HỒI QUY MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 55)

Từ mô hình VAR (12) đã xây dựng được, chúng tôi tiến hành hồi quy phương trình đánh giá các tác động của các biến số tới d2lcpi, từ đó rút ra các kết quả thực nghiệm. Tiến hành hồi quy phương trình (1) với k=12. Sau khi thu được kết quả, loại bỏ các tham số không có ý nghĩa thống kê thu được kết quả thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả hồi quy các biến số tác động đến dlcpi

Biến phụ thuộc: dlcpi Mẫu: 2000m1 2011m4

Biến Tham số Sai số chuẩn p

Dlcpi(-1) 0.2636 0.1454 0.0777 D2lcpi(-12) -0.26625 0.13598 0.0576 Lcn(-1) 0.01655 0.009751 0.00978 Dlm2(-5) -0.0185 0.0053 0.0013 Dlm2(-11) 0.0919 0.0522 0.0861 R-squared 0.8998 Adjusted R-squared 0.7098 F-ststistic 4.7376 Prob(F-ststistic) 0.00001

(Nguồn: Kết quả tác giả ước lượng được)

Kết quả hồi quy được ước lượng ở bảng 4.2 cho thấy:

Thứ nhất, lạm phát trong quá khứ có ảnh hưởng lớn đến lạm phát ở quý hiện tại. Sự ảnh hưởng này kéo dài trong khoảng 3 tháng tức bằng 1 quý. Điều này hàm ý rằng sự gia tăng lạm phát ở Việt Nam thường kéo dài trong 2 quý liên tiếp có thể do một số nguyên nhân như sự phản ứng chậm trễ của các chính sách kiềm chế lạm phát, tính chất “dai dẳng” của việc tăng giá, hay kỳ vọng lạm phát còn có thể tăng cao của dân chúng. Ở độ trễ thứ 12, sự tương quan với lạm phát ở hiện tại lại theo chiều ngược lại. Điều này cho thấy, sau khoảng 2 quý khi có sự gia tăng lạm phát thì lạm phát thường có xu hướng giảm xuống. Đó là khi các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ phát huy tác dụng.

Từ bảng trên cũng nhận thấy, sự biến động của lạm phát trong thời kỳ này ít chịu sự ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới. Điều này là do các chính sách trợ giá xăng dầu của Chính phủ thông qua các công cụ như trợ giá trực tiếp, các quỹ bình ổn giá xăng dầu, sự kiểm soát giá của thị trường độc quyền về dầu. Ngoài ra, việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng của Tổng Cục Thống kê thường được thực hiện trước những đợt tăng giá xăng dầu trong nước cũng là một nguyên nhân khiến sự gia tăng giá xăng dầu không ảnh hưởng đến biến động lạm phát ở Việt Nam.

Tổng giá trị sản lượng công nghiệp có mối tương quan dương với lạm phát. Tức là khi tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên sẽ đẩy lạm phát lên cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp hàng tháng có thể đaị diện cho GDP hàng tháng. Đối với một sự gia tăng trong tổng cầu tất yếu sẽ đẩy mức giá lên cao. Tuy nhiên về mặt dài hạn thì mối quan hệ này không còn đúng. Khi đó, nền kinh tế đáp ứng được tổng cầu trong nước, hoặc đã xuất hiện các hàng hóa thay thế được cầu của người tiêu dùng, cân bằng cung cầu được thiết lập, không còn xuất hiện sự tăng giá do thiếu cung.

Thứ tư, sự tác động của cung tiền để kiềm chế lạm phát không có tác động ngay lập tức đến lạm phát mà phải sau khoảng 5 tháng, tức gần 2 quý, thì các chính sách thắt chặt để kiềm chế lạm phát mới phát huy tác dụng. Điều này thể hiện ở sự tương quan âm của độ trễ 5 trong biến cung tiền với lạm phát. Các chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ trong bối cảnh lạm phát gia tăng nhằm kiểm soát lượng tiền lưu thông như tăng lãi suất để thu hút tiền từ lưu thông vào hệ thống ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, phát hành trái phiếu để thu hút bớt lượng tiền khỏi lưu thông. Tuy nhiên, đến độ trễ 11, cung tiền lại có tương quan dương tới lạm phát. Đó là do sau thời điểm phát huy tác dụng kiềm chế lạm phát của những chính sách tiền tê, lạm phát được đẩy lùi, chính phủ lại có chủ trương thực hiện các chính sách mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Từ giá trị của Adjusted R-squared cho thấy mô hình này là khá hợp lý, các biến độc lập giải thích được 70,98% sự biến động của mức giá chung.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 55)