Các phương pháp khác

Một phần của tài liệu Phục hồi chức năng và đào tạo nguồn nhân lực khuyết tật (Trang 58)

8 Ghi chép hồ sơ Để theo dõi, đánh giá Ghi đầy đủ chính xác 1,

4.2.8.Các phương pháp khác

– Xem phim

Thay vì thuyết trình, các nội dung kiến thức có thể chuyển tới người học bằng hình thức xem băng video. Trong đó, các hình ảnh minh học và lời bình giúp học viên có thêm thông tin. Đây là phương pháp giảng dạy rất tốt, gây ấn tượng mạnh đối với học viên, giúp họ nhớ lâu dài. Tuy vậy, phương pháp này cần có sự chuẩn bị công phu trước tập huấn; cần nhiều thời gian hơn để truyền đạt và cũng không nên kéo dài thời gian xem phim.

Một đoạn phim để học chỉ nên tập trung vào một số điểm mấu chốt, dài tối đa 30 phút. Phim quá dài sẽ khiến người học kém tập trung vào nội dung cần thiết.Trước khi cho học viên xem phim, cần lưu ý họ những điểm mấu chốt để họ chú ý quan sát. Sau khi xem xong đoạn

phim, THV nên đưa ra các câu hỏi để điểm lại những nội dung mà học viên quan sát được.

Học viên tự đọc hoặc luân phiên đọc tài liệu:

Để thay đổi hình thức chuyển giao kiến thức, tập huấn viên có thể để người học luân phiên đọc bài. Hình thức đọc có thể là chung cả lớp hoặc phân theo nhóm khoảng 8-10 người ngồi quây tròn. Có thể để học viên ngồi ra ngoài lớp học, ngoài sân, hành lang hoặc ở các phòng học khác nhau. Cần đưa sẵn các câu hỏi để nhóm sau khi đọc xong sẽ cử đại diện lên trình bày tóm tắt. Hình thức này phù hợp với các lớp học ở thôn xóm của cộng tác viên hoặc gia đình NKT/ TKT. Thời gian buổi học này chỉ nên giới hạn trong 1 tiết (khoảng 45 phút). Hạn chế của phương pháp này là người đọc dễ bị phân tán.

Mời diễn giả nói chuyện

Hình thức giảng dạy này giúp học viên tiếp cận với kiến thức chuyên sâu của một lĩnh vực. Nhờ đó người học có thêm thông tin cập nhật về vấn đề khuyết tật hoặc kỹ thuật điều trị, phục hồi chức năng. Đồng thời, người học cũng sẽ được bổ sung thêm thông tin, được trao đổi ngay tại lớp những vấn đề mà họ quan tâm. Hình thức học này phần nào có thể thay thế cho việc đi thăm quan cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.

Thực hành trên đối tượng

Đây là một trong những phương pháp học thực hành hiệu quả nhất. Học viên sau khi đã đóng vai thực hành với nhau thì học trên người bệnh. Khi ấy, họ có nhưng kinh nghiệm mới, sự đáp ứng đầu tiên từ người bệnh. Những điều này người bình thường không đóng vai được. Chẳng hạn, một người bị liệt một cách tay hoặc một trẻ em bị co rút ở hai chân… Thực tế sống động do người bệnh mang lại gây được ấn tượng lâu bền của người học.

“Cầm tay chỉ việc” hay “đào tạo thực tế” tại nhà NKT:

Đối với hoạt động PHCN dựa vào cộng đồng, việc thực hành cần được tích luỹ kinh nghiệm, đặc biệt bên ngoài lớp học. Những lần cán bộ PHCN tới thăm gia đình NKT, những thành viên của gia đình như anh/chị/em/ông/ bà/ cha mẹ TKT cần được cán bộ PHCN hướng dẫn cách tập luyện cho NKT về các kỹ năng cụ thể, những bài tập phù hợp với tình trạng chức năng của NKT. Phương pháp dạy - học này rất thích hợp với gia đình NKT, có thể áp dụng cả với CTV phục hồi chức năng.

Phương pháp ưu điểm nhược điểm 1. Phương pháp

thuyết trình

- Là phương pháp có từ lâu đời, ngày càng được cải tiến hoàn thiện. - Với cách diễn giải lưu loát, dễ hiểu,

phù hợp, lô gic, nhận thức, phương pháp truyền thống có thể chuyển tải đến học viên mọi loại thông tin cần thiết từ tập huấn viên. - Tập huấn viên là những “ pho sách

sống” những cỗ máy truyền đạt cao siêu.

- Người học lĩnh hội được dễ dàng và tối đa do cấu trúc bài giảng sáng sủa, diễn giảng sinh động, ngôn ngữ thích hợp, kết hợp thị- thính giác, kết hợp lý thuyết với thực hành.

- Do sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học, công nghệ và kỹ thuật, để tiếp thu cho đủ vốn hành nghề thì cách giảng của tập huấn viên, cũng như vốn hiểu biết trở nên bất cập, không thể đáp ứng được.

- Cách giảng dạy lấy tập huấn viên làm trung tâm, còn học viên (chỉ thể học tập) lại ở vị thế phụ đồng chờ đợi, ỷ lại.

- Cách giảng dạy chưa phù hợp với người lớn là những người đã ít nhiều tích luỹ được vốn sống có mục đích trong học tập, muốn có kết quả tốt để làm việc. Phương pháp giảng dạy truyền thống không phù hợp.

- Cách giảng kích thích ham biết, chưa kích thích ham học. Hiện nay, nếu học viên ham học và có năng lực học tập chủ động đồng thời biết cách sử dụng thêm sách vở ở thư viện và trên internet thì sẽ có mọi thứ để hành nghề mà không cần tập huấn viên nào cung cấp đủ trong thời gian ở trường

Một phần của tài liệu Phục hồi chức năng và đào tạo nguồn nhân lực khuyết tật (Trang 58)