g. Chế độ đãi ngộ đối với công chức
1.3.1 Các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội theo yêu cầu của CNH-HĐH và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ.
1.3.1 Các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu của CNH-HĐH và hội nhập kinh tế: và hội nhập kinh tế:
Nội dung của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 được chia ra làm các giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1 (2001- 2005, 2006):
Đây là giai đoạn mang tính "bản lề", gồm các nhiệm vụ sau đây:
1. Hạn chế và khắc phục những yếu kém nội tại của nền kinh tế đất nước ta, giữ được mức tăng trưởng GDP tương đối cao và ổn định, khoảng 6-8% năm; đạt mức GDP/đầu người (cách tính thông thường) khoảng 500-550 USD vào năm 2005-2006. Điều chỉnh và khắc phục một bước cơ cấu kinh tế cho hợp lý. Tạo dựng được một số mặt hàng công nghiệp chủ lực, đủ sức cạnh tranh và giữ vững được vị trí trên thị trường thế giới và khu vực. Tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong phân công lao động trên địa bàn nông thôn và cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy mở rộng các ngành nghề và việc làm phi công nghiệp. Khắc phục được về cơ bản tình trạng thua lỗ triền miên của khu vực kinh tế quốc doanh. Năng lực tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế năm 2005 đạt khoảng 25% so với GDP.
2. Chuẩn bị các tiền đề, điều kiện cho giai đoạn phát triển CNH, HĐH tiếp theo với yêu cầu cao hơn của hội nhập quốc tế và khu vực (AFTA, WTO,...), trong đó đặc biệt chú ý tới sự đột phá về công nghệ, về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
3. Xây dựng hệ thống thiết chế theo thông lệ quốc tế về các lĩnh vực kinh tế-tài chính để hội nhập khu vực và quốc tế.
4. Tổ chức và an ninh xã hội được củng cố và hoàn thiện theo yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.
Giai đoạn II (2007-2013, 2015)
Nội dung bao trùm của giai đoạn này là công cuộc phát triển kinh tế -xã hội được mở thêm chiều rộng, hướng mạnh vào chiều sâu, nhằm chuyển biến cơ bản về năng lực nội sinh của đất nước, của nền kinh tế, định hình thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập cân bằng với nền kinh tế khu vực và thế giới.
1. Hội nhập và tham gia đầy đủ có hiệu quả trong khuôn khổ ASEAN và một bước cơ bản với APEC, WTO. Khai thác có hiệu quả các tổ chức tài chính quốc tế.
2. Nâng cấp và mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những tuyến nối liên thông với khu vực và quốc tế.
3. Hiện đại hoá một bước khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản có thế mạnh, tạo sức mua và tích luỹ cho khu vực nông thôn.
4. Hình thành từng bước cơ cấu công nghiệp đa dạng hợp lý với trình độ công nghệ tương đối tiên tiến, cạnh tranh vững chắc trên thị trường nội địa và thâm nhập mạnh vào thị trường bên ngoài.
5. Hiện đại hoá một số ngành dịch vụ quan trọng đạt trình độ tương hợp với khu vực.
6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách và hiện đại hoá cơ sở vật chất- kỹ thuật của hệ thống giáo dục-đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng tốt.
7. Nâng cấp thể chế KH&CN gắn với hiện đại hoá có trọng điểm cơ sở vật chất-kỹ thuật của hệ thống các tổ chức KH&CN, gắn nghiên cứu-đào tạo với ứng dụng trong sản xuất và đời sống; hình thành một năng lực KH&CN quốc gia có khả năng tự tạo công nghệ Việt Nam và hỗ trợ cho việc tiếp thu các thành tựu KH&CN tiên tiến của thế giới.
8. Xã hội được tổ chức và phát triển an ninh lành mạnh, người dân được đảm bảo cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại và tiếp cận được với các cơ hội để tự phát triển, có nhiều nét của cuộc sống hiện đại, văn minh, cả ở đô thị và nông thôn. Gắn kết giữa chiến lược phát triển kinh tế -xã hội với chiến lược quốc phòng-an ninh.
9. Cải thiện và nâng cấp môi trường sinh thái, đáp ứng tốt nhu cầu của hiện đại, đồng thời duy trì được tính bền vững cho phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
10. Nâng cấp năng lực điều hành của bộ máy quản lý nhà nước, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế.
Giai đoạn III (2016-2020)
Nước ta đã hội đủ diều kiện mang tính tiền đề (kết cấu hạ tầng; khung thể chế; đội ngũ cán cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước; hoạt động KH&CN và quản lý doanh nghiệp...) để tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng thành một nước công nghiệp, và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế theo chiều sâu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế đất nước. Trong giai đoạn này sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa chủ yếu trên năng lực tích luỹ và sức nội sinh của mình. Phần dựa vào bên ngoài tuy vẫn quan trọng nhưng mang tính hỗ trợ và trên thế cân bằng, "tuỳ thuộc lẫn nhau".
Như vậy, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây chính là phản ánh một yêu cầu cơ bản và bức xúc của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay.