Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty cơ nhiệt điện lạnh bách khoa giai đoạn 2014 2018 luận văn ths (Trang 37)

Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm ngày 31/12/2013 là 746 ngƣời, cơ cấu lao động phân theo trình độ đƣợc thể hiện ở Bảng 2.2 nhƣ sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động tại Công ty

Nguồn nhân lực Số

lƣợng

Tỷ lệ (%)

Đại học và trên đại học 149 20

Cao đẳng, trung cấp và cán sự 121 16

Công nhân kỹ thuật hoặc tƣơng đƣơng 476 64

Tổng cộng 746 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự và Đào tạo Công ty Polyco)

2.4.3. Tình hình đầu tư

Nhằm nâng cao vai trò và năng lực của Công ty Polyco trong những năm tiếp theo, trong năm 2013 Polyco đã quyết định đầu tƣ nhiều thiết bị máy móc hiện đại

Tổng Giám đốc Ban Giám đốc Phòng Tổ chức nhân sự và đào tạo Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Tài chính Kế toán Phòng kỹ thuật an toàn Phòng đầu tƣ Phòng kinh tế kế hoạch Phòng vật tƣ thiết bị

tiên tiến nhất trên thế giới với tổng mức đầu tƣ lên đến 127 tỷ đồng. Nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cƣờng năng lực gia công chế tạo bồn Tank, nồi nấu và kết cấu kim loại, chủ động về sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cƣờng đầu tƣ đội ngũ cán bộ Khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề tiến tới làm chủ thị trƣờng đang phát triển về chế tạo, xây dựng các hệ thống tank chứa, công nghệ hoá thực phẩm, dây chuyền chiết tự động phục vụ phát triển chung của ngành.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng cũng nhƣ về tiến độ thi công các công trình Polyco đã và đang thi công cũng nhƣ công tác lập hồ sơ dự thầu để thắng thầu các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi yêu cầu công nghệ cao trong thời gian tới,…các công trình này đòi hỏi nhu cầu vận chuyển thiết bị, vật tƣ cho các công trình là rất lớn mà thiết bị thuê bên ngoài rất bị động và mất thời gian ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ thi công các công trình, đồng thời ảnh hƣởng đến hiệu quả, chi phí giá thành thi công của đơn vị. Do vậy hàng năm Công ty luôn luôn đầu tƣ năng cao năng lực máy móc thiết bị để đáp ứng các nhu cầu trên.

2.4.4. Tình hình sản xuất

Là một Công ty chuyên xây lắp trong lĩnh vực các công trình về bia rƣợu nƣớc giải khát nên tỷ trọng sản lƣợng xây lắp chiếm rất cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây và định hƣớng phát triển cho tƣơng lai thì cơ cấu giá trị sản lƣợng theo hƣớng tăng dần giá trị sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản lƣợng xây lắp

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản lƣợng

St Cơ cấu

giá trị sản lƣợng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ghi chú

1 Xây lắp chuyên ngành 100 % 90% 85%

2 Kinh doanh dịch vụ 5% 5%

3 Sản xuất công nghiệp 5% 10%

2.4.5. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2011 – 2013

Trong giai đoạn 2011 - 2013, Công ty đạt đƣợc các kết quả kinh doanh cụ thể thể hiện trong Bảng 2.4 nhƣ sau:

100% 0% 0%

Xây lắp chuyên ngành Kinh doanh dịch vụ Sản xuất công nghiệp

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG NĂM 2011

90%

5% 5%

Xây lắp chuyên ngành Kinh doanh dịch v ụ Sản xuất công nghiệ p

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN LƢỢNG NĂM 2012

85%

5% 10%

Xây lắp chuyên ngành Kinh doanh dịch vụ Sản xuất công nghiệp

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính giai đoạn 2011 - 2013 Tên chỉ tiêu Đvt Kết quả thực hiện qua các năm 2011 2012 2013 Doanh thu tỷ đồng 321,40 528,61 571,06 Lợi nhuận ròng tỷ đồng 6,04 11,79 20,32

Thu nhập bình quân (VNĐ/ngƣời/tháng) triệu đồng 5,1 6,1 7 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Polyco)

2.4.6. Mục tiêu chiến lược chung của Công ty giai đoạn 2011-2013

2.4.6.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh

Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn Công ty củng cố và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là:

- Phát triển Công ty thành đơn vị xây lắp chuyên ngành mạnh, có tiềm năng kỹ thuật, công nghệ, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, trong đó lấy nhiệm vụ xây lắp đƣờng ống, tank, hệ thống thiết bị công nghệ hoá thực phẩm, sửa chữa bảo dƣỡng các công trình công nghiệp làm trọng tâm.

