7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
3.2.6 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.6.1 Trưởng Phòng giao dịch
+ Tham mưu và tư vấn cho Giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng, triển khai, quản lý và hoàn thiện chương trình khuyến mại, lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp, cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn hoạt động.
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng, công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ tại Phòng giao dịch.
+ Chỉ đạo triển khai hoạt động tìm kiếm, khai thác, phát triển nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại Phòng giao dịch. + Tham gia và chịu trách nhiệm xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu, xử lý rủi ro, các khoản tín dụng có tranh chấp mà không thể hoà giải được có liên quan đến Phòng giao dịch.
+ Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nhân viên trong nghiệp vụ và chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo nhân viên và phát triển đội ngũ kế cận.
+ Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo chi nhánh.
Bộ phận Hành Chính
Bộ phận Kế Toán -Ngân Quỹ Bộ phận
Kinh Doanh- Tín Dụng
Phó Phòng Giao Dịch Trưởng Phòng Giao Dịch
3.2.6.2 Phó Phòng giao dịch
+ Phó Phòng giao dịch là tiếp việc cho Trưởng Phòng giao dịch trong công tác điều hành và được Trưởng Phòng giao dịch uỷ quyền quản lý một số mặt hoạt động của Phòng giao dịch theo quy định của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng phòng giao dịch về mọi quyết định và ý kiến đề xuất của mình trong việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.
3.2.6.3 Bộ phận kinh doanh
+ Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, kế hoạch khai thác nguồn vốn của Phòng giao dịch.
+ Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch cho vay của Phòng giao dịch.
+ Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối để mở rộng hoạt động, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục theo đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, nhanh chóng công việc thẩm định cho khách hàng, giải quyết hồ sơ cho khách hàng theo quy định của Phòng giao dịch.
+ Tổ chức, theo dõi và đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp để xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, thu hồi nợ. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng của khách hàng, phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, kho quỹ để quản lý và bảo quản tài sản nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
+ Thực hiện công tác báo cáo và thống kê, tổ chức thực hiện đầy đủ công tác thông tin tín dụng
3.2.6.4 Bộ phận kế toán- Ngân quỹ
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định Quốc doanh và của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, chi trả kiều hối.
+ Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước. Tổ chức việc thu chi tiền mặt, bảo quản an toàn tài sản của Ngân hàng
và khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước cũng như của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.
+ Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin, kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi của Phòng giao dịch. Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm với Hội sở. Thực hiện các nghiệp vụ khác do Trưởng phòng giao dịch giao.
3.2.6.5 Bộ phận hành chính- nhân sự
+ Tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ và công tác thi đua khen thưởng.
+ Tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị,văn thư, lập các báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương và công tác hành chính, quản trị theo quy định.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác do Trưởng phòng giao. + Quản lý tài sản, công cụ lao động được phân phối sử dụng.
3.2.6.6 Bộ phận tín dụng
+ Chủ động lập kế hoạch, chương trình, biện pháp tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy chế, thẩm quyền, đúng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng và chịu trách nhiệm về khoản nhiệm vụ của Trưởng Phòng giao dịch giao.
+ Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng, giám sát và đánh giá hoạt động, chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch. Xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng phù hợp với định hướng tín dụng của Phòng, của Chi nhánh và của toàn hệ thống.
+ Giám sát và định kỳ giám sát, quản lý doanh mục đầu tư tín dụng. Giám sát việc thực hiện các chi tiêu chất lượng trong hoạt động tín dụng như là giới hạn tín dụng, cơ cấu tín dụng, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, nợ quá hạn và nợ xấu và các chỉ tiêu khác theo kế hoạch tín dụng được giao của Phòng giao dịch.
3.2.7 Quy trình cho vay của Phòng giao dịch Cần Thơ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam thương mại cổ phần Phương Nam
(1) Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng để trình bày mục đích vay vốn và phương án vay vốn. Sau khi cán bộ tín dụng xem xét tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nếu khả thi thì hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
(2) Sau khi xem xét và ký duyệt hồ sơ, cán bộ tín dụng trình hồ sơ cho Trưởng (Phó) Phòng duyệt lại.
