Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 100)

16 1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước

3.1.1. Quan điểm phát triển

- Việt Nam là một nƣớc có nền nông nghiệp truyền thống và phát triển từ lâu đời. Hiện nay, khoảng 70% dân số sống ở khu vực nông thôn nhƣng tổng giá trị sản phẩm do khu vực này sản xuất ra chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc dân. Nhƣ vậy, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nƣớc ta còn nhiều yếu kém. Dƣới đây là một số vấn đề chủ yếu:

+ Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn hạn chế. Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp chƣa rõ nét. Công nghiệp chế biến nông sản còn yếu, sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô hoặc chỉ mới qua sơ chế do đó giá trị xuất khẩu còn thấp, chƣa có thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế. Các khâu làm đất, vận chuyển thu hoạch... vẫn sử dụng nhiều công cụ thủ công và lao động sống, nhất là ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Do vậy, chất lƣợng sản phẩm, năng suất ruộng đất, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế là chƣa cao.

+ Hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn yếu kém, giá cả đầu ra và đầu vào bấp bênh, hoạt động dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn chƣa hiệu quả, chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu về phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật...

Do vậy, để khắc phục các vấn đề trên, Việt Nam cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp trong đó việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là một trong những định hƣớng quan trọng sau:

+ Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh

Số hóa bởi Trung tâm

tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

+ Nhà nƣớc tạo môi trƣờng về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nƣớc kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ phát triển.

+ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phƣơng châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lƣợng, phát triển về số lƣợng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phƣơng, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; ƣu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, ngƣời tàn tật … làm chủ doanh nghiệp; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tƣ sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

+ Hoạt động trợ giúp của Nhà nƣớc chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. + Tăng cƣờng nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm

- Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trƣởng của tỉnh và vùng. Tỉnh chủ trƣơng:

+ Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng và huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tạo ra bƣớc đột phá mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội một cách hiệu quả và bền vững, phấn đấu sớm đƣa thành phố Thái Nguyên trở thành một đô thị giàu đẹp, văn minh và hiện đại.

+ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tăng năng suất lao động, tạo thêm nhiều việc làm. Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Nhƣ vậy, việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, qua đó giải quyết các vấn đề về nông nghiệp và nông thôn góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, giữ gìn chật tự xã hội.

+ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Điều quan trọng hơn nữa là sản phẩm nông nghiệp chƣa có chỗ đứng trên thị trƣờng thế giới chủ yếu là do chất lƣợng sản phẩm; ngay cả thị trƣờng trong nƣớc, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ những nƣớc có nền nông nghiệp lạc hậu... Do vậy, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh của nông sản là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là cách làm mà các ban ngành của tỉnh Thái Nguyên đang áp dụng để phát huy thế mạnh của sản phẩm chè Thái Nguyên nổi tiếng.

Số hóa bởi Trung tâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)