Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2000-2011

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 32)

Giai đoạn 2000-2011 là giai đoạn mà nền kinh tế toàn cầu biến động tương đối mạnh, điển hình nhất là suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008, đầu năm 2009. Đối với các nước phát triển, đây là thời kỳ suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ XX.

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam.

(Nguồn: World Economic Outlook, IMF)

Từ sau thời kỳ suy thoái đến nay, nền kinh tế đang dần có những dấu hiệu phục hồi tăng trưởng trở lại, mặc dù những dấu hiệu đó còn diễn ra còn hết sức chậm chạp. Cùng với những biến động chung mang tính toàn cầu, nổi cộm lên là vấn đề lạm phát, đặc biệt là trong giai đoạn 2000-2011, lạm phát

leo thang mang theo những dấu hiệu cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Biểu đồ 2.2. Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và đang phát triển, các nước châu Á đang phát

triển và Việt Nam (tính bình quân năm).

(Nguồn: World Economic Outlook, IMF)

2.1.2. Sơ lược về tình hình giá dầu thế giới

Nhìn chung, giá dầu thế giới có xu hướng tăng mạnh từ những năm cuối của thế kỷ XX, đi liền với những sự kiện lớn của thế giới. Có thể kể đến sự kiện OPEC cắt giảm 4,2 triệu thùng dầu thô/ngày đã đẩy giá dầu thế giới tăng mạnh (1999); cuộc tấn công xâm lược Iraq của Mỹ và đồng minh (từ năm 2003); tình hình căng thẳng về chính trị ở Iran, Bắc Triều Tiên, chiến tranh Israel - Lebanon,…; khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008) và sự suy yếu chỗ đứng của đồng Đô la Mỹ kéo dài một vài năm sau đó.

Kịch bản giá dầu thô của OPEC cũng tương tự như kịch bản giá dầu của thế giới trong giai đoạn 2000-2011 và liên tục đạt đỉnh mới. Đáng chú ý là năm 2000, giá dầu tăng chạm mức 35 USD (10/2000) - mức cao nhất tính từ năm 1981. Vào ngày 19/3/2003, cuộc tấn công quân sự vào Iraq đã nổ ra. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nhu cầu dầu từ Mỹ và các nước châu Á đã tăng một cách chóng mặt, một lần nữa đẩy giá dầu tăng lên. Từ năm 2004,

nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới trong giai đoạn này là rất lớn (trên 80 triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá 40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là sự suy yếu của đồng Đô la Mỹ và sự phát triển liên tục, nhanh chóng của nền kinh tế các nước châu Á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này.

Biểu đồ 2.3. Diễn biến sản lượng và giá dầu thô của OPEC từ tháng 1/1973 đến tháng 6/2011.

(Nguồn: www.wtrg.com)

Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là mức dự trữ dầu ở Mỹ và các nước tiêu thụ dầu khác. Trước khi sử dụng khả năng sản xuất thặng dư thì dự trữ dầu vẫn là một công rất tốt dùng ðể dự ðoán giá dầu trong ngắn hạn.

Sự đột biến giá dầu thế giới có thể nói đạt mốc lịch sử nhất là 11/07/2008 khi giá dầu đạt đỉnh 147,27 USD/thùng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009, thị trường dầu mỏ đã mất giá khoảng 70% khi các nhà giao dịch dầu mỏ lo ngại về tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Những tháng cuối năm 2009, giá xăng dầu

trên thị trường thế giới có vẻ ổn định nhưng ngay từ đầu tháng 1/2010 giá xăng dầu thế giới đã bắt đầu có biến động và tiếp tục tăng cao vào những tháng cuối năm. Vào những tháng đầu năm, giá dầu tăng và đạt giá cao điểm ở mức 82,34 USD/thùng vào ngày 11/3/2010. Giá dầu thô tăng chủ yếu do nhu cầu của Mỹ và Trung Quốc tăng, nhưng sau đó có giảm nhẹ là do Đô la Mỹ mạnh lên. Thị trường xăng dầu thế giới được giao dịch mua bán chủ yếu bằng đồng Đô la Mỹ. Mỹ và các nền kinh tế tiêu thụ nhiều dầu mỏ luôn tìm cách làm cho giá dầu hạ nhiệt.