- Đầu tƣ phát triển các nguồn lực của Công ty đủ năng lực thực hiện tốt các dự án EPC trong các lĩnh vực thuộc chức năng của Công ty.

- Đầu tƣ mở rộng sản xuất để khép kín đƣợc quá trình xây lắp từ khâu mua sắm vật tƣ thiết bị, kể cả vật tƣ thiết bị ngoại nhập, đến các khâu gia công chế tạo, xây lắp, sửa chữa bảo dƣỡng công trình, giảm tối đa việc lệ thuộc vào thầu phụ.

- Đầu tƣ vốn và tăng dần tỷ trọng giá trị sản lƣợng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

2.4.6.2. Mục tiêu cạnh tranh trên thị trường

- Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lƣợc trong các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, cung ứng vật tƣ thiết bị, đầu tƣ xây dựng, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, cung ứng nhân lực; nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, đảm bảo uy tín với khách hàng; Xây dựng sản phẩm đặc thù của Công ty nhằm tạo thƣơng hiệu có uy tín trên thị trƣờng.

2.4.6.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực

- Tăng quy mô về vốn thông qua các phƣơng thức huy động vốn thích hợp theo quy định của luật doanh nghiệp; Đầu tƣ các trang thiết bị sản xuất, dây chuyền công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm giá thành.

- Thu hút các nguồn nhân lực phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty, có trình độ chuyên môn cao, đƣợc đào tạo trong và ngoài nƣớc.

- Có chế độ ƣu đãi "Chiêu hiền, đãi sỹ" nhằm thu hút cán bộ giỏi để phục vụ lâu dài cho Công ty.

2.4.6.4. Mục tiêu về lợi nhuận

Nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, tỷ suất lợi nhuận cổ phần trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm hợp lý và tăng năng suất lao động.

2.4.6.5. Mục tiêu phúc lợi cho CBCNV

Công ty đặt mục tiêu tăng dần mức thu nhập bình quân và các khoản phúc lợi khác của CBCNV khoảng 10% một năm.

2.5. Phân tích các yếu tố tác động môi trƣờng bên ngoài

2.5.1. Phân tích các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, luật pháp

2.5.1.1Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trƣởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quyết định tầm quan trọng này là sự tăng trƣởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác nhƣ tăng trƣởng xuất khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của ngƣời dân...

Việc áp dụng thống nhất Luật Đầu tƣ đối với cả đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài - phù hợp hơn với thực tiễn của đất nƣớc và với thông lệ quốc tế, đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, theo đó, loại hình doanh nghiệp đƣợc mở rộng, đa dạng dễ dàng cho nhà đầu tƣ lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình. Đây cũng là thời kỳ mà cơ sở hạ tầng đầu tƣ trong những năm qua đã bƣớc đầu phát huy đƣợc tác dụng.

Tốc độ tăng trƣởng GDP cao đã thúc đẩy các Doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng sản xuất bia hoạt động hiệu quả hơn. Các Công ty xây dựng nƣớc ngoài ngày càng quan tâm và tăng cƣờng đầu tƣ vào thị trƣờng của Việt Nam. Công ty Polyco là đơn vị xây lắp chuyên ngành nên việc tăng trưởng GDP chính là cơ hội cho Công ty để cung cấp nhiều hơn các dịch vụ hiện có của mình cho các khách hàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là thách thức đối với Công ty trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành vì sự tham gia ngày càng nhiều các công ty xây dựng lớn của nước ngoài, công ty liên doanh dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

2.5.1.2Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là một vấn đề rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay lạm phát đang ở rất cao thật sự đã tác động rất lớn đến nền kinh tế, nó làm cho lãi suất tăng làm giảm đầu tƣ và khi đầu tƣ giảm sẽ dẫn đến giảm tăng trƣởng kinh tế, ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nƣớc.

Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc đầu tư xây dựng mới các dự án mà Công ty Polyco là đối tác xây lắp chuyên ngành do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, các chi phí liên quan đều tăng làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.5.1.3 Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất, tỷ giá

Để đối phó với mức lạm phát cao nhƣ hiện nay, đối với bất cứ quốc gia nào, biện pháp chủ yếu vẫn là thắt chặt tiền tệ. Mà thắt chặt tiền tệ, dù bằng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ƣơng, đều dẫn tới làm tăng lãi suất trên thị trƣờng. Việc tăng lãi suất là cơ hội cho ngƣời dân khi gửi tiền tiết kiệm và tạo cơ hội cho Ngân hàng khi huy động đƣợc số lƣợng lớn tiền nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hạn chế việc tiêu dùng trong ngắn hạn để hƣởng lợi từ tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên đó lại là mối đe dọa cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ vì đƣơng nhiên khi vay vốn, chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tƣ hay không, vào những dự án nào để có thể

hoàn trả nợ với mức lãi suất mới. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không có lợi thế về vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tƣ mở rộng sản xuất. Đối với những ngƣời đã đầu tƣ và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt làm họ buộc phải tiết giảm các chi phí khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trƣờng.

