Một số quy định chung về cho vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 52)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

3.2.4 Một số quy định chung về cho vay của Ngân hàng

3.2.4.1 Nguyên tắc cho vay

Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ. Nhằm mục đích là đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn trả lại nợ vay của khách hàng cho Ngân hàng, mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn xin vay, trình bày rõ mục đích kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiểu quả. Ngân hàng phải yêu cầu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay và đảm bảo thự thi có hiệu quả, trong trường hợp Ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng vào mục đích vay thì Ngân hàng có thể chấp dứt hợp đồng với khách hàng và có thể thu hồi vốn vay trước thời hạn.

Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn đã thoả thuận trên hợp đồng, theo nguyên tắc trên thì đòi hỏi ở khách hàng là rất lớn về nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng sau một khoản thời gian sử dụng vốn vay. Để thực hiện nguyên tắc này thì các khoản vay của Ngân hàng đều có kỳ hạn nợ, khi đến hạn thì khách hàng phải nộp tiền tiền gốc và lãi cho Ngân hàng, còn nếu đến hạn Ngân hàng không nhận được lệnh của khách hàng thì Ngân hàng sẽ tự động ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, nếu tài khoản của khách hàng không có sơ dư thì Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn, đồng thời gởi giấy báo cho khách hàng biết đi đến việc phát mãi tài sản thế chấp cho Ngân hàng.

3.2.4.2 Điều kiện vay vốn

Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư có hiệu quả theo quy định của Ngân hàng cũng như là của pháp luật.

- Thực hiện đúng quy định về việc bảo đảm số tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.

3.2.4.3 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định mà thông thường Ngân hàng tính lãi suất cho vay theo năm, quý, tháng và thẩm chí Ngân hàng tính lãi suất theo ngày.

- Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam theo từng thời kỳ.

- Trong trường hợp khách hàng gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo mức lãi suất đã thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

- Lãi suất bình quân (RA) qua các năm từ 2010 là 15%/năm, năm 2011 là 19,5%/năm, năm 2012 là 21,0%/năm và năm 2013 lãi suất bình quân đã giảm mạnh chỉ còn 17,0%/năm.

- Đối với các khoản nợ đã quá hạn thì lãi suất tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.

- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

Tùy theo phương thức cho vay và cách trả lãi, Ngân hàng có thể sử dụng hai cách tính lãi: lãi tính độc lập không nhập vào vốn gốc mà chỉ tính một lần vào cuối kỳ hạn được gọi là tính lãi đơn và lãi tính theo lối nhập vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn gọi là tính lãi kép.

3.2.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Phòng giao dịch Cần Thơ

3.2.6 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.6.1 Trưởng Phòng giao dịch 3.2.6.1 Trưởng Phòng giao dịch

+ Tham mưu và tư vấn cho Giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng, triển khai, quản lý và hoàn thiện chương trình khuyến mại, lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp, cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn hoạt động.

+ Chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng, công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ tại Phòng giao dịch.

+ Chỉ đạo triển khai hoạt động tìm kiếm, khai thác, phát triển nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại Phòng giao dịch. + Tham gia và chịu trách nhiệm xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu, xử lý rủi ro, các khoản tín dụng có tranh chấp mà không thể hoà giải được có liên quan đến Phòng giao dịch.

+ Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nhân viên trong nghiệp vụ và chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo nhân viên và phát triển đội ngũ kế cận.

+ Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo chi nhánh.

Bộ phận Hành Chính

Bộ phận Kế Toán -Ngân Quỹ Bộ phận

Kinh Doanh- Tín Dụng

Phó Phòng Giao Dịch Trưởng Phòng Giao Dịch

3.2.6.2 Phó Phòng giao dịch

+ Phó Phòng giao dịch là tiếp việc cho Trưởng Phòng giao dịch trong công tác điều hành và được Trưởng Phòng giao dịch uỷ quyền quản lý một số mặt hoạt động của Phòng giao dịch theo quy định của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng phòng giao dịch về mọi quyết định và ý kiến đề xuất của mình trong việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.