Trước tình hình kinh tế thế giới khá nhiều biến động trong giai đoạn 2000-2011, kéo theo đó là sự biến động trên thị trường dầu thế giới nước cũng luôn ở mức cao. Điều này cũng đúng với chiều ngược lại khi biến động giá xăng dầu đi liền với những biến động của các biến số như tăng trưởng, lạm phát ở góc độ kinh tế vĩ mô; hay tâm lý người tiêu dùng, hành vi sản xuất của doanh nghiệp ở góc độ kinh tế vi mô.

2.2. BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VIỆT NAM2.2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam 2.2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Trong giai đoạn 2000 - 2011, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ cơ chế thị trường và toàn cầu hóa. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (11/2006), chỉ trong vòng 2 năm, độ mở của nền kinh tế đã tăng vọt từ mức 100% lên 150%, giao thương và đầu tư quốc tế (cả trực tiếp và gián tiếp) chảy vào mạnh chưa từng có. Cơ chế thị trường đòi hỏi phải áp dụng toàn diện và sâu sắc hơn trong đời sống kinh tế và sản xuất nhằm tuân thủ các điều kiện của WTO. Tuy nhiên trên thực tế, những lúng túng, bỡ ngỡ từ các nhà chính sách đã được bộc lộ rất rõ nét qua việc thổi bùng lạm phát lên ngay sau đó; cùng với một điều không may mắn khách quan là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan ra toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam. Bằng chứng là lạm phát leo dốc và đạt đỉnh trong thời

kỳ này (2008), sau đó lại bất ngờ leo dốc trở lại (2011), cùng với đó là tỷ lệ tăng trưởng không hề ổn định đã làm cho nhiều nhà chính sách phải e ngại.

Nhìn chung đây là giai đoạn mà những tác động của tình hình kinh tế thế giới đã có những ảnh hưởng rõ nét đến tình hình kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tình hình lạm phát.

2.2.2. Bức tranh về giá xăng dầu Việt Nam và những tác động từ tình hình trong và ngoài nước

Theo thống kê hiện nay thì có khoảng 11 doanh nghiệp Nhà nước được kinh doanh nhập khẩu xăng dầu bán tại thị trường nội địa với khoảng 12.000 trạm bán lẻ xăng dầu (cây xăng). Chính phủ hiện đang cho phép 10 doanh nghiệp trong nước được nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa để đáp ứng tổng lượng nhu cầu sử dụng xăng của cả nước khoảng 14 - 15 triệu mét khối tấn/năm, với tốc độ tăng trưởng khoảng 8% năm. Trong đó 96% tổng lượng xăng dầu trên phải nhập khẩu, chỉ có 4% xăng dầu (khoảng 600.000 mét khối tấn/năm) được sản xuất trong mỏ - PDC tại Vũng Tàu thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và một nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh thuộc Công ty Sài Gòn Petro nhưng đều theo công nghệ lọc nông là chủ yếu (báo Tuoitre, 2006).

Giá xăng dầu từ năm 2000 đến nay vẫn ngày càng tăng cao, theo xu hướng biến động chung của thị trường thế giới. Đặc biệt, năm 2008, giá xăng Mogas 92 đạt mốc cao nhất từ trước đó là 19.000 VND/lít. Năm 2009, giá xăng dầu trong nước có hạ nhiệt nhưng lại tiếp tục tăng nhanh hơn và đã đạt 21.300VND/lít vào tháng 4/2011.

Biểu đồ 2.4. Giá một số loại xăng dầu thông dụng ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, không chỉ có giá xăng dầu có xu hướng tăng lên mà nhu cầu về xăng dầu trong nước cũng ngày càng tăng.

