Những năm gần đây, số lượng xăng dầu nhập khẩu càng tăng nhanh hơn. Trong khoảng 10 năm nữa, dân số nước ta sẽ xấp xỉ 100 triệu người và với mức tiêu thụ xăng dầu bằng với mức trung bình hiện nay của thế giới, thì nhu cầu xăng dầu nhập khẩu có thể sẽ vẫn còn cao, có khả năng vượt xa sản lượng dầu thô khai thác, kể cả khi đó một số nhà máy lọc dầu trong nước đã đi vào hoạt động.
Để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, than đá, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách đã dạng hóa các nguồn năng lượng như năng lượng hạt nhân, năng lượng giá, năng lượng mặt trời, và đặc biệt là nhiên liệu sinh học. Trong số các nguồn năng lượng thay thế trên, năng lượng sinh học đang là xu thế tất yếu, nhất là ở các nước nông nghiệp và nhập khẩu nhiên liệu, do các lợi ích của nó như: công nghệ sản xuất không quá phức tạp, tận dụng nguồn
nhiên liệu tại chỗ, tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, không cần thay đổi cấu trúc động cơ cũng như cơ sở hạ tầng hiện có và giá thành cạnh tranh so với xăng dầu.
Ngoài việc phát triển nguồn nguyên liệu mới để thay thế cho xăng dầu nhập khẩu, trong dài hạn chúng ta còn có các biện pháp khác như phải tiếp tục hiện đại hóa các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu, và đầu tư vào nhiên liệu thay thế, xe điện, và các phương tiện giao thông công cộng. Những biện pháp này sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu của chúng ta và dễ bị tổn thương với việc tăng giá trong tương lai. Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ tăng cường khả năng phục hồi kinh tế với những cú sốc giá bất ngờ.
Đối với việc bãi bỏ chính sách trợ giá xăng dầu của nhà nước, tự do hóa thị trường này, tất yếu đẩy giá xăng dầu và các mặt hàng năng lượng liên quan như gas lên cao. Vì thế khi thực hiện bãi bỏ chính sách trợ giá, nhà nước cần quan tâm đến đối tượng có thu nhập thấp, các đối tượng là người nghèo.