7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
2.3.3 Các hình thức cho vay ngắn hạn
2.3.3.1 Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó NH cho phép người vay được chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin Ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho Ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượt
quá số dư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi.
Số lãi mà khách hàng phải trả :
Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi × Thời gian thấu chi × Số tiền thấu chi Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này.
Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xác. Do vậy hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: chủ động, nhanh chóng và được kịp thời.
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có bảo đảm, có thể cấp cho doanh nghiệp trong vài ngày trong tháng hoặc vài tháng trong năm để chi các khoản phải trả, mua hàng dự trữ. Hình thức này thường chỉ áp dụng đối với những khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn.
2.3.3.2 Cho vay trực tiếp từng lần
Đây là loại hình cho vay thường được áp dụng cho những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Những doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn, khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay Ngân hàng. Mỗi lần vay, doanh nghiệp phải làm đơn và trình Ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần theo từng hồ sơ cụ thể.
Theo từng kỳ hạn trong hợp đồng, Ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, Ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, Ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi. Nghiệp vụ cho vay từng lần này tương đối đơn giản đối với Ngân hàng, Ngân hàng quản lý được tách biệt từng món vay.
2.3.3.3 Cho vay theo hạn mức
Đặc điểm của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món. Khi doanh nghiệp làm hồ sơ xin vay, Ngân hàng tiến hành phân
tích tín dụng, và nếu đồng ý cho vay 2 bên sẽ ký kết hợp đồng tín dụng trong đó ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cấp cho doanh nghiệp.
Theo loại hình cho vay này, NH sẽ thoả thuận cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể được hiểu là mức dư nợ tối đa tại thời điểm tính. Trong kì khách hàng có thể vay, trả nhiều lần song không được vượt quá hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể được tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Cho vay theo hạn mức tính cho cả kỳ.
Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, Ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn thường xuyên. Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ, khi khách hàng có thu nhập NH sẽ thu nợ do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho doanh nghiệp, vốn được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên Ngân hàng không khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.
2.3.3.4 Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá
Khách hàng có thể mang thương phiếu đến NHTM xin chiết khấu. NHTM sẽ giữ thương phiếu khách hàng đem đến đồng thời chuyển cho khách hàng một khoản tiền được tính bằng cách chiết khấu số tiền ghi trên thương phiếu theo lãi suất chiết khấu.
Ngoài ra NHTM còn có thể thu phí chiết khấu thương phiếu. Thương phiếu NHTM thu được có thể đợi đến khi đáo hạn thì thu tiền từ người phát hành thương phiếu hoặc đem tái chiết khấu tại Ngân hàng nhà nước trong trường hợp có nhu cầu thanh khoản. Thông qua phương thức chiết khấu, NHTM đã cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng ngắn hạn.
2.3.4 Quy trình cho vay ngắn hạn
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập thông tin về khách hàng
Khi khách hàng làm hồ sơ xin vay vốn trình lên Ngân hàng, thông qua bộ hồ sơ và tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thu thập và xử lý thông tin về khách hàng.
- Hồ sơ pháp lý: Gồm quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ công ty, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị: giám đốc và kế toán trưởng.
- Hồ sơ tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh luỹ kế từ đầu năm
- Hồ sơ về khoản vay: Phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch vay vốn trả nợ, các chứng từ chứng minh cho phương án vay vốn và trả nợ
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu cho vay có tài sản đảm bảo): Bảng kê khai về tài sản đảm bảo tiền vay, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và đầy đủ đối với tài sản bảo đảm, các văn bằng chứng nhận giá trị tài sản đảm bảo của các cơ quan thẩm định độc lập.
Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định
Khi toàn bộ các tài liệu cần thiết đã được cung cấp, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành đánh giá khách hàng, phân tích các báo cáo tài chính nhằm đánh giá năng lực vay nợ, uy tín của người vay, đánh giá năng lực cạnh tranh của khách hàng trên thị trường, phân tích năng lực tài chính của khách hàng qua việc tính toán các tỷ lệ, đánh giá các dòng tiền và các tài sản dự phòng của khách hàng có đủ để trả nợ hay không. Ngoài ra thông qua kết quả phân tích kết hợp với nhu cầu xin vay của doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ xác định được lượng vốn hợp lý ngân hàng có thể cung cấp cho doanh nghiệp. Kết quả phân tích sẽ được thể hiện trong một báo cáo tóm tắt để gửi cho những người có thẩm quyền theo quy định của Ngân hàng xem xét quyết định.
Bước 3: Ký kết hợp đồng tín dụng và tiến hành giải ngân
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu đơn xin vay của doanh nghiệp được chấp nhận, các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn tất và các bên liên quan sẽ ký hợp đồng tín dụng và tiến hành giải ngân.
