7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
4.1.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần
Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để Ngân hàng đi vào hoạt động tốt và có hiểu quả thì việc đầu tiên là cần phải tạo được nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi. Mà trong đó vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp cho Ngân hàng có thể tự chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Để có được nguồn vốn tại chỗ, ổn định phục vụ nhu cầu cho vay của mình thì Ngân hàng đã chủ động khai thác nguồn vốn với nhiều hình thức khác nhau với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn đối với khách hàng, đa số hình thức mà Ngân hàng thường hay huy động từ khách hàng thường là tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp, cho nên những năm qua tình hình huy động vốn của Phòng giao dịch luôn luôn tăng mà phần lớn là huy động từ cá nhân.
Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, là tổ chức đi vay để cho vay và cung cấp dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì vậy hoạt động vốn của Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Và chính từ hoạt động huy động vốn sẽ tạo ra cho xã hội một nguồn vốn phục vụ cho đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn. Tuy nhiên so với tất cả những Phòng giao dịch của các Ngân hàng khác trên địa bàn cũng như là Phòng giao dịch Cần Thơ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam thì hoạt động huy động chủ yếu là huy động từ cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế, chính nguồn vốn huy động từ khách hàng của Phòng giao dịch cũng đã đủ để Ngân hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình.
Dựa vào bảng số liệu về tình hình huy động vốn tại Phòng giao dịch ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng, năm 2010 là 75.690 triệu đồng đến năm 2011 con số này tăng lên 104.539 triệu đồng. Năm 2011 đến năm 2012 lượng này cũng tăng, từ 104.539 triệu đồng lên 127.461 triệu đồng, so với 6 tháng đầu của năm 2012 với 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng lượng vốn huy động cũng tăng, tăng từ 138.406 triệu đồng lên đến 150.764 triệu đồng tương đương tăng khoản 12.358 triệu đồng.
Nguyên nhân làm cho tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào việc phát triển nguồn này, trong 3 năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hoá các hình thức huy động và cung cấp các dịch vụ ưu đãi đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như là việc gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng và các chính sách ưu đãi khác. Bên cạnh do yếu tố tác động từ phía khách hàng là vì cuộc sống người dân trong địa bàn Thành Phố Cần Thơ được phát triển khá ổn định hơn, do được Ngân hàng cho vay vốn và sự hướng dẫn của chính quyền Thành Phố trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao. Và cũng nhờ qua quảng bá, quảng cáo, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ tín dụng Ngân hàng, nhân viên Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho khách hàng thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn. Vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là :
+ Vốn huy động từ khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Là những khoản tiền gửi của các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn, khoản tiền gửi này của khách hàng nhằm mục đích chính là để thanh toán hoặc dùng để chi trả trong hoạt động kinh doanh của mình. Do lượng vốn huy động từ khoản này chiếm một tỷ trọng khá nhỏ nhưng nó sẽ tác động đến tình hình kinh doanh của Ngân hàng vì thế các nhà quản trị Ngân hàng cần phải sử dụng lượng vốn huy động này đúng mục đích nhằm hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra cho Ngân hàng. Theo bảng 3 và biểu đồ 3a thì cho ta biết được rằng khoản tiền mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức tín dụng, phần chiếm một tỷ trọng lớn là khoản TGTK có kì hạn, tiền gửi thanh toán chỉ chiếm khoản 10-20% trong tổng huy động từ tổ chức tín dụng.
+ Vốn huy động từ khoản tiền gửi của cá nhân : Loại tiền gửi này luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Theo chúng ta thấy ở giai đoạn này thì lượng vốn huy động của cá nhân luôn tăng đều qua các năm mà cụ thể là năm 2010 lượng huy động từ nguồn này đạt 70.523 triệu đồng và đến năm 2011 là 95.434 triệu đồng, tăng 24.911 triệu đồng, tương đương tăng khoản 35,32% so với năm 2010, năm 2012 đạt 119.205 triệu đồng tương ứng tăng 23.771 triệu đồng, tương đương khoản 24,91% so với 2011 và trong vòng 6 tháng đầu năm của 2013 so với 6 tháng đầu năm của 2012 thì khoản tiền gửi của cá nhân cũng tăng, tăng từ 124.136 triệu đồng lên 141.872 triệu đồng tương ứng tăng 17.736 triệu đồng, tăng
khoản 14,29%. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh mà chủ yếu là tăng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do toàn hệ thống Ngân hàng mà cụ thể là Phòng giao dịch Cần Thơ đã kịp thời và nhanh chóng mở rộng nhiều hình thức huy động vốn mới theo sự chỉ đạo của Hội sở và chi nhánh theo từng thời gian nhất là tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng, chính sách ưu đãi về lãi suất, kì hạn vay, cung cấp các dịch vụ tốt về thẻ ATM và uy tín của Ngân hàng cũng phần nào sẽ tác động đến tình hình huy động của Ngân hàng nên đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới gửi tiền vào Ngân hàng và từ đó cũng làm cho lượng huy động của Ngân hàng ngày càng tăng đáng kể.
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ)
Biểu đồ 3a: Vốn huy động từ khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ)
Biểu đồ 3b: Vốn huy động từ khoản tiền gửi của cá nhân
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6T- 2012 6T- 2013 TG Có kì hạn TG Thanh toán 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013 TG Thanh toán TGTK Không kỳ hạn TGTK Có kỳ hạn
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2010- 2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. TG của các TCTD 5.167 6,83 9.105 8,71 8.256 6,48 14.270 10,31 8.892 5,90 3.938 76,21 (849) (9,32) (5.378) (37,69) 1. TG thanh toán 497 0,66 650 0,62 718 0,56 1.218 0,88 1.250 0,83 153 30,78 68 10,46 32 2,63 2. TG có kì hạn 4.670 6,17 8.455 8,09 7.538 5,91 13.052 9,43 7.642 5,07 3.785 81,05 (917) (10,85) (5.410) (41,45) II. TG của cá nhân 70.523 93,17 95.434 91,29 119.205 93,52 124.136 89,69 141.872 94,10 24.911 35,32 23.771 24,91 17.736 14,29 1. TG thanh toán 102 0,13 45 0,04 123 0,10 380 0,27 1.342 0,89 (57) (55,88) 78 173,33 962 253,16 2. TGTK không kỳ hạn 66 0,09 102 0,10 87 0,07 87 0,06 268 0,18 36 54,55 (15) (14,71) 181 208,05 3. TGTK có kỳ hạn 70.355 92,95 95.287 91,15 118.995 93,36 123.669 89,35 140.262 93,03 24.932 35,44 23.708 24,88 16.593 13,42 Tổng cộng 75.690 100 104.539 100 127.461 100 138.406 100 150.764 100 28.849 38,11 22.922 21,93 12.358 9,70
Chú thích: 6T- 2012/2013 : Là 6 tháng đầu của năm 2012/2013 (Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ) TG/TGTK : Là tiền gửi/tiền gửi tiết kiệm