ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 30)

Mối quan hệ giữa giá dầu và lạm phát vẫn còn là một trong những tranh cãi trong cả lý thuyết lẫn kết quả thực nghiệm. Trong bối cảnh giá dầu quốc tế biến động, giá cả có thể có một tác động khác biệt giữa mỗi quốc gia do các yếu tố khác nhau như các thành phần ngành, cấu trúc thuế khác biệt, quy định và vị trí của nước nhập hoặc xuất khẩu dầu. Ví dụ, một số nghiên cứu cho rằng tác động của giá dầu chỉ trong ngắn hạn (Cunado và Gracia, 2005), trong khi có nghiên cứu cho rằng yếu tố sản lượng đầu ra bị ảnh hưởng đáng kể bởi biến động giá dầu thông qua cả ngắn hạn và dài hạn (Rautava, 2004).Các nghiên cứu được thực hiện liên quan đến đề tài này đều cho thấy giá dầu nói chung được coi là đầu vào đáng kể, và có thể được biểu hiện như là yếu tố xác định sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô. Hầu hết các phân tích về tác động của cú sốc dầu mỏ dựa trên mối quan hệ giữa vốn, lao động, năng lượng đầu vào và sản lượng đầu ra. Trong khi giảm cung cấp năng lượng bên ngoài trực tiếp làm giảm sản lượng bằng cách làm giảm năng suất, các nhân tố như hiệu ứng giá cả, tỷ lệ sử dụng năng lực và mức lương thấp hơn gián tiếp làm giảm sản lượng đầu ra. Trong phạm vi nghiên cứu, bài viết làm rõ mối quan hệ hai mặt trong việc có thể sử dụng dữ liệu lịch sử để phân tích mối quan hệ nhân quả trong các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng. Việc phân tách các “cú sốc cơ bản”, cũng như phân tách các yếu tố lường trước và yếu tố không lường trước được, cùng với hàng loạt những thay đổi trong môi trường vĩ mô và chính sách kinh tế trong những năm vừa qua đã đặt ra yêu cầu cần có một cách tiếp cận có hệ thống và toàn diện nhằm xác định định lượng ảnh hưởng đến giá xăng dầu lên các nhân tố kinh tế vĩ mô trong bối cảnh mới của Việt

Nam giai đoạn 2000-2011. Việc bóc tách và lượng hóa ảnh hưởng động của cú sốc giá dầu và đánh giá được tầm quan trọng của nó đối với các biến kinh tế vĩ mô nền kinh tế Việt Nam đang còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nghiên cứu này được thực hiện với giả thuyết rằng biến động giá dầu đóng một vai trò quan trọng trong mô hình cấu thành lạm phát. Thêm vào đó, khi đối chiếu vào bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc lượng hóa được các biến động này có ý nghĩa kinh tế quan trọng làm cơ sở hình thành cho những kiến nghị chính sách phù hợp.

CHƯƠNG 2

BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2000-2011

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 30)