Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 26)

Phần này chúng tôi sẽ tóm tắt những nghiên cứu gần đây nhất của các tác giả để xem xét các kết quả đã có được từ những nghiên cứu trong nước đánh giá về mối quan hệ giữa giá dầu tới lạm phát.

Trương Văn Phước, Chu Hoàng Long (2005) đã ước lượng trực tiếp phương trình kinh tế lượng cho chỉ số CPI của Việt Nam với các biến: (i) tỷ giá trung bình USD/VND, (ii) mức cung ứng tiền tệ, (iii) mức dư cầu, (iv) giá xăng thế giới, (v) giá gạo thế giới. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng của Granger. Dãy số liệu lấy theo tháng (126 tháng) từ tháng 7 năm 1994 đến tháng 12 năm 2004. Phân tích chỉ ra rằng giá xăng thế giới không có tác động ngay lập tức đến CPI nhưng có độ trễ. Tính tổng cộng trong dài hạn, giá xăng tăng 1 điểm phần trăm làm CPI tăng 0,16 điểm phần trăm. Việc giá xăng dầu không có tác động ngay lập tức đến CPI và tính động khá phức tạp của giá xăng trong mô hình (sự có mặt của 2 biến trễ) cho thấy ảnh hưởng của sự kiểm soát trực tiếp đối với giá xăng dầu. Có thể các biện pháp kiểm

soát này đã tạo ra độ trễ và làm thay đổi tác động của giá xăng dầu cho dù xăng dầu là một trong những mặt hàng quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy vậy, một hạn chế của bài viết là không có phương pháp để kiểm định tỷ lệ 1: 0.16 có phù hợp với những gì diễn ra trên thực tế.

Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng (2008) đã tiến hành ước lượng ảnh hưởng của việc tăng giá xăng đột ngột lên 30% đến nền kinh tế. Nhóm tác giả sử dụng kết quả của bộ điều tra mới nhất về mức sống hộ gia đình 2006 (VHLSS2006) để ước lượng ảnh hưởng trực tiếp của viêc tăng giá xăng dầu lên sức mua của hộ gia đình và qua đó là mức sống của họ. Kết quả ước lượng cho thấy nếu giả định xăng dầu chiếm 20% và giá xăng tăng 30 điểm phần trăm thì sẽ làm CPI tăng 0,6 điểm phần trăm. Dựa trên phân tích ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu tới sự điều chỉnh cấu trúc sản xuất bằng phương pháp phân tích bảng cân đối liên ngành, các tác giả cho thấy việc tăng giá xăng dầu lên 30 điểm phần trăm sẽ làm sản xuất thu hẹp 0,4 điểm phần trăm, trong khi đó mức giá sản xuất tăng 2,56 điểm phần trăm,

mức giá cuối cùng tăng 3,27 điểm phần trăm, mức giá tiêu dùng chung tăng 3,67 điểm. Tuy nhiên bài viết chưa xem xét tới việc khi giá xăng dầu tăng sẽ dẫn tới việc chuyển sang sử dụng các hàng hóa thay thế khác như xăng sinh học, sử dụng phương tiện giao thông công cộng,... Đồng thời bài nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu đến việc tăng lên giá của các hàng hóa khác.

Phạm Thị Thu Trang, Tạp chí kinh tế và dự báo số 12 (số 452- 6/2009), xác định các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2000 tới tháng 10 năm 2008 với 106 quan sát theo tháng và lượng hóa các tác động (tiền tệ, cầu kéo, cơ cấu, chi phí đẩy, kỳ vọng) này bằng phân tích chuỗi thời gian phi tuyến. Mô hình này có thể cải thiện kết quả dự báo và cho biết rõ hơn về tính động trong chu kỳ kinh tế. Bài viết sử dụng số liệu liên quan đến 4 nhóm yếu tố: (i) yếu tố tiền tệ - cung tiền (mr); (ii) yếu