Biểu đồ 2.5. Số liệu lượng cầu xăng dầu tại Việt Nam qua các năm 2000-2010

2.2.3. Giải mã biến động cụ thể giá xăng dầu

2.2.3.1. Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008)

Từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo. Do tiếp tục chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng. Trước nguy cơ không thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, sự đột phá cơ chế điều hành giá trong QĐ 187 chưa được triển khai trên thực tế, Nhà nước tiếp tục điều hành và can thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể cả chiều tăng và giảm.

Việc áp dụng một biện pháp duy nhất (biện pháp bù giá), làm cho giá nội địa thoát ly giá thế giới trong một chu kỳ quá dài với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã nhiều lần hình thành mặt bằng giá mới cao hơn; chưa kể hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá làm méo mó nhu cầu, phần lớn người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ về cơ chế điều hành và lợi ích mà Nhà nước đem lại cho nhân dân nên thường xuyên có phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giá (kể cả tăng và giảm), từ đó chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội; thẩm lậu xăng dầu qua biên giới ngày càng phức tạp, khó kiểm soát; Nhà nước thất thu ngân sách kể cả lúc giá thấp hơn và cao hơn nước lân cận do thẩm lậu xăng dầu qua biên giới.

2.2.3.2. Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay

Nhìn chung, từ khi công bố chấm dứt bù giá đến nay, doanh nghiệp vẫn không có thực quyền về xác định giá bán như các văn bản quy định; Nhà

nước chưa có biện pháp kiểm soát các doanh nghiệp kết cấu giá bán xăng để hình thành nguồn trả nợ ngân sách, tạo ra sự mấp mô về giá bán, doanh nghiệp không bình đẳng trong cạnh tranh; các văn bản mới tiếp tục ra đời song cũng không đi vào thực tế (barem thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá); cơ chế đăng ký giá kéo dài mang nặng tính xin cho (phê duyệt), các cơ quan truyền thông khai thác và đưa ra thông tin về tăng giảm giá rất sớm, không những không có tính định hướng dư luận mà tạo ra áp lực nặng nề cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nguồn lực từ doanh nghiệp đầu mối chuyển qua đại lý rất khó kiểm soát sự minh bạch và đúng đắn của các nhu cầu ở trước thời điểm tăng giá.

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG GIÁ XĂNG DẦU LÊN NỀN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 2000-2011

Đây là giai đoạn mà chính sách quản lý của Nhà nước còn gặp nhiều lúng túng trước những biến động của nền kinh tế nói chung cũng như chưa thực sự hiệu quả trong chính sách quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, khi những chính sách quản lý liên tục được điều chỉnh và không đem lại những hiệu quả như đã đề ra thì uy tín và hiệu lực quản lý nhà nước sẽ ngày càng bị tổn thương.

Việc áp dụng chính sách bù giá kéo dài cũng làm mất cân bằng giá nội địa so với giá thế giới, nhất là với tình hình giá xăng dầu thế giới đang ngày một tăng cao hơn (xăng dầu được giao dịch bằng Đô la Mỹ), đồng thời còn gây mất cân đối ngân sách; chưa kể hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá làm méo mó nhu cầu tiêu dùng thông thường. Hệ quả là nhân dân nên thường xuyên có phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giá (kể cả tăng và giảm), không tạo được sự đồng thuận trong xã hội.

Trong cấu trúc giỏ hàng hóa của thị trường, xăng dầu cũng là yếu tố đầu vào cho rất nhiều hoạt động kinh tế và tiêu dùng xã hội, nên việc tăng giá