Bước 4: Kiểm soát trong khi cho vay và kết thúc hợp đồng
Trong thời hạn của hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ luôn theo dõi khoản vay này để đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết và sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu có bất cứ một dấu hiệu nào đáng ngờ đều được xem xét cẩn thận, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý như ngừng giải ngân, hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Kết thúc một khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ tổng kết và lưu trữ thông tin về khoản vay để có thể sử dụng khi cần thiết.
2.4 CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN
Trong hoạt động cho vay, thì hoạt động cho vay ngắn hạn là hoạt động cơ bản nhất của Ngân hàng, mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng. Mặt khác hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, trong đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa những người tiết kiệm và đầu tư. Qua đó nguồn vốn của nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn. Do đó nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng không những là mục tiêu của Ngân hàng mà cũng là mong muốn của các cá nhân, doanh nghiệp là khách hàng của Ngân hàng. Chất lượng cho vay ngắn hạn cũng tương tự như chất lượng tín dụng nói chung của Ngân hàng được đánh giá theo cả hai giác độ:
- Về phía Ngân hàng, chất lượng cho vay ngắn hạn gắn liền với sự an toàn của vốn cho vay. Tức là phải đảm bảo an toàn và sinh lời. Thủ tục đơn giản và thuận tiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiến hàng sản xuất kinh doanh và nắm bắt thời cơ.
Ngoài ra chất lượng của cho vay ngắn hạn còn liên quan đến lợi nhuận mà nó mang lại. Ở đây cần tính đến sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng với nhau. Do đó các Ngân hàng cần phải có chính sách lãi suất hợp lý và phải tìm kiếm những dự án mang lại thu nhập cao.
- Về phía khách hàng, hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Để có được nguồn vốn ngắn hạn này khách hàng phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn do vậy các doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy chất lượng một khoản cho vay được đánh giá ở mọi giai đoạn của nó và ở trên góc độ của cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp.
Là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là lợi nhuận và an toàn cho mình. Ngân hàng có đạt được mục tiêu này hay không phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong chính sách cân đối giữa nguồn vốn với việc sử dụng nguồn vốn. Trong hoạt động sử dụng nguồn vốn của nước ta hiện nay, nhìn chung tín dụng là hoạt động mang lại phần thu nhập chính cho Ngân hàng, thông thường phần này thường chiếm trên 90% trong tổng thu nhập của Ngân hàng và trong đó phần tín dụng ngắn hạn lại chiếm trên 70% trong hoạt động tín dụng. Do đó việc mở rộng tín dụng cho hoạt động cho vay ngắn hạn một cách an toàn và hiệu quả lại là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu. Mặt khác, việc mở rộng thị phần tín dụng ngắn hạn đối với mọi thành phần kinh tế, mà nhất là doanh
nghiệp và hộ kinh doanh có giấy phép còn mang lại nhiều lợi ích khác cho Ngân hàng như: Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ trong hoạt động tín dụng mà còn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cùng với đó, Ngân hàng còn có thể nâng cao uy tín cũng như danh tiếng của mình. Bên cạnh đó, các thành phần kinh tế với số lượng đông đảo và đa phần đều đang thiếu vốn sẽ là phân khúc thị trường giàu tiềm năng để các Ngân hàng quan tâm.
Như vậy, việc mở rộng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế không những là cần thiết trước thực tế đang thiếu vốn của các đối tượng này hiện nay mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho các Ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng. Tùy tình hình thực tiễn và nguồn lực của từng Ngân hàng mà các Ngân hàng sẽ lựa chọn cách thức mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn.
Để đánh giá chất lượng cho vay, người ta dựa vào các chỉ tiêu sau: 2.4.1 Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động
Tổng dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn/VHĐ =
Tổng vốn huy động
Tổng dư nợ ngắn hạn: Phản ánh quy mô hoạt động cho vay kinh doanh ngắn hạn của Ngân hàng, dư nợ càng cao thì quy mô cho vay càng lớn, cho thấy ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay kinh doanh ngắn hạn và uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp được nâng cao. Thông thường dư nợ cho vay cao kèm theo doanh số thu nợ cao.
Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ LTD tối đa đối với ngân hàng là 80% và đối với tổ chức tín dụng phi Ngân hàng là 85%. Nếu tỷ lệ này quá cao, Ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp có thể làm Ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả không cao.
2.4.2 Hệ số rủi ro tín dụng ngắn hạn
Nợ xấu ngắn hạn
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (%) = x 100 Dự nợ ngắn hạn
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ- NHNN các khoản dư
nợ tín dụng khách hàng của Ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại:
2.4.2.1 Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn , thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.
2.4.2.2 Nợ cần chú ý (Nhóm 2) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2.4.2.3 Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2.4.2.4 Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2.4.2.5 Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3 => Nhóm 5 được xem là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho