Kiểm định nhân quả Granger

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 57)

Kiểm định Granger nhằm trả lời câu hỏi liệu giá trị trong quá khứ của một biến nào đó có giúp dự báo một biến khác hay không. Tức là có thể xác định được biến nào là nguyên nhân gây ra sự biến động của một biến phụ thuộc.

Tiến hành kiểm định nhân quả Granger với VAR(12) đã xây dựng.

Bảng 4.3. Các biến số ảnh hưởng tới lạm phát

Dependent variable: D2LCPI

Excluded Chi-sq df Prob.

LCN 7.942659 12 0.7896 DLOIL 5.500793 12 0.9391 DLM2 28.18100 12 0.0052 DR 6.905013 12 0.8638 DLEX 13.06024 12 0.3647 All 91.01062 60 0.0060

(Nguồn: kết quả tác giả ước lượng được)

Bảng 4.3 cho thấy giá trị của tất cả các nhân tố đều là nguyên nhân gây ra sự biến động trong mức giá chung, trong đó lm2 là biến giải thích điển hình nhất cho sự biến động của lạm phát. Điều này hoàn toàn thực tế khi chính sách tiền tệ là một công cụ điển hình của chính phủ, thông qua việc tác động đến cung tiền để kiềm chế sự biến động lạm phát trong nước. Ngoài ra, bảng 4.3 cũng cho thấy sự biến động của giá dầu thế giới không có tác động nhiều tới lạm phát Việt Nam. Điều này, khẳng định lại kết quả kiểm định trong phần 2 khi giá dầu trong nước không biến động mạnh như giá dầu thế giới bởi các chính sách trợ giá của chính phủ.

Bảng 4.4. Các biến số ảnh hưởng tới tỷ giá

Dependent variable: DLEX

Excluded Chi-sq Df Prob.

D2LCPI 8.421080 12 0.7514 LCN 12.35816 12 0.4174 DLOIL 5.312423 12 0.9467 DLM2 26.90010 12 0.0080 DR 8.788068 12 0.7209 All 90.01144 60 0.0073

(Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả)

Bảng 4.4 cho thấy , giá trị của cung tiền m2 có tác dụng dự báo cho biến tỷ giá. Khi muốn thúc đẩy xuất khẩu, chính phủ thường thực hiện phá giá đồng nội tệ, làm cho hàng hóa trong nước trở nên rẻ tương đối so với hàng hóa ngoài nước. Tuy nhiên, sự phá giá này lại là nguy cơ lớn đẩy lạm phát trong nước lên cao khi đồng nội tệ bị mất giá. Vì thế, trong quá trình thực

hiện chính sách phá giá nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu thường đi kèm với chính sách tiền tệ thắt chặt với các biện pháp để giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế giúp kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 57)