2) Về đạo đức công chức và văn hóa công sở
2.3.4 Công tác tuyển dụng và sử dụng công chức
Từ khi có Pháp lệnh cán bộ công chức (năm 1998) đến nay, việc tuyển dụng công chức ở tỉnh Quảng Trị được tiến hành thông qua thi tuyển. Nhìn chung công tác thi tuyển được tiến hành nghiêm túc theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Từ 1996 – 2001, người dự tuyển công chức phải thực hiện 2 phần thi là thi viết và thi vấn đáp các nội dung về quản lý hành chính nhà nước (gồm hệ thống cơ quan nhà nước, công chức, công vụ, công tác quản lý văn bản quản lý nhà nước, kiến thức kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị). Cách làm này có ưu điểm là vừa kiểm tra khả năng hiểu biết, khả năng trình bày, diễn dạt vấn đề, vừa kiểm tra khả năng ứng xử, kiến thức sâu của người dự tuyển. Tuy nhiên, kết quả phần thi vấn đáp còn mang tính
chủ quan của giám khảo. Để khắc phục hạn chế này, từ năm 2001 –2004, phần thi viết được đổi thành thi trắc nghiệm với những đáp án cho sẵn, người dự tuyển lựa chọn phương án đúng. Từ năm 2005, thực hiện Thông tư số 74/2005/TT-BNV, tỉnh đã tổ chức thi tuyển công chức, ngoài kiến thức quản lý hành chính nhà nước, thí sinh phải thực hiện phần thi ngoại ngữ và tin học văn phòng.
Kết quả, sau 5 năm (từ 2001- 2005):
Trong 5 năm 2001 – 2005, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức 05 kỳ thi tuyển và đã tuyển dụng 540 người, trong đó: số người có trình độ đại học là 489, chiếm 90.6%, số có trình độ cao đẳng và trung học là 51 người, chiếm 9.4%.
Kết quả đạt được đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, công tác thi tuyển hiện nay cũng bộc lộ một số mặt hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm vụ, chưa đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra. Đó là: Nội dung thi tuyển chưa có sự thống nhất từ Trung ương đến tỉnh, chưa có ngân hàng đề thi, chưa có những hướng dẫn cách thức ra đề để thực sự chọn lựa được người tài, trong khi cán bộ làm công tác tuyển dụng không nhiều, cán bộ ra đề thi, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi không chuyên nghiệp. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tuyển chọn và khó phát hiện được những người giỏi trong số thí sinh dự tuyển.
Việc sử dụng, bố trí công chức trên cơ sở trình độ nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo và năng lực, sở trường của từng công chức đã được các cơ quan, tổ chức quan tâm. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đang làm những công việc không phù hợp với trình độ, chuyên ngành đào tạo, không phù hợp với năng lực, sở trường. Nguyên nhân của những bất cập đó là: Việc đánh giá năng lực, chất lượng công tác của cán bộ chưa sát, đúng; Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cố tình bố trí những người “cùng phe cánh” vào những vị trí có lợi; một bộ phận công chức ngại khó, ngại khổ không muốn về công tác ở các huyện xa….