Về cơ cấu công chức HCNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu CNHHĐH và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57)

Số liệu điều tra công chức hành chính tại thời điểm tháng 11 năm 2005 của Sở Nội vụ: tổng số công chức hành chính: 1.477 người. Được chia ra theo giới tính: Nam 1.170 người, chiếm 79.22%; nữ 307 người chiếm 20.78%, Trong khi tỷ lệ nữ trong dân cư chiếm 51.02% thì tỷ lệ nữ trong đội ngũ công chức chỉ chiếm 20.78%. Do vậy, cần có biện pháp để tuyển dụng, sử dụng số lao động nữ vào các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo tỷ lệ cân đối hợp lý. Cơ cấu theo nhóm tuổi được thể hiện ở Biểu số 7.

Biểu 7: Co cấu độ tuổi trong đội ngũ công chức tỉnh Quảng Trị

TT Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi 113 7.65 2 Từ 30 – 40 tuổi 418 28.30 3 Từ 41 – 50 tuổi 613 41.50 4 Trên 51 tuổi 333 22.51

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị

Nhìn chung cơ cấu ở 4 độ tuổi trên là phù hợp, đảm bảo tính kế thừa trong đội ngũ công chức.

Cơ cấu theo dân tộc cho thấy: Dân tộc ít người (Pakô, Vân kiều) là 17 người chiếm 1.1%, tương đương với tỷ lệ dân tộc/dân cư toàn tỉnh (10.179/62.998 = 1.63%)

Về cơ cấu ngạch công chức thể hiện ở Biểu số 8.

TT Tên ngạch Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Chuyên viên cao cấp 8 0.54 2 Chuyên viên chính và tương đương 233 15.77 3 Chuyên viên và tương đương 860 58.23 4 Cán sự và tương đương 230 15.57

5 Nhân viên 146 9.89

Cộng 1477 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị

Cơ cấu công chức theo ngành nghề đào tạo:

Hiện nay chưa có khảo sát về ngành nghề đào tạo của công chức một cách chính xác nhưng qua khảo sát sơ bộ, Tỉnh ủy Quảng Trị đã có đánh giá tại Hội nghị tỉnh đảng bộ lần thứ 9 (khóa XIII) như sau:

“Đội ngũ cán bộ các cấp trong tỉnh vẫn còn tình trạng thiếu đồng bộ, hụt hẫng, hạn chế về năng lực tổ chức thực hiện, tỷ lệ nữ còn thấp. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa cân đối, thiếu cán bộ kỹ thuật, công nghệ và các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, trình độ trên đại học ít và phân bổ không đều”

Nhận định trên của Tỉnh ủy được cụ thể ở một số ngành, lĩnh vực sau: - Với hơn 75 km đường biển và diện tích ao hồ khá lớn, ngành thủy sản được xác định là ngành mũi nhọn của tỉnh, với số lượng ngư dân tham gia đánh bắt, khai thác hải sản và nuôi trông thủy sản trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao tuy nhiên số công chức có trình độ đại học và trên đại học ở các ngành thủy sản là quá ít.

- Trong xu thế hội nhập, với lợi thế hành lang Đông – Tây, ngành kinh doanh du lịch cũng được tỉnh quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách, tuy nhiên, công chức được đào tạo chuyên ngành du lịch, kinh doanh khách sạn chưa đủ năng lực trình độ để khai thác lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu CNHHĐH và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57)