3.2.6.3 Bộ phận kinh doanh

+ Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, kế hoạch khai thác nguồn vốn của Phòng giao dịch.

+ Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch cho vay của Phòng giao dịch.

+ Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối để mở rộng hoạt động, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục theo đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, nhanh chóng công việc thẩm định cho khách hàng, giải quyết hồ sơ cho khách hàng theo quy định của Phòng giao dịch.

+ Tổ chức, theo dõi và đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp để xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, thu hồi nợ. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng của khách hàng, phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, kho quỹ để quản lý và bảo quản tài sản nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.

+ Thực hiện công tác báo cáo và thống kê, tổ chức thực hiện đầy đủ công tác thông tin tín dụng

3.2.6.4 Bộ phận kế toán- Ngân quỹ

+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định Quốc doanh và của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.

+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, chi trả kiều hối.

+ Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước. Tổ chức việc thu chi tiền mặt, bảo quản an toàn tài sản của Ngân hàng

và khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước cũng như của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.

+ Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin, kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi của Phòng giao dịch. Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm với Hội sở. Thực hiện các nghiệp vụ khác do Trưởng phòng giao dịch giao.

3.2.6.5 Bộ phận hành chính- nhân sự

+ Tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ và công tác thi đua khen thưởng.

+ Tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị,văn thư, lập các báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương và công tác hành chính, quản trị theo quy định.

+ Thực hiện các nghiệp vụ khác do Trưởng phòng giao. + Quản lý tài sản, công cụ lao động được phân phối sử dụng.

3.2.6.6 Bộ phận tín dụng

+ Chủ động lập kế hoạch, chương trình, biện pháp tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy chế, thẩm quyền, đúng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng và chịu trách nhiệm về khoản nhiệm vụ của Trưởng Phòng giao dịch giao.

+ Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng, giám sát và đánh giá hoạt động, chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch. Xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng phù hợp với định hướng tín dụng của Phòng, của Chi nhánh và của toàn hệ thống.

+ Giám sát và định kỳ giám sát, quản lý doanh mục đầu tư tín dụng. Giám sát việc thực hiện các chi tiêu chất lượng trong hoạt động tín dụng như là giới hạn tín dụng, cơ cấu tín dụng, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, nợ quá hạn và nợ xấu và các chỉ tiêu khác theo kế hoạch tín dụng được giao của Phòng giao dịch.

3.2.7 Quy trình cho vay của Phòng giao dịch Cần Thơ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam thương mại cổ phần Phương Nam

(1) Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng để trình bày mục đích vay vốn và phương án vay vốn. Sau khi cán bộ tín dụng xem xét tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nếu khả thi thì hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

(2) Sau khi xem xét và ký duyệt hồ sơ, cán bộ tín dụng trình hồ sơ cho Trưởng (Phó) Phòng duyệt lại.

(3) Nếu có vấn đề cần bổ sung hay sai sót, Phó Phòng tín dụng yêu cầu cán bộ tín dụng điều chỉnh sau đó trình lên Trưởng phòng phê duyệt.

(4a) Sau khi nhận hồ sơ từ Phó Phòng tín dụng thì Trưởng Phòng xem xét các yếu tố trong hồ sơ và xét duyệt cho vay với số tiền, thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng. Nếu trên mức phán quyết thì chuyển hồ sơ đến Trưởng Phòng hoặc đưa ra hội đồng xem xét.

(4b) Sau khi Trưởng Phòng đã xem xét phê duyệt hồ sơ thì chuyển hồ sơ về cho cán bộ tín dụng. Trưởng Phòng sẽ phê duyệt hồ sơ khi Phó Phòng đi công tác.

(4c) Cán bộ tín dụng sẽ giữ lại giấy tờ cần thiết, còn những giấy tờ không cần thiết thì trả lại cho khách hàng.

(5) Cán bộ tín dụng gửi hồ sơ đến phòng kế toán.

