Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 95)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

4.3.3 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Dư nợ là những khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng do những nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của Ngân hàng.

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ)

Biểu đồ 7: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. Muốn vậy thì Ngân hàng chọn cho mình khách hàng quen thuộc đảm bảo về mặt tài chính có dư nợ lớn nhưng có uy tín đối với ngân hàng. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng của Ngân hàng đánh gía đúng năng lực của khách hàng.

Theo bảng số liệu cho ta thấy rằng tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng có sự biến động theo thời gian. Năm 2010 tổng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng đạt 36.781 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 thì con số này đạt 29.457 triệu đồng giảm 7.324 triệu đồng. Năm 2012 thì tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 32.318 triệu đồng, tỷ lệ này tăng trở lại, tăng khoản 9,71% so với năm 2011 và chỉ trong vòng 6 tháng đầu của năm 2013 so với 6

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 5.000 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 Cty CP-TNHH DNTN Cá thể

tháng đầu năm 2012 thì doanh số dư nợ cũng tăng nhẹ, tăng từ 34.187 triệu đồng lên đến 34.318 triệu đồng.

+ Đối với Công ty cổ phần- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Năm 2010 thì tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng đạt 3.920 triệu đồng và đến năm 2011 thì khoản này có sự giảm, giảm chỉ còn 2.657 triệu đồng và đến năm 2012 giảm chỉ còn 2.310 triệu đồng. Nhưng chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm của 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì khoản dư nợ ngắn hạn lại tăng, tăng từ 861 triệu đồng lên 1.402 triệu đồng.

Nguyên nhân từ năm 2010 đến 2012 làm cho tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng giảm là do chính bản thân Ngân hàng đã khắc khe trong việc lựa chọn khách hàng, Ngân hàng luôn cẩn trọng trong phân loại khách hàng, đồng thời Ngân hàng luôn chú trọng vào việc mở rộng quy mô, khuyến khích các công ty hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, các công ty kinh doanh trên địa bàn được thành lập ngày càng nhiều nên cần nhiều vốn để hoạt động. Từ đó làm cho uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng luôn được nâng cao, mà uy tín được nâng cao sẽ làm cho khách hàng có được thiện chí trả nợ cho Ngân hàng nhiều hơn và kết quả đã làm cho khoản dự nợ của Ngân hàng giảm, mà khoản dư nợ của những khách hàng là các công ty giảm thì góp phần tác động không nhỏ đến tổng dư nợ của Ngân hàng cũng giảm theo. Mặt khác do việc làm ăn có hiệu quả của các công ty cũ nên họ muốn mở rộng quy mô làm cho nhu cầu vốn tăng cao, mà muốn có được số vốn thì trước hết bản thân họ phải có uy tín với Ngân hàng, khi mà khách hàng này cần vốn thì Ngân hàng sẽ đáp ứng theo nhu cầu của các công ty, mà muốn như vậy thì các công ty phải giải quyết hết những khoản nợ cho Ngân hàng, từ đó cũng làm cho dư nợ của Ngân hàng giảm theo.

Nguyên nhân làm cho dư nợ của Ngân hàng tăng trong 6 tháng đầu của năm 2013 là vì trong giai đoạn này các công ty gặp khó khăn trong quá trình hoạt động, khả năng trả nợ cho Ngân hàng còn hạn chế nên góp phần làm cho dư nợ của Ngân hàng tăng. Tuy nhiên, nguyên nhân làm cho dư nợ của Ngân hàng tăng không chỉ toàn bộ là từ sự tác động của khách hàng, mà một phần nhỏ là do tác động từ phía Ngân hàng, Ngân hàng muốn mở rộng quy mô, nhưng chính bản thân Ngân hàng không thể nào đo lường được sự chắc chắn về thái độ cũng như là thiện chí của khách hàng, nên Ngân hàng luôn gặp nhiều khó khăn và cái khó khăn lớn nhất mà Ngân hàng thường gặp đó là khoản dư nợ tăng, góp phần ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng.

+ Đối với DNTN: Theo bảng số liệu và biểu đồ về tình hình dư nợ của Ngân hàng, cho ta thấy được rằng không chỉ đối với khách hàng là các công

ty, khách hàng là cá thể, hộ kinh doanh thì đối với khách hàng là DNTN cũng phải chịu sự tác động không nhỏ, chịu sự tác động từ hai phía đó là từ khách hàng, từ chính bản thân họ và cũng như là chịu sự tác động của nền kinh tế làm cho khoản dư nợ của Ngân hàng luôn biến đổi, lúc thì tăng còn lúc thì giảm, từ đó sẽ tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, để làm giảm cũng như là hạn chế được khoản dư nợ tại Ngân hàng thì đòi hỏi ở cả hai phía cần có một thái độ hay ý thức về trách nhiệm của mình đối với khoản cho vay hoặc khoản nợ đó.

+ Đối với cá thể: Năm 2010 thì dư nợ của Ngân hàng đạt 28.376 triệu đồng, đến năm 2011 thì giảm lại chỉ còn lại 23.700 triệu đồng, nhưng đến năm 2012 thì khoản dư nợ của Ngân hàng lại tăng, tăng lên đạt 26.466 triệu đồng và trong vòng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì dư nợ của Ngân hàng có sự giảm nhẹ, giảm từ 29.985 triệu đồng xuống còn 28.621 triệu đồng.

Điểm cần lưu ý là ở giai đoạn này cho chúng ta thấy được vào năm 2012, năm 2012 thì dư nợ của Ngân hàng tăng trở lại so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho dư nợ của Ngân hàng tăng trước hết là do nhu cầu vốn để phục vụ cho sản xuất- kinh doanh của khách hàng cũng như mở rộng quy mô của khách hàng ngày càng nhiều.

Bảng 7: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T/201 2 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T- 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. CTY CP, TNHH 3.920 2.657 2.310 861 1.402 (1.263) (32,22 ) (347) (13,06 ) 541 62,83 2. DNTN 4.485 3.100 3.542 3.341 4.295 (1.385) (30,88 ) 442 14,26 954 28,55 3. Cá thể 28.376 23.700 26.466 29.985 28.621 (4.676) (16,48 ) 2.766 11,67 (1.364) (4,55) TỔNG CỘNG 36.781 29.457 32.318 34.187 34.318 (7.324) (19,91 ) 2.861 9,71 131 0,38

Chú thích: 6T- 2012 : Là 6 tháng đầu của năm 2012 (Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ)

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 95)