(3) Nếu có vấn đề cần bổ sung hay sai sót, Phó Phòng tín dụng yêu cầu cán bộ tín dụng điều chỉnh sau đó trình lên Trưởng phòng phê duyệt.
(4a) Sau khi nhận hồ sơ từ Phó Phòng tín dụng thì Trưởng Phòng xem xét các yếu tố trong hồ sơ và xét duyệt cho vay với số tiền, thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng. Nếu trên mức phán quyết thì chuyển hồ sơ đến Trưởng Phòng hoặc đưa ra hội đồng xem xét.
(4b) Sau khi Trưởng Phòng đã xem xét phê duyệt hồ sơ thì chuyển hồ sơ về cho cán bộ tín dụng. Trưởng Phòng sẽ phê duyệt hồ sơ khi Phó Phòng đi công tác.
(4c) Cán bộ tín dụng sẽ giữ lại giấy tờ cần thiết, còn những giấy tờ không cần thiết thì trả lại cho khách hàng.
(5) Cán bộ tín dụng gửi hồ sơ đến phòng kế toán.
(6) Khi nhận hồ sơ từ cán bộ tín dụng thì bộ phận kế toán có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay. Làm thủ tục phát tiền, chuyển hồ sơ đến bộ phận ngân quỹ nếu khách hàng yêu cầu rút tiền mặt.
(7) Bộ phận ngân quỹ nhận phiếu chi kèm đơn xin vay và làm thủ tục giải ngân, phát tiền vay cho khách hàng.
(8) Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2011-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ĐOẠN 2010-2011-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Về bản chất của bất kỳ các cá nhân, doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức kinh tế nào muốn đi vào hoạt động thì yếu tố đầu tiên cũng chính là yếu tố thúc đẩy và tạo động lực to lớn cho họ, riêng đối với tất cả các Ngân hàng thương mại và điển hình là Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ thì cũng không ngoại lệ, yếu tố thiết yếu và đều được các tổ chức kinh tế quan tâm nhiều nhất đó là khoản thu nhập, chi phí và lợi nhuận sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh mà thông thường thường là theo quý hoặc theo năm. Ngân hàng muốn phát triển bền vững và lâu dài thì cần phải biết cách quản trị tốt như là quản trị về nhân sự, quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động của mình, hầu như tất cả các Ngân hàng thương mại đều muốn có mức lợi nhuận lớn nhất với mức chi phí hợp lý, nhưng đó không phải là vấn đề dễ dàng, muốn có được những thành tựu tốt như vậy thì đòi hỏi các
nhà quản trị Ngân hàng cần phải tính toán, phân tích các yếu tố nhằm tăng thu nhập và giảm chi phí một cách hợp lý nhất.
Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn như hiện nay và với những nỗ lực của mình thì Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam mà cụ thể là Phòng giao dịch Cần Thơ đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và qua đó đã mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho Ngân hàng.
