Kỳ vọng lạm phát

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 68)

Một nhận thức rõ rằng là lạm phát tâm lý kỳ vọng của Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong hình thành lạm phát. Những lý lẽ thuyết phục giải thích vì sao sự đánh đổi giữa tăng trưởng - ổn định xuất hiện ở các quốc gia phát triển song lại không hiện diện rõ ràng ở Việt Nam. Do nền kinh tế các quốc gia phát triển hoạt động trong hoặc gần với trạng thái toàn dụng, những sự bứt phá về tăng trưởng có xu hướng đẩy nền kinh tế ra khỏi mức tiềm năng tối đa và làm tăng tiền lương, giá cả. Trái lại, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một

lực lượng lao động dư thừa dồi dào để sử dụng mà không mất chi phí cơ hội cũng như không làm ảnh hưởng đến tiền lương, giá cả. Thêm vào đó, một di sản của nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa tập trung là sự kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về vốn. Trong bối cảnh này, có nhiều khả năng mối liên hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là ngược chiều (vòng xoáy đặc biệt) chứ không phải thuận chiều như quan sát thấy ở các nước phát triển. Điều này là do sự tăng trưởng kéo theo tổng cung tăng và có khả năng làm giảm áp lực lạm phát. Một lý do khác giải thích vì sao đường cong Phillips phổ biến ở các nước phát triển hơn là ở các nước đang phát triển như Việt Nam là do sự cứng nhắc của tiền lương và giá cả ở những nước này là khá lớn. Ví dụ như ở Việt Nam, thì ít có những hợp đồng dài hạn và công đoàn lao động không có nhiều quyền hạn.

Hiện nay, khi tỷ lệ lạm phát ở mức cao, các nhà lập chính sách thường cho rằng các nhân tố bên ngoài là nhân tố chính, chẳng hạn giá các nguyên liệu nhập khẩu ở mức cao, do thời tiết, dịch bệnh tác động đến nguồn cung lúa gạo, do chiến tranh, chính trị tác động đến nguồn cung dầu thô... Với những phát biểu đó của các nhà lập chính sách, người dân sẽ không còn nhìn vào động thái hay tín hiệu từ các nhà lập chính sách để điều chỉnh kỳ vọng lạm phát của họ nữa. Thay vào đó, họ sẽ nhìn vào những tín hiệu bên ngoài như giá dầu, giá lương thực thực phẩm, giá thép nhập khẩu, thời tiết, chiến tranh... để tạo nên kỳ vọng về lạm phát. Tuy nhiên những tín hiệu này thay đổi rất thất thường và không thể đoán được. Nếu những kỳ vọng lạm phát của người dân được tạo nên từ những tín hiệu này, các chính sách chống lạm phát sẽ khó khăn hơn nhiều bởi vì chi phí đánh đổi sẽ lớn. Trong khi đó, một trong những nhiệm vụ trung tâm của chính sách đưa ra là làm giảm thiểu những dao động gây bất lợi cho nền kinh tế. Chỉ khi lạm phát mục tiêu được đưa ra rõ ràng, việc không đạt mục tiêu được giải thích rõ ràng trước công chúng, có như thế, chí ít kỳ vọng lạm phát của người dân mới được hình thành từ những tín hiệu

của các nhà lập chính sách và cuộc chiến chống lạm phát mới trở nên tốn ít chi phí.

Ngoài ra, việc thiếu một thước đo lạm phát kỳ vọng cho NHNN làm mất đi nguồn thông tin quan trọng phản ánh tương lai lạm phát của nền kinh tế, do vậy, phản ứng chính sách không có tính đón đầu. Hiện tại ở các nước trên thế giới, thông tin về kỳ vọng lạm phát có thể được khai thác từ phỏng vấn hoặc qua thị trường trái phiếu. Do chi phí điều tra tốn kém, mất thời gian và hơn nữa, thông tin thu thập được có thể bị sai lệch do mẫu điều tra không đại diện hoặc không đủ lớn, do đó, thị trường trái phiếu là kênh phổ biến để nắm thông tin về kỳ vọng lạm phát. Chênh lệch giữa lợi suất của trái phiếu TIPS (Treasury Inflation Protected Securities – Chứng khoán Chính phủ ngừa lạm phát/ Chứng khoán chỉ số lạm phát) và lợi suất của các loại trái phiếu thông thường khác sẽ cho ngân hàng trung ương những thông tin quan trọng về kỳ vọng lạm phát trong tương lai, từ đó, mà có những chính sách phù hợp. Trong thời gian tới Việt Nam nên khuyến khích phát hành trái phiếu này.

Từ những phân tích rút ra từ kết quả đã đếp cập ở Chương 4, nghiên cứu này chỉ ra rằng công chúng có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ, đồng thời có kỳ vọng ngạy cảm về lạm phát trong tương lai. Đây là yếu tố đồng thời chi phối mức lạm phát hiện tại. Điều nay hàm ý rằng uy tín hay độ tin cậy của chính phủ trong các chính sách liên quan đến lạm phát có vai trò to lớn trong việc tác động đến mức lạm phát hiện thời. Ký ức hay ấn tượng về một giai đoạn lạm phát cao trong quá khứ thường chỉ bắt đầu mờ nhạt dần sau khoảng 6 tháng có lạm phát thấp liên tục và ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ phải kiên nhẫn trong quá trình chống lạm phát, nhằm nâng cao niềm tin của công chúng.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 68)