TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 40)

Trên đây là bức tranh toàn cảnh với những mảng hình khối cơ bản về biến

động tình hình kinh tế cũng như giá xăng dầu thế giới và Việt Nam. Điểm xuyết trên nền bối cảnh đó là những chi tiết về biến động cụ thể của giá xăng

dầu trong nước, từ đó mà có những “giải mã” về cách thức vận hành thị trường xăng dầu và liên quan đến tình hình lạm phát trong nước. Tổng quan như vậy sẽ cho chúng ta góc nhìn mở với những đánh giá khách quan làm cơ sở cho nghiên cứu thực nghiệm.

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG DO SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁ DẦU ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA

NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2011

Có ý kiến cho rằng quan điểm các nhà hoạch định chính sách cần phải đáp ứng những cú sốc giá dầu trong những năm gần đây đã được chứng minh là trái ngược với lý thuyết kinh tế và dự đoán không phù hợp (Hamilton và Herrera, 2004; Carlstrom và Fuerst, 2006; Herrera và Pesavento, 2009; Nakov và Pescatori, 2010; Kilian và Lewis, 2010). Tuy nhiên, giá dầu tăng ròng trong các nghiên cứu trên mới chỉ được đánh giá trên cơ sở (chưa được kiểm tra) là đối số hành vi chứ không phải là lý thuyết kinh tế. Thêm nữa, chúng ta cần phân biệt giữa sự thay đổi tổng thể trong giá dầu và biến đổi không thể dự đoán trước trong giá dầu. Một quan điểm sai lầm phổ biến là đánh đồng một sự gia tăng tích lũy lớn trong giá dầu với một sự thay đổi giá dầu lớn. Các hậu quả của sự kiện bất thường trong thị trường dầu mỏ chỉ có thể được nghiên cứu với sự phân tách lịch sử dựa trên các mô hình cấu trúc phản ứng của các biến số kinh tế. Có rất nhiều lý thuyết cũng như trường phái khác nhau khi nghiên cứu đến các biến số vĩ mô quan trọng của nền kinh tế. Điều chúng tôi muốn hướng tới là cần chọn những cơ sở lý thuyết phù hợp với “đặc thù” nền kinh tế Việt Nam để có những lý giải hợp lý nhất, mang ý nghĩa kinh tế nhất.Và đương nhiên là phải thật cẩn trọng trong việc lựa chọn mô hình cũng như liên quan cả đến chính sách kinh tế. Trước tiên, chúng tôi muốn nhìn nhận rõ bức tranh bối cảnh chung của tình hình nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta cần một lập luận có cơ sở khi đặt trong bối cảnh thực tiễn và từ đó, xây dựng mô hình thực nghiệm VAR tương thích trên cơ sở lý thuyết kinh tế hợp lý.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỘNG XĂNG DẦU VÀ LẠM PHÁT (Trang 40)