Lợi nhuận sau cùng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng, vì đó chính là thước đo giá trị hiệu quả hoạt động kinh doanh và cũng chính là hành trang, mạch máu của một sự phát triển sau này đối với Ngân hàng. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng và biểu đồ số 1.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T- 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu nhập 6.897 100 9.036 100 13.107 100 5.899 100 7.137 100 2.139 31,01 4.071 45,05 1.238 20,99 1. Thu nhập từ lãi cho vay 6.285 91,13 7.911 87,55 11.463 87,46 5.212 88,35 5.503 77,11 1.626 25,87 3.552 44,90 291 5,58 2. Thu nhập ngoài lãi 612 8,87 1.125 12,45 1.644 12,54 687 11,65 1.634 22,89 513 83,82 519 46,13 947 137,85 II. Tổng chi phí 5.837 100 8.165 100 11.768 100 5.415 100 6.322 100 2.328 39,89 3.603 44,13 907 16,75 1. Chi phí trả lãi huy động vốn 4.592 78,67 6.603 80,87 9.952 84,57 4.530 83,66 5.370 84,94 2.011 43,79 3.349 50,72 840 18,54
2. Chi phí ngoài lãi 1.245 21,33 1.562 19,13 1.816 15,43 885 16,34 952 15,06 317 25,46 254 16,26 67 7,57
III. Tổng lợi nhuận
1.060 871 1.339 484 815 (189) (17,83) 468 53,73 331 68,39
Lợi nhuận trên doanh thu (%)
15,37 9,64 10,22 8.20 11,42
Lợi nhuận trên chi phí (%)
18,16 10,67 11,38 8,94 12,89
Chú thích: 6T- 2012 : Là 6 tháng đầu của năm 2012 (Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ) 6T- 2013 : Là 6 tháng đầu của năm 2013
Năm 2010 mặc dù kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi đáy của khủng hoảng và bắt đầu những tín hiệu phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. Khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu vẫn là mảng tối của bức tranh kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách điều hành linh hoạt nhằm giảm bớt tác động xấu từ các yếu tố bên ngoài đến các ngành kinh tế, đồng thời đối phó với các khó khăn thách thức nội tại để đưa nền kinh tế nước ta đạt được một số thành tích cơ bản tốt hơn năm 2009 và GDP tăng trưởng 6,78%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 9,9%, đạt gần 10 tỷ USD.
Riêng ngành ngân hàng, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, các yếu tố thị trường biến chuyển nhanh và tác động trực tiếp đến việc kinh doanh của ngành Ngân hàng. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo sát sao và kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngành Ngân hàng đã đóng góp tích cực vào thành quả kinh tế chung của đất nước. Trên thực tế vào năm 2011, trong bối cảnh biến động của kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những thành công như lạm phát giảm dần, kinh tế vĩ mô có bước chuyển biến tích cực, sản xuất và kinh doanh tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt mức kỷ lục hơn 25 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2010, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chặt chẽ được thực thi có hiệu quả, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng khoảng 12%, thị trường tiền tệ và ngoại hối ổn định.
Tuy giai đoạn này nền kinh tế của Việt Nam luôn gặp rất nhiều khó khăn điển hình là ở năm 2012, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn còn nặng nề, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản. Hệ thống Ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra, nợ xấu gia tăng nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của tất cả các hệ thống Ngân hàng đều tăng trưởng khá tốt, đặc biệt là ở giai đoạn từ 2010- 2011- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản thu nhập của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam, cụ thể là ở Phòng giao dịch Cần Thơ đều tăng trưởng với tốc độ đáng khích lệ, để có được những thành quả này thì phần lớn là do sự quản lý chặc chẽ của Ban lãnh đạo Ngân hàng về khoản vốn huy động cũng như khoản vốn cho khách hàng vay.
Do đặc tính hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là hoạt động huy động và cho vay nên thu nhập chính và chủ yếu của Ngân hàng là thu nhập từ hoạt động cho vay, cụ thể nhất đó chính là khoản thu nhập từ lãi vay, khoản thu nhập từ lãi cho vay chiếm một tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng, trung bình ở tất cả các Ngân hàng thì khoản thu nhập này chiếm khoản 90% trong tổng thu nhập của Ngân hàng và luôn luôn tăng trưởng qua các năm. Thu nhập từ lãi cho vay ngày càng tăng như trên chứng tỏ rằng hoạt động cho vay vốn tín dụng của Ngân hàng ngày càng phát triển, mặt khác do chính sách về tín dụng của Ngân hàng hợp lý với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ nên Ngân hàng phần nào có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng vay vốn. Thứ hai là do Ngân hàng linh hoạt và thận trọng trong việc điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng với nhau nhất là cạnh tranh về lãi suất, tuy nhiên ở giai đoạn này thì Ngân hàng vẫn đảm bảo được tốt kết quả hoạt động kinh doanh của mình, có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân trên địa bàn và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của Ngân hàng, góp phần không nhỏ làm cho thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm.
3.3.1 Thu nhập
ĐVT : Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ)
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Ngân hàng luôn chú trọng năng lực và phẩm chất đạo đức của những cán bộ bởi lẻ đó trong công tác thu hồi nợ và khoản nợ rủi ro cao cũng được hoàn
0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013