Chức năng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 26)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

2.1.3Chức năng của Ngân hàng thương mại

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho cả bên gửi tiền và bên đi vay.

2.1.3.2 Chứcnăngtrunggianthanhtoán

NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng.

Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Từ đó các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn.

2.1.3.3 Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ.

Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân

hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với Ngân hàng thương mại, do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 2.1.4.1 Huy động vốn 2.1.4.1 Huy động vốn

Nguồn vốn của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm đó là nhóm tiền gửi, tiền vay và vốn tự có, một trong những nhóm quan trọng nhất đối với Ngân hàng là nhóm tiền gửi mà chủ yếu là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

- Tiền gửi của khách hàng (Vốn nợ): Là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của hầu hết các Ngân hàng thương mại. Khi mà một Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động thì nghiệp vụ đầu tiên không thể thiếu được là mở các khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó Ngân hàng huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, của các tổ chức và của dân cư. Vì tiền gửi chính là nguồn quan trọng nhất và nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của Ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay và để gia tăng lượng tiền gửi, để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao đáp ứng tốt mọi nhu cầu hoạt động của Ngân hàng thì hầu hết các Ngân hàng đã và đang đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau, một trong những hình thức đó là:

- Tiền gửi thanh toán: Là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào Ngân hàng để nhờ Ngân hàng giữ và thanh lý hộ.

+ Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Là các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và sẽ được chi trả sau một thời gian xác định.

+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Là khoản tiền gửi nhàn rỗi của khách hàng, các khoản thu nhập mang tính chất tạm thời và chưa được sử dụng của các tầng lớp dân cư và được họ gửi vào Ngân hàng với mục đích chính là nhận tiền lời và an toàn tránh những rủi ro.

+ Tiền gửi của các Ngân hàng khác: Chủ yếu nhằm mục đích là nhờ Ngân hàng mình thanh toán hộ và một số nghiệp vụ liên quan.

- Tiền vay (Vốn nợ): Tuy tiền gửi được đánh giá là nguồn vốn quan trọng nhất trong tất cả nguồn vốn của Ngân hàng, nhưng khi cần thiết thì tiền vay lại có một ưu thế hơn, giai đoạn mà Ngân hàng thương mại thiếu hụt vốn tạm thời thì Ngân hàng buộc phải đi vay ở các tổ chức tín dụng khác để hạn chế những rủi ro xảy ra đối với chính Ngân hàng của mình đặc biệt là rủi ro về

thanh khoản, khi mà tình hình thanh khoản của Ngân hàng tốt thì nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như uy tín và niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng. Do Ngân hàng trung ương thường hay quy định về tỷ lệ giữa nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu nên nhiều Ngân hàng vào những giai đoạn này là phải đi vay các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu chi trả khi mà khả năng huy động vốn của mình bị hạn chế đến mức tối thiểu, một trong những nơi mà Ngân hàng thương mại thường đi vay là:

+ Vay của Ngân hàng nhà nước: Thường các khoản vay này mục đích là nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong quá trình thanh khoản hoặc sự chi trả của Ngân hàng thương mại.

+ Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây chính là nguồn mà Ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng.

+ Vay trên thị trường vốn: Là nguồn huy động thông qua phát hành các giấy nợ trên thị trường vốn.

- Vốn chủ sở hữu: Để đảm bảo tốt cho các hoạt động của mình thì các Ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định, có thể sử dụng lâu dài để hình thành nên tài sản của Ngân hàng, nguồn hình thành nên nguồn vốn

+ Nguồn hình thành ban đầu: Có thể là vốn của nhà nước hoặc do cổ đông tham gia đóng góp, các bên liên doanh góp và có thể là vốn sở hữu tư nhân.

+ Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Có thể là từ lợi nhuận, nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, cung cấp thêm hay là đóng góp thêm cổ đông.

+ Các quỹ như là: Quỹ dự phòng tổn thất, quỹ thặng dư

- Các nguồn khác: Nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán quốc tế và các nguồn khác như là khoản thuế chưa nộp, lương chưa trả.

2.1.4.2 Sử dụng vốn

Do bản chất hoạt động của tất cả các Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, vì thế nghiệp vụ sử dụng vốn từ vốn huy động để cho vay là một nhiệm vụ rất quan trọng cho các Ngân hàng. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của Ngân hàng nhưng phải đảm bảo tính an toàn và sinh lời cao. Các hoạt động sử dụng vốn như là:

+ Tiền mặt trong két: Gồm có nội tệ, ngoại tệ, vàng và các kim loại quý, quý đá khá. Mục đích của việc cất trữ như vậy là để chi thanh toán tiền mặt nhanh chóng, đảm bảo tốt tính thanh khoản cho Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tiền gửi tại các Ngân hàng khác: Gồm tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Thông qua các hoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường vốn nhưng phổ biến vẫn là đầu tư vào chứng khoán.

