7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
4.4.3 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
ĐVT : Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ)
Biểu đồ 11: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp và thương nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại Thành phố để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Đồng thời, Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào các ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của Thành phố.
+ Đối với ngành Nông- Lâm- Nghiệp : Dư nợ cho nhóm ngành này luôn biến động qua các năm, tăng mạnh vào năm 2010. Năm 2010 dư nợ là 1.060 triệu đồng, đến năm 2011 là 409 triệu đồng giảm 651 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 đạt 550 triệu đồng, tăng 141 triệu đồng, tương đương tăng 34,47% so với năm 2011 và chỉ trong vòng 6 tháng đầu của năm 2013 so với 6 tháng đầu của năm 2012 thì khoản dư nợ của Ngân hàng cũng giảm đáng kể. Nguyên nhân là do ở năm 2010 Ngân hàng còn đang mở rộng việc cho vay đối với khách hàng là những hộ sản xuất nông nghiệp ở các quận huyện lân cận của Thành phố, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, hay là sự
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013
bất hợp lý về giá cả đối với sản phẩm nông nghiệp nên các hộ sản xuất luôn gặp nhiều khó khăn nhất định, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng nên giai đoạn này làm cho tổng dư nợ của Ngân hàng cho lĩnh vực này vẫn được năng cao. Tuy nhiên, do Ngân hàng hạn chế việc cho vay đối với lĩnh vực này nên trong những năm gần đây, mà cụ thể là từ năm 2011 đến 6 tháng đầu của năm 2013 thì chính tình hình cho vay và khoản dư nợ của Ngân hàng đã giảm xuống so với việc cho vay đối với lĩnh vực khác trong Ngân hàng. Do đó, từ những kế hoạch của Ngân hàng là hạn chế đến mức tối thiểu nhất đối với việc cho vay trên đối tượng này cùng là nguyên nhân dẫn đến khoản dư nợ của Ngân hàng giảm.
+ Đối với ngành Công- Thương nghiệp : Xác định được xu hướng của Thành phố là tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, ngoài ra Ngân hàng còn thấy được những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ này như: Giá cả, môi trường, vị trí địa lí, yếu tố đầu vào, đầu ra của các loại sản phẩm hay những dịch vụ nên Ngân hàng đã mạnh dạn cho vay nhiều trong lĩnh vực này, cộng với tính thiện chí trả nợ của khách hàng vì thế mà dư nợ đối với ngành này luôn biến động theo chiều hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2011 dư nợ 20.336 triệu đồng giảm 6.661 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ 23.127 triệu đồng tăng 2.791 triệu đồng so với năm 2011 và trong vòng 6 tháng đầu của năm 2013 so với 6 tháng đầu của năm 2012 thì khoản dư nợ của Ngân hàng cũng giảm đáng kể, giảm từ 24.996 triệu đồng xuống còn 21.092 triệu đồng.
+ Đối với ngành khác : Dư nợ ngắn hạn đối với ngành khác qua 3 năm có xu hướng tăng giảm khác nhau phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Năm 2011 đạt 7.914 triệu đồng tăng 321 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 đạt 8.171 triệu đồng giảm 64 triệu đồng so với năm 2011 và trong vòng 6 tháng đầu của năm 2013 so với 6 tháng đầu của năm 2012 thì khoản dư nợ của Ngân hàng lại có xu hướng tăng đột ngột, tăng từ 8.171 triệu đồng lên 12.134 triệu đồng. Với việc khách hàng có nhu cầu vốn góp trong vài tuần hoặc vài tháng họ cũng có sở hữu một số giấy tờ có giá hay vàng nhưng họ không muốn bán với nhiều lý do khác nhau nên đến Ngân hàng vay ngắn hạn thông qua cầm cố.
Bảng 11: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam- Phòng giao dịch Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2010-2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T- 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Nông- Lâm-Ngư nghiệp 1.060 409 550 550 410 (651) (61,42 ) 141 34,47 (140) (25,45 ) 2. Công thương nghiệp 26.997 20.336 23.127 24.996 21.092 (6.661) (24,67 ) 2.791 13,72 (3.904) (15,61 ) 3. Xây dựng 810 477 470 470 682 (333) (41,11 ) (7) (1,47) 212 45,11 4. Khác 7.914 8.235 8.171 8.171 12.134 321 4,06 (64) (0,78) 3.963 48,50 Cộng 36.781 29.457 32.318 34.187 34.318 (7.324) (9,91) 2.861 9,71 131 0,38
Chú thích: 6T- 2012 : Là 6 tháng đầu của năm 2012 (Nguồn: Phòng kinh doanh tại Phòng giao dịch Cần Thơ)