xăng dầu trước hết ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của đa số các ngành có liên quan đến xăng dầu. Cũng đồng nghĩa với việc khi giá xăng dầu tăng dẫn đến sự điều chỉnh tăng chi phí và giá cả các yếu tố cấu thành hàng hóa, dịch vụ sản phẩm đầu ra xã hội, dó đó làm tăng giá hầu hết các mặt hàng hóa và dịch vụ xã hội, từ đó làm tăng tổng mặt bằng giá xã hội, tức tăng lạm phát giá cả và chi phí đẩy. Hơn nữa, giá xăng dầu tăng còn là cái cớ để các doanh nghiệp và nhà phân phối, kể cả các thành phần kinh tế nhỏ lẻ cũng “tát nước theo mưa”. Ngoài ra, khi giá xăng dầu tăng cũng dễ làm tăng kỳ vọng lạm phát và tâm lý sẵn sàng thương lượng và chấp nhận các hình thức tăng giá khác, tức làm tăng lạm phát tâm lý của cả nhà kinh doanh, lẫn người tiêu dùng xã hội. Như vậy, mỗi khi giá xăng dầu tăng sẽ trực tiếp và gián tiếp khởi động một vòng xoáy lạm phát đan xen phức tạp và còn bị nhân bội bởi các chiêu tung tin đồn thất thiệt và đầu cơ sẽ bùng phát cùng với sự gia tăng giá xăng dầu ở Việt Nam. Điều này khiến cho mức ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu đến lạm phát ở Việt Nam luôn có chiều hướng lớn hơn con số theo tính toán của các nhà chức trách.

Trong tương lai gần, tăng giá xăng dầu và những tác động của nó sẽ còn là vấn đề mà nhiều nhà chức trách cần phải quan tâm hơn nữa khi mà Việt Nam đã và đang hòa mình vào vòng quay đầy biến động của thế giới. Những mối quan tâm lớn của thế giới hiện nay là công cụ chính sách điều tiết vĩ mô và kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng,…; cũng sẽ phải là những mối quan tâm đặt ra hàng đầu cho Việt Nam; mà những mối quan tâm này lại đang từng ngày, từng giờ chịu những tác động không nhỏ từ thị trường xăng dầu trong và ngoài nước.

2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG

Trên đây là bức tranh toàn cảnh với những mảng hình khối cơ bản về biến

động tình hình kinh tế cũng như giá xăng dầu thế giới và Việt Nam. Điểm xuyết trên nền bối cảnh đó là những chi tiết về biến động cụ thể của giá xăng

dầu trong nước, từ đó mà có những “giải mã” về cách thức vận hành thị trường xăng dầu và liên quan đến tình hình lạm phát trong nước. Tổng quan như vậy sẽ cho chúng ta góc nhìn mở với những đánh giá khách quan làm cơ sở cho nghiên cứu thực nghiệm.

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG DO SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁ DẦU ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA

NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2011

Có ý kiến cho rằng quan điểm các nhà hoạch định chính sách cần phải đáp ứng những cú sốc giá dầu trong những năm gần đây đã được chứng minh là trái ngược với lý thuyết kinh tế và dự đoán không phù hợp (Hamilton và Herrera, 2004; Carlstrom và Fuerst, 2006; Herrera và Pesavento, 2009; Nakov và Pescatori, 2010; Kilian và Lewis, 2010). Tuy nhiên, giá dầu tăng ròng trong các nghiên cứu trên mới chỉ được đánh giá trên cơ sở (chưa được kiểm tra) là đối số hành vi chứ không phải là lý thuyết kinh tế. Thêm nữa, chúng ta cần phân biệt giữa sự thay đổi tổng thể trong giá dầu và biến đổi không thể dự đoán trước trong giá dầu. Một quan điểm sai lầm phổ biến là đánh đồng một sự gia tăng tích lũy lớn trong giá dầu với một sự thay đổi giá dầu lớn. Các hậu quả của sự kiện bất thường trong thị trường dầu mỏ chỉ có thể được nghiên cứu với sự phân tách lịch sử dựa trên các mô hình cấu trúc phản ứng của các biến số kinh tế. Có rất nhiều lý thuyết cũng như trường phái khác nhau khi nghiên cứu đến các biến số vĩ mô quan trọng của nền kinh tế. Điều chúng tôi muốn hướng tới là cần chọn những cơ sở lý thuyết phù hợp với “đặc thù” nền kinh tế Việt Nam để có những lý giải hợp lý nhất, mang ý nghĩa kinh tế nhất.Và đương nhiên là phải thật cẩn trọng trong việc lựa chọn

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w