Tập huấn chO cán BỘ phcnDVcĐ (tuyến xã, huyỆn)

Một phần của tài liệu Phục hồi chức năng và đào tạo nguồn nhân lực khuyết tật (Trang 84)

3.1. Mục tiêu

Sau khóa tập huấn cán bộ PHCNDVCĐ nắm được:

- Các khái niệm cơ bản về khuyết tật và PHCNDVCĐ.

- Các nguyên tắc cơ bản về phát hiện sớm và can thiệp sớm. - Cách áp dụng các kỹ thuật PHCN và hỗ trợ PHCN tại nhà. - Cách ghi chép và báo cáo.

- Phương pháp vận động tăng cường nhận thức và xây dựng các mối liên hệ đa ngành.

3.2. Nội dung ( tham khảo các trang và các phần trong tài liệu huấn luyện CTV) luyện CTV)

– Khái niệm về khuyết tật

– Các mục tiêu của PHCNDVCĐ và các hoạt động chính.

– Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ PHCNDVCĐ, của CTV, gia đình và của NKT.

– Kỹ thuật phát hiện các dạng khuyết tật khác nhau. – Các kỹ thuật PHCN cơ bản và hỗ trợ PHCN tại nhà. – Hỗ trợ gia đình và NKT.

– Theo dõi, giám sát và hỗ trợ CTV.

– Vận động, tăng cường nhận thức, xây dựng các mối liên hệ liên ngành. – Huy động cộng đồng tham gia và các nguồn lực trong cộng đồng. – Ghi chép và báo cáo.

3.3. Phương pháp và công cụ

Truyền đạt, thảo luận nhóm, đóng vai, hướng dẫn CTV thực hành tại nhà NKT và xem băng video.

3.4. Loại hình đào tạo

– Mở rộng tập huấn cơ bản về PHCNDVCĐ, tập huấn nâng cao, tập huấn bổ túc.

– Đào tạo thục tế trên công việc.

3.5. Thời gian

Mở rộng tập huấn cơ bản: 3 tuần (3 đơn vị học phần) Đào tạo nâng cao, đào tạo bổ túc: 3-4 ngày.

3.6. Phương pháp đánh giá

Sử dụng hai hình thức đánh giá:

Bộ câu hỏi kiểm tra trước và sau tập huấn Quan sát công việc của cán bộ PHCNDVCĐ

– Bộ câu hỏi kiểm tra kiến thức của cán bộ PHCN: Đối với cán bộ PHCN,

việc đánh giá kiến thức nên sử dụng bộ câu hỏi số 1 (giành cho gia đình NKT), số 2 (giành cho CTV). Ngoài ra có thể bổ sung một số câu hỏi cho phần kiến thức riêng của các đối tượng này (bộ câu hỏi số 3; từ số 1 đến số 36). Tham khảo bộ câu hỏi đánh giá ở cuối sách.

– Đánh giá thực hành: danh sách các kỹ năng thực hành mà cán bộ PHCN phải làm được hãy tham khảo các kỹ năng thực hành của gia đình NKT/ NKT.

3.7. Sách vở/ Tài liệu tham khảo/ nguồn tư liệu

Các quyển sách nhỏ từ tài liệu tập huấn PHCNDVCĐ Tài liệu phát tay.

3.8. THV

THV PHCNDVCĐ cấp huyện được hỗ trợ bởi THV PHCN cấp tỉnh, đã được: – Tham dự khóa tập huấn cơ bản về PHCNDVCĐ

– Có kinh nghiệm hỗ trợ NKT bị các dạng tật khác nhau. – Đã được tập huấn về phương pháp giảng dạy.

3.9. Tổ chức/ kinh phí

Tổ chức: Khoá học nên được tổ chức tại Huyện, các học viên của các

trạm y tế xã được tập trung tại UBND hoặc Trung tâm y tế Huyện. Mỗi lớp tập huấn chỉ nên giới hạn số lượng học viên khoảng 30 người.

Học viên là Trưởng trạm Y tế và cán bộ chuyên trách về PHCNDVCĐ của trạm. Có thể thêm một thành phần khác: nhân viên y tế của trạm, hoặc một vài CTV là cán bộ y tế thôn bản.

Kinh phí: dành cho văn phòng phẩm, tài liệu tập huấn, hội trường, cho

việc đi lại và ăn nghỉ của học viên tại Huyện. Một phần kinh phí nữa là chi cho đi lại và hỗ trợ sinh hoạt của THV.

Một phần của tài liệu Phục hồi chức năng và đào tạo nguồn nhân lực khuyết tật (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)