- Nghiệp vụ tín dụng: Là một trong những nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu của Ngân hàng đã tạo một nguồn thu chính cho toàn hệ thống Ngân hàng thông qua các nghiệp vụ như là:

+ Chiết khấu thương phiếu + Thấu chi

+ Cho vay trực tiếp từng lần + Cho vay theo hạn mức tín dụng + Cho vay luân chuyển

+ Bảo lãnh(tái bảo lãnh) + Cho vay trả góp + Cho vay gián tiếp + Cho thuê tài sản

2.1.4.3 Các hoạt động khác

Bản chất hoạt động của Ngân hàng cũng giống như tất cả các doanh nghiệp, nó có chức năng là cung cấp dịch vụ cho công chúng và cho các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, sự thành công của một Ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội cần thiết, thực hiện các nghiệp vụ đó có hiểu quả, ngoài các nghiệp vụ trên thì Ngân hàng còn có dịch vụ khác như:

+ Hoạt động thanh toán

+ Hoạt động mua bán chuyển đổi ngoại tệ

+ Bảo quản vật có giá, hoặc kinh doanh vàng bạc, đá quý, dịch vụ tư vấn, dịch vụ cầm đồ và cho thuê két sắt.

Các nghiệp vụ này có thể cung cấp cho Ngân hàng các khoản thu đáng kể, đặc biệt là trong xu thế Ngân hàng hiện đại như hiện nay các nghiệp vụ

này đang phát triển, Với hàm ý trên thì chúng ta có thể xem hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là rất cần thiết, tạo cầu nối tốt giữa Ngân hàng với khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho mọi khách hàng.

2.2 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG

2.2.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng

Tín dụng là hệ thống các quan hệ phân phối mang tính chất có hoàn trả gi ữa các chủ thể kinh tế.

Tín dụng là một quan hệ giao dịch về tài sản giữa người cho vay và người đi vay, trong đó trong đó người cho vay nhường quyền sử dụng vốn cho người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định theo thỏa thuận của hai bên, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Quan hệ giao dịch này được thể hiện qua nội dung sau:

+ Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.

+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản dôi ra gọi là lợi tức tín dụng.

+ Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”.

2.2.2 Phân loại tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường thì tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Riêng trong việc quản lý về tín dụng, các nhà kinh tế đã dựa vào các tiêu thức khác nhau để phân loại.

2.2.2.1 Phân loại tín dung theo thời hạn

Phân chia theo thời hạn về hoạt động tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì thời gian nó liên quan mật thiết đến tính an toàn, sự sinh lời và khả năng hoàn trả của khách hàng khi đến hạn quy định của Ngân hàng. Các loại hình tín dụng của Ngân hàng được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Dựa

vào thời hạn, tín dụng có thể chia thành ba loại: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

- Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.

- Tín dụng dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, được sử dụng để bù đắp về sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp, Nhà nước, hộ sản xuất kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của khách hàng. Cho vay cũng là một hình thức của hoạt động tín dụng, mà riêng đối với khách hàng là cá nhân các khoản vay này được thực hiện thông qua các hình thức như cho vay từng lần hoặc thông qua việc phát hành thẻ tín dụng. Còn đối với khách hàng là các doanh nghiệp thì cũng có thể thông qua hình thức cho cho vay từng lần hoặc cấp hạn mức tín dụng.

+ Tín dụng trung và dài hạn : Có thời hạn từ 1 đến 5 năm đối với tín dụng trung hạn, mục đích sử dụng là nhằm để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải thiện hoặc đổi mới thiết bị và công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thu hồi vốn nhanh.

Thời hạn trên 5 năm đối với tín dụng dài hạn và thường có giá trị lớn, chủ yếu được dùng để mua sắm tài sản cố định, xây dựng các xí nghiệp mới.

2.2.2.2 Phân loại tín dụng theo đối tượng

Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được chia thành hai loại: tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.

- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành

vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động, thiếu hụt tạm thời. Tín dụng này thường được chia ra các loại: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất và cho vay thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu.

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung hạn và dài hạn.

2.2.2.3 Phân loại tín dụng theo mục đích sử dụng vốn

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng được chia làm hai loại: tín dụng sản xuất lưu động hàng hóa và tín dụng tiêu dùng.

- Tín dụng sản xuất lưu động hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.

- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu hàng ngày. Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.

2.2.2.4 Phân loại tín dụng theo chủ thể trong quan hệ tín dụng

- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.

- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.

- Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi vay (như hình thức phát hành công trái, kỳ phiếu kho bạc).

2.2.2.5 Căn cứ vào hình thức

NHTM có rất nhiều hình thức tín dụng khác nhau để phục vụ nhu cầu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 26)