2) Về đạo đức công chức và văn hóa công sở
3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là một tỉnh nghèo, về kinh tế còn khoảng cách khá xa so với bình quân chung của cả nước. Mục tiêu tổng quát về kinh tế xã hội đã được Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ XIV (năm 2005) đã chỉ rõ: “Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện, vững chắc trên tất cả các lĩnh vực. Tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển một số lĩnh vực xã hội trọng yếu nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, sớm đưa tỉnh Quảng Trị thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo của cả nước” [10, tr 34]
Quan điểm tư tưởng chỉ đạo: Phát triển nhanh gắn với mục tiêu hiệu quả và bền vững trên cơ sở xác định vùng kinh tế động lực, khâu đột phá, ngành mũi nhọn. Đầu tư phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ xã hội, tạo dựng tiền đề cho bước phát triển nhanh thời kỳ sau 2010.
Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, Nghị quyết XIV tỉnh Đảng bộ Quảng Trị (năm 2005) đã đưa ra: “Phát triển công nghiệp – xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số một của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo động lực quan trọng và cơ bản chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của tỉnh”
Song song với đẩy mạnh công nghiệp hóa, Nghị quyết cũng coi trọng công tác hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế: “…Đẩy nhanh xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược phát triển thương mại – dịch vụ Đường 9 qua hành lang kinh tế Đông – Tây. Hình thành 2 trung tâm giao dịch lớn ở Đông Hà và Lao Bảo … Củng cố và mở rộng thị trường, chú trọng thị trường Lào, Thái Lan, Trung Quốc làm cơ sở để mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước châu Á”