Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu CNHHĐH và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45)

6) Kinh nghiệm của Nhật Bản

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị được tái lập lại từ tháng 7/1989 (tách ra từ tỉnh Bình – Trị - Thiên) nằm ở Bắc Trung bộ, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với biên giới dài 273 km, phía Đông giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển 75 km; diện tích tự nhiên là 4.745,77 km2, đồi núi chiếm 62%, diện tích còn lại là đồng bằng nhỏ, hẹp và đất cát ven biển; dân số 620.998 người, trong đó có trên 10.179 người dân tộc thiểu số (Pakô và Vân kiều); có 8 huyện và 02 thị xã; 139 xã, phường, thị trấn; trong đó có 02 huyện và 45 xã, thị trấn miền núi. Tỉnh Quảng Trị có nhiều trục đường Quốc lộ đi qua: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9 nối Việt Nam với nước bạn Lào; Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc – Nam [2, tr 15].

Tỉnh Quảng Trị là nơi chịu nhiều hậu quả nặng nề trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi giới tuyến chia cắt Bắc – Nam, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng còn thiếu, cơ sở công nghiệp còn ít về số lượng, lạc hậu về công nghệ và thiếu thốn về vốn. Nhưng người dân Quảng Trị có truyền thống thông minh hiếu học, dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.

Về kinh tế: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân 5 năm 2001 – 2005 đạt 8.7%, trong đó khu vực nông lâm, ngư nghiệp tăng 4.5%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 21.9% và khu vực dịch vụ tăng 6.8%). GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5.16 triệu đồng (tương đương

302USD), bằng 1.77 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 15.08% (năm 2000) lên 23.7% (năm 2005). Ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 44.9% (năm 2000) xuống 36.8% (năm 2005). Nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn đầu tư tăng so với 5 năm trước. Vốn đầu tư huy động so với GDP đạt 45%, tốc độ tăng bình quân 21.3% [10, tr 13].

Tình hình đầu tư phát triển và kinh tế đối ngoại có nhiều tiến bộ. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 5 năm khoảng 5.600 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17%, vốn trong nước chiếm 83%.[10, tr 19]

Bưu chính viễn thông phát triển mạnh bằng nhiều nguồn lực. Đến hết năm 2005, 100% số xã có điện thoại, đạt 9.2 máy cố định/100 người dân, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và sự chỉ đạo, quản lý điều hành của nhà nước. [10, tr 21]

Tuy nhiên nền kinh tế của tỉnh còn có những hạn chế yếu kém: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, chất lương tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Một số ngành, lĩnh vực chưa tạo được bước đột phá trong sản xuất, kinh doanh. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người tăng chậm, nền kinh tế của tỉnh so với các tỉnh trong cả nước còn có khoảng cách khá xa [10, tr 23]

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đậi hóa còn chậm. Lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế chưa được phát huy. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm và còn mang tính tự phát. [10, tr 26]

Về văn hóa – xã hội: Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, mục tiêu chăm lo con người, giải quyết chính sách xã hội được quan tâm toàn diện, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1.25%;

số hộ đói nghèo còn 10%. Chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực, đến nay Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có quyết định công nhận là tỉnh đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu CNHHĐH và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w