Các hình thỨc VÀ phương pháp ĐÀO tạO

Một phần của tài liệu Phục hồi chức năng và đào tạo nguồn nhân lực khuyết tật (Trang 44)

2.1. Các hình thức đào tạo

Có nhiều hình thức đào tạo được hình thành trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đang được sử dụng để đào tạo đó là: Đào tạo hướng nghiệp là đào tạo trong khi làm việc, đào tạo theo khuôn mẫu, đào tạo cơ bản, đào tạo nghề, đào tạo mới, đào tạo nâng cao, tập huấn, hội thảo, hội nghị, đi tham quan, đi trao đổi kinh nghiệm, giáo dục từ xa.

n Đào tạo trước và trong khi làm việc: là hình thức đào tạo để đạt được mục đích làm việc.

n Đào tạo theo khuôn mẫu: là hình đào tạo theo chương trình có trước, học viên được cấp bằng hay chứng chỉ.

n Đào tạo cơ bản: là loại hình đào tạo theo những nội dung cơ bản của chương trình, là một phần trong quá trình đào tạo cao hơn.

n Đào tạo nghề: là loại hình đào tạo để học viên sau khóa học có thể hành nghề. n Đào tạo mới: đào tạo mới theo một nội dung mới hoặc các học viên mới. n Đào tạo nâng cao: là loại hình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng,

thái độ cho học viên theo các chủ đề nhất định. Đào tạo nâng cao được tiến hành sau khi đã có các đào tạo cơ bản.

n Tập huấn, hội thảo, hội nghị cũng là một loại hình đào tạo nhằm trao đổi kinh nghiệm hoặc cung cấp những thông tin mới về nhiều lĩnh vực mà học viên cần đến.

n Đào tạo theo hình thức đi tham quan, trao đổi: đây là loại hình đào tạo đi tìm hiểu, hoặc trao đổi kinh nghiệm, hoặc học các điều mới tại một nơi nào có mô hình PHCN được gọi là tốt hay thích hợp.

n Giáo dục từ xa: là loại hình đào tạo mới ở Việt Nam, học viên không phải đến trường, mà học theo chương trình có sẵn, các thông tin thu thập được qua đài, tivi, báo chí, qua mạng INTERNET…

2.2. Một số phương pháp giảng dạy thường sử dụng trong tập huấn PHCNDVCĐ huấn PHCNDVCĐ

2.2.1. Phương pháp thuyết trình tích cực

Thuyết trình là phương pháp dạy và học thông qua cung cấp thông tin về một chủ đề cụ thể. Đặc trưng của phương pháp này là quá trình giao tiếp một chiều từ tập huấn viên với học viên trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, khi sử dụng phương pháp này thì học viên đóng vai trò thụ động nhiều hơn, ít có cơ hội để họ tham gia.

Tập huấn có sự tham gia vẫn có thể sử dụng thuyết trình. Để việc thuyết trình hiệu quả đối với học viên, phần thuyết trình cần ngắn gọn, tập trung

và phải đáp ứng một nhu cầu thông tin cụ thể. Có thể tiến hành một hoạt động hoặc một cuộc thảo luận sau khi thuyết trình để khuyến khích học viên phân tích và áp dụng những ý kiến vừa được trình bày.

Chuẩn bị

Phần chuẩn bị cho một bài học sử dụng phương pháp thuyết trình gồm có những việc sau:

Một phần của tài liệu Phục hồi chức năng và đào tạo nguồn nhân lực khuyết tật (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)