(6) Khi nhận hồ sơ từ cán bộ tín dụng thì bộ phận kế toán có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay. Làm thủ tục phát tiền, chuyển hồ sơ đến bộ phận ngân quỹ nếu khách hàng yêu cầu rút tiền mặt.

(7) Bộ phận ngân quỹ nhận phiếu chi kèm đơn xin vay và làm thủ tục giải ngân, phát tiền vay cho khách hàng.

(8) Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2011-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ĐOẠN 2010-2011-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Về bản chất của bất kỳ các cá nhân, doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức kinh tế nào muốn đi vào hoạt động thì yếu tố đầu tiên cũng chính là yếu tố thúc đẩy và tạo động lực to lớn cho họ, riêng đối với tất cả các Ngân hàng thương mại và điển hình là Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ thì cũng không ngoại lệ, yếu tố thiết yếu và đều được các tổ chức kinh tế quan tâm nhiều nhất đó là khoản thu nhập, chi phí và lợi nhuận sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh mà thông thường thường là theo quý hoặc theo năm. Ngân hàng muốn phát triển bền vững và lâu dài thì cần phải biết cách quản trị tốt như là quản trị về nhân sự, quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động của mình, hầu như tất cả các Ngân hàng thương mại đều muốn có mức lợi nhuận lớn nhất với mức chi phí hợp lý, nhưng đó không phải là vấn đề dễ dàng, muốn có được những thành tựu tốt như vậy thì đòi hỏi các

nhà quản trị Ngân hàng cần phải tính toán, phân tích các yếu tố nhằm tăng thu nhập và giảm chi phí một cách hợp lý nhất.

Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn như hiện nay và với những nỗ lực của mình thì Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam mà cụ thể là Phòng giao dịch Cần Thơ đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và qua đó đã mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho Ngân hàng.

Lợi nhuận sau cùng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng, vì đó chính là thước đo giá trị hiệu quả hoạt động kinh doanh và cũng chính là hành trang, mạch máu của một sự phát triển sau này đối với Ngân hàng. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng và biểu đồ số 1.

Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T- 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu nhập 6.897 100 9.036 100 13.107 100 5.899 100 7.137 100 2.139 31,01 4.071 45,05 1.238 20,99 1. Thu nhập từ lãi cho vay 6.285 91,13 7.911 87,55 11.463 87,46 5.212 88,35 5.503 77,11 1.626 25,87 3.552 44,90 291 5,58 2. Thu nhập ngoài lãi 612 8,87 1.125 12,45 1.644 12,54 687 11,65 1.634 22,89 513 83,82 519 46,13 947 137,85 II. Tổng chi phí 5.837 100 8.165 100 11.768 100 5.415 100 6.322 100 2.328 39,89 3.603 44,13 907 16,75 1. Chi phí trả lãi huy động vốn 4.592 78,67 6.603 80,87 9.952 84,57 4.530 83,66 5.370 84,94 2.011 43,79 3.349 50,72 840 18,54

2. Chi phí ngoài lãi 1.245 21,33 1.562 19,13 1.816 15,43 885 16,34 952 15,06 317 25,46 254 16,26 67 7,57

III. Tổng lợi nhuận

1.060 871 1.339 484 815 (189) (17,83) 468 53,73 331 68,39

Lợi nhuận trên doanh thu (%)

15,37 9,64 10,22 8.20 11,42

Lợi nhuận trên chi phí (%)

18,16 10,67 11,38 8,94 12,89

Chú thích: 6T- 2012 : Là 6 tháng đầu của năm 2012 (Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ) 6T- 2013 : Là 6 tháng đầu của năm 2013

Năm 2010 mặc dù kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi đáy của khủng hoảng và bắt đầu những tín hiệu phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. Khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu vẫn là mảng tối của bức tranh kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách điều hành linh hoạt nhằm giảm bớt tác động xấu từ các yếu tố bên ngoài đến các ngành kinh tế, đồng thời đối phó với các khó khăn thách thức nội tại để đưa nền kinh tế nước ta đạt được một số thành tích cơ bản tốt hơn năm 2009 và GDP tăng trưởng 6,78%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 9,9%,

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)