Việc tăng lãi suất là nguy cơ cho sự phát triển của Công ty Polyco vì định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là tổ chức đầu tư các dự án chuyên ngành và mua mới các trang thiết bị phục vụ sản xuất để bổ sung cho các thiết bị cũ hiện không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường và đa phần trong đó phải đi vay từ Ngân hàng.

2.5.1.4 Phân tích ảnh hưởng của các sự kiện chính trị

Sự thay đổi của các sự kiện chính trị trong nƣớc và quốc tế đều có những ảnh hƣởng nhất định đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Đó là, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, việc cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc cũng đƣợc đẩy mạnh hơn, môi trƣờng pháp lý của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo quy định chung của WTO

Việc gia nhập WTO đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực Bia rƣợu nƣớc giải khát, đặc biệt là việc các Tập đoàn Bia rƣợu nƣớc giải khát lớn tham gia hợp tác, đầu tƣ xây dựng các công trình Bia rƣợu nƣớc giải khát tăng lên đáng kể là cơ hội cho Công ty Polyco tham gia đấu thầu các gói thầu lớn của đối tác nƣớc ngoài sẽ có giá cao hơn nên mang lại hiệu quả kinh doanh cao từ đó có những chiến lƣợc phát triển thị trƣờng xây lắp chuyên ngành của mình để tiến xa hơn trong con đƣờng hội nhập. Bên cạnh đó cũng có những thách thức mà Công ty sẽ gặp phải nhƣ chảy máu chát xám, đối thủ cạnh tranh nhiều hơn.

2.5.1.5Phân tích quy hoạch phát triển ngành Bia rượu nước giải khát Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Ngày 21/5, tại Quyết định số 2435/QĐ-BCT, Bộ Công Thƣơng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Mục tiêu cụ thể đƣợc đặt ra nhƣ sau: Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Ngành giai đoạn 2006-2010 đạt 12%/năm. Giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm. Đến năm 2013 sản lƣợng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rƣợu công nghiệp, 2 tỷ lít nƣớc giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 70 triệu đến 80 triệu USD. Đến năm 2015, sản lƣợng sản xuất đạt 4 tỷ lít bia, 188 triệu lít rƣợu công nghiệp, 4 tỷ lít nƣớc giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 140-150 triệu USD. Đến năm 2025, sản lƣợng sản xuất đạt 6 tỷ lít bia, 440 triệu lít rƣợu công nghiệp, 11 tỷ lít nƣớc giải khát.

Đối với Ngành Bia, tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nâng công suất các nhà máy hiện có của các doanh nghiệp lớn, sản phẩm có thƣơng hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả toàn Ngành; xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/năm trở lên; mở rộng hợp tác quốc tế.

Đối với Ngành Rƣợu, khuyến khích phát triển sản xuất rƣợu quy mô công nghiệp chất lƣợng cao với công nghệ hiện đại, giảm dần rƣợu nấu thủ công quy mô gia đình, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu quốc gia; khuyến khích các làng nghề xây dựng các cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp, công nghệ tiên tiến; khuyến khích phát triển sản xuất rƣợu vang từ các loại quả tƣơi gắn với phát triển các vùng nguyên liệu ở các địa phƣơng.

Đối với Ngành Nƣớc giải khát, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ sản xuất nƣớc giải khát với thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nƣớc giải khát sử dụng nguyên liệu trong nƣớc gắn với việc xây dựng vùng nguyên liệu tại các địa phƣơng, trong đó ƣu tiên đối với các doanh nghiệp sản xuất nƣớc giải khát từ hoa quả tƣơi và các loại nƣớc giải khát bổ dƣỡng

Về phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo: Tăng cƣờng phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học, công nghệ, đầu tƣ trang thiết bị, nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ của ngành; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và đạt chuẩn quốc tế để triển khai thành công các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và điều hành các dự án cả trong và ngoài nƣớc.

Tóm lại: Quy hoạch phát triển của ngành bia rƣợu nƣớc giải khát rất rõ ràng, có chủ trƣơng và đƣờng lối của Bộ công thƣơng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi về tài chính, chính sách và hành lang pháp lý nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong đó lĩnh vực xây lắp các công trình công nghiệp chuyên ngành bia rƣợu sẽ phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Polyco phát huy sức mạnh nội lực, thể hiện uy tín và thƣơng hiệu là đơn vị xây lắp chuyên ngành

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty cơ nhiệt điện lạnh bách khoa giai đoạn 2014 2018 luận văn ths (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)