Nguyên nhân những bất cập của đội ngũ công chức:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu CNHHĐH và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77)

2) Về đạo đức công chức và văn hóa công sở

2.5Nguyên nhân những bất cập của đội ngũ công chức:

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất cập của chất lượng đội ngũ công chức Việt Nam nói chung và công chức tỉnh Quảng Trị nói riêng, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

1. Chiến tranh kéo dài và sự chia cắt đất nước đã ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện xây dựng đội ngũ công chức chính quy, hiện đại. Đây là yếu tố khách quan chi phối trong nhiều năm mọi hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động nâng cao chất lượng công chức nhà nước Việt Nam. Vì chiến tranh kéo dài, đội ngũ công chức còn chưa được đào tạo một cách có hệ thống, số qua đào tạo bồi dưỡng phần đông là đào tạo trong cơ chế kế hoạch hoá tập

trung. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức hiện nay đang giữ cương vị lãnh đạo là do được bổ nhiệm và phân công tuyển dụng theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung.

2. Việt Nam mới thực sự bước vào nền kinh tế thị trường từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra. Quá trình đó đã tác động rất lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam, nhiều cán bộ, công chức đã tỏ ra lúng túng và hụt hẫng kiến thức trước những thay đổi trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi, trước những yêu cầu hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

Hơn nữa, quá trình hội nhập đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ công việc, thay đổi những tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc… Thực tế đó, làm cho khoảng cách giữa yêu cầu của công việc và năng lực của người thực hiện công việc có xu hướng ngày càng tăng.

3. Sự thiếu đồng bộ của thể chế quản lý công chức nhà nước. Sau nhiều

năm hình thành và phát triển của đội ngũ công chức, đến 1998 Nhà nước mới có Pháp lệnh về cán bộ, công chức; sau đó được sửa đổi bổ sung 2 lần vào năm 2000 và 2003. Tuy nhiên cho đến nay, Pháp lệnh cán bộ, công chức đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được nghiên cứu và khắc phục đó là: Pháp lệnh không phân biệt rõ giữa cán bộ và công chức; giữa công chức nhà nước với viên chức sự nghiệp, giữa công chức hành chính nhà nước với những người làm việc trong các tổ chức chính trị, xã hội và trong các lực lượng vũ trang. Việc quy định về tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đề bạt, đãi ngộ đối với công chức cũng chưa rõ ràng. Để có được cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh hành vi của đội ngũ công chức làm cơ sở cho phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật công chức

của Việt Nam trong tương lai gần.

4. Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức chậm đổi mới, chưa theo kịp

yêu cầu nhiệm vụ thực tế đòi hỏi. Ở đây có cả vấn đề về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đến đội ngũ giảng viên và vấn đề đầu tư các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho công tác đào tạo bồi dưỡng.

5. Công tác tuyển dụng, sử dụng, bố trí công chức chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất, yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cơ quan hành chính nhà nước. Có tình trạng bố trí chưa đúng ngành nghề, chưa phù hợp với năng lực, sở trường của công chức vừa gây ra lãng phí quá trình đào tạo vừa không phát huy hết kiến thức, năng lực của công chức; công tác quy hoạch cán bộ còn chậm và chưa gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của tỉnh trong một tương lai dài; thiếu quy hoạch đào tạo bồi dưỡng gắn với quy hoạch cán bộ và và thiếu hệ thống tiêu chuẩn hóa các chức danh công chức hành chính

6.Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với công chức trong cơ quan nhà nước còn nhiều bất hợp lý, tiền lương vừa chưa tạo được động lực khuyến khích, vừa chưa gây được áp lực ràng buộc để đội ngũ công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao năng lực, kiến thức và phẩm chất đạo đức.

Công tác giáo dục đạo đức công chức chưa được quan tâm đúng mức, để một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ công chức thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ làm việc quan liêu, hách dịch, kéo bè, kết cánh, tham ô, tham nhũng. Hậu quả của nó là hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước thấp, hiệu quả sử dụng nguồn lực không cao và làm giảm sút lòng tin trong nhân dân.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

TỈNH QUẢNG TRỊ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH-HĐH VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu CNHHĐH và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77)