tố cung - giá dầu (dau) ; (iii) yếu tố cầu - tổng cầu (đại diện bằng giá trị sản xuất công nghiệp) (cn), giá gạo (gao); (iv) Yếu tố kỳ vọng thể hiện bằng các giá trị trễ của tỷ lệ lạm phát (số liệu lấy gốc 1994). Kết quả ước lượng cho thấy các biến độc lập giải thích được 84% biến động của tỷ lệ lạm phát. Trong phần tuyến tính, có mặt các biến trễ của lạm phát, tốc độ tăng cung tiền thực tế và tốc độ tăng giá gạo. Các biến số tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng cung tiền thực tế, tốc độ tăng giá dầu, tốc độ tăng giá gạo và biến trễ của lạm phát có mặt trong phần phi tuyến của mô hình. Trong đó, tác giả có rút ra kết luận về yếu tố phía cung: “Giá dầu thế giới tăng làm cho giá xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam tăng, chi phí sản xuất tăng và tác động tới lạm phát. Độ trễ tác động là 1 tháng”; đồng thời kết luận về lạm phát kỳ

vọng: “Lạm phát trong quá khứ có ảnh hưởng tới lạm phát hiện tại. Lạm phát

kỳ vọng hay lạm phát do tâm lý là hiện tượng thường thấy ở Việt Nam. Đây là yếu tố tác động yếu nhất tới lạm phát với độ trễ tác động là 1 và 3 tháng”. TS Phạm Thế Anh, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số tháng 12 năm 2009,

xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở, với số liệu thời gian từ quý I/1995 đến quý IV/2008, thu thập từ các nguồn như Tổng Cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước... Các kiểm định về sự tồn tại của các mối quan hệ dài hạn như điều kiện ngang bằng sức mua và cân bằng của thị trường tiền tệ cũng được thực hiện để kiểm tra khả năng ảnh hưởng của chúng đến giá cả.Tác giả sử dụng các mô hình thực nghiệm sau: Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian thông quan một chuỗi, bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (lp), tổng sản phẩm quốc nội (ly), cung tiền rộng M2 (lm), tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng USD tính theo VND (lex), lãi suất tiền gửi (r), và giá dầu thô thế giới (loil). Trừ lãi suất, các số liệu đều ở dạng logarit cơ số tự nhiên. Ở đây tác giả sử dụng giá dầu thô thế giới

làm biến đại diện xấp xỉ cho mức giá thế giới. Sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp của Engle – Granger (1987) và Johansen (1990) nhằm xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến. Với các biến số sử dụng trong mô hình, tác giả tập trung kiểm tra hai mối quan hệ dài hạn có thể có trong mô hình đó là: (i) mối quan hệ giữa các biến giá cả trong nước, tỷ giá và giá cả thế giới (điều kiện ngang bằng sức mua – PPP); (ii) mối quan hệ giữa các biến trên thị trường tiền tệ bao gồm cung tiền, giá cả, thu nhập và lãi suất (đường LM).

Kết quả ước lượng cho thấy lạm phát của quý trước có ảnh hưởng lớn đến

lạm phát hiện tại. Điều này hàm ý sự gia tăng lạm phát ở Việt Nam thường kéo dài liên tiếp trong hai quý có thể do một số nguyên nhân như: sự phản ứng chậm trễ của các chính sách kiềm chế lạm phát, tính chất “dai dẳng” của hành vi tăng giá, kỳ vọng thích nghi về lạm phát (tức là, nếu lạm phát trong thời kỳ trước ở mức cao, công chúng sẽ kỳ vọng mức lạm phát cao trong tương lai và gây ra lạm phát). Tác giả cũng đưa ra nhận định rằng lạm phát trong nước trong thời kỳ này không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá dầu thế giới do chính sách trợ giá xăng dầu trong nước của Việt Nam.

Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam để kiểm định sự ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến lạm phát nền kinh tế được thực hiện bằng khá nhiều công cụ. Các nghiên cứu trên có một vài điểm quy tụ đặc biệt như đều nhấn mạnh đến các biện pháp kiểm soát, can thiệp của nhà nước Việt Nam đối với sự tác động của giá xăng dầu trong nước; khá chú trọng đến yếu tố lạm phát tâm lý kỳ vọng của người dân. Thể hiện được các đặc tính này cho thấy các nghiên cứu có chú ý đến tính đặc thù riêng của nền kinh tế. Hầu hết, các nghiên cứu đều chỉ ra giá dầu không có hoặc ít với độ trễ rất nhỏ dấu hiệu ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu là công cụ hỗ trợ xây dựng chính sách, lựa chọn đảm bảo được công cụ cũng

như kết quả nào phù hợp nhất với tình hình thực tế Việt Nam. Vì thế, thông qua nghiên cứu, chúng tôi cũng sẽ đánh giá mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và lạm phát Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị chính sách phù hợp để kiềm chế lạm phát trong giá dầu leo thang.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 26)