5.1.6Phân tích nhu cầu phát triển xây lắp ngành bia rượu nước giải khát Việt Nam
Theo quy hoạch phát triển của ngành Bia rƣợu, nƣớc giải khát Việt Nam thì hiện nay và các năm tiếp theo, các dự án về sản xuất bia rƣợu nƣớc giải khát sẽ đƣợc tích cực triển khai để sớm đƣa vào vận hành nhằm đáp ứng ngày càng tăng về nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.
Để đảm bảo Polyco là đơn vị xây lắp chuyên ngành đảm nhận thực hiện tốt các dự án của ngành Bia rƣợu nƣớc giải khát, mục tiêu chiến lƣợc về dịch vụ của Công ty Polycon là phải biết hoạch định kế hoạch cho mình trong thời gian tới tập trung cho nhiệm vụ phát triển sản xuất và dịch vụ chuyên ngành, trong đó định hƣớng sẽ tự chủ đƣợc các nguyên vật liệu đầu vào của các dự án mà Polyco sẽ thực hiện, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công tác sản xuất của Polyco trong tƣơng lai. Song song với những thuận lợi thì Polyco cũng có những khó khăn nhất định nhƣ sẽ có nhiều đơn vị thành viên trong ngành cạnh tranh, tranh giành công việc khi đó sẽ giảm giá thành, ảnh hƣởng đến lợi nhuận.
2.5.1.7 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể quản trị tốt thị trƣờng, khách hàng và mục tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các doanh nghiệp cần xác định đƣợc đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân tích các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thấy đƣợc tầm quan trọng, cũng nhƣ cách xác định, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp quản trị đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn.
Xây lắp chuyên ngành hiện nay của Công ty Polyco có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành Bia rƣợu và các đối thủ ngoài ngành. Tuy nhiên, để có thể tập trung làm rõ việc hoạch định chiến lƣợc cho lĩnh vực dịch vụ chủ yếu và quan trọng nhất của Công ty, trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh và trong khuôn khổ của luận văn của mình, tôi lựa chọn việc tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh lĩnh vực gia công chế tạo cơ khí và xây lắp.
i) Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực Xây lắp
Là lĩnh vực xây lắp chuyên ngành đòi hỏi một sự đầu tƣ lớn, nhiều công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, thi công rất phức tạp, phải có trang thiết bị hiện đại, trình độ nhân lực cao từ khâu thiết kế, xây lắp và chuyển giao. Nếu xét trong phạm vi chuyên xây lắp các công trình côngnghiệp và dân dụng cho ngành Bia rƣợu nƣớc giải khát thì Công ty Polyco hiện là một trong những đơn vị đứng đầu cả nƣớc về xây lắp chuyên ngành. Tuy vậy, để làm rõ hơn bức tranh cạnh tranh trong lĩnh vực này khi chính sách có sự thay đổi, tôi lựa chọn ba đối thủ cạnh tranh điển hình để làm cơ sở so sánh khả năng cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Bia rƣợu nƣớc giải khát nhƣ sau:
Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí Vũng Tàu
Công ty Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đƣợc thành lập năm 1983 với chức năng cung cấp
các dịch vụ chuyên ngành công nghiệp dầu khí, dân dụng và các ngành công nghiệp khác.
Hơn 25 năm xây dựng và phát triển, PVC-MS lớn mạnh không ngừng với một đội ngũ công nhân viên trên 900 ngƣời trong đó có hơn 200 cán bộ có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sƣ đƣợc đào tạo trong và ngoài nƣớc và trên 220 thợ hàn có chứng chỉ Quốc tế. Ngoài ra, PVC-MS sở hữu nhiều chủng loại trang thiết bị đồng bộ, một xƣởng cơ khí và một bãi cảng chế tạo kết cấu kim loại hiện đại đang đƣợc xây dựng và sẽ sớm đƣợc đƣa vào sử dụng.
Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí
Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng dầu khí (PVC-IC) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Trải qua hơn 26 năm hình thành và phát triển, đến nay PVC-IC đã khẳng định đƣợc vị thế và sự lớn mạnh của mình trong đầu tƣ xây dựng công nghiệp và dân dụng của ngành dầu khí và của đất nƣớc. Vƣơn lên trở thành Tổng thầu EPC, có đủ năng lực và kinh nghiệm xây dựng các công trình có quy mô từ 4 tầng hầm và hơn 30 tầng nổi. PVC-IC đã và đang đổi mới công tác điều hành, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đổi mới công nghệ, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại phục vụ thi công. Hƣớng tới mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng dầu khí luôn đảm bảo tốt chất lƣợng sản phẩm cung cấp, xem chất lƣợng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng nhƣ sự sống còn của công ty.
Với khả năng tài chính cùng với đội ngũ cán bộ, kỹ sƣ, công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, Công ty PVC-IC đã, đang và sẽ trở thành một công ty mạnh trong ngành xây dựng Việt Nam, sẵn sàng nhận thầu và tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nƣớc. (Nguồn: PVC-IC.VN)
Tổng Công ty lắp máy Việt Nam
Tổng công ty lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt: LILAMA) - là doanh nghiệp Nhà nƣớc, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nƣớc sau chiến tranh. Trong những năm từ 1975, LILAMA đã lắp đặt nhiều nhà máy thủy điện từ Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công nghiệp Việt Trì, Thƣợng Đình v.v...Góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng XHCN ở miền Bắc. LILAMA đã lắp đặt thành công và đƣa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế nhƣ: thủy điện