Tiềm lực 81 2.5.2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 94)

16 1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước

2.5.1. Tiềm lực 81 2.5.2.

Số hóa bởi Trung tâm

Trong những năm gần đây, số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng tăng nhanh do các chính sách mở của luật doanh nghiệp 2005. Bên cạnh đó việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực nông thôn, các chính sách, các chƣơng trình phát triển nông lâm nghiệp dài hạn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có cơ hội để phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy bên cạnh đó cũng có những ảnh hƣởng đáng kể của nền kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp nhƣng nhìn chung qua số liệu điều tra các doanh nghiệp vẫn giữ vững đƣợc vị trí của mình trong nền kinh tế thị trƣờng.

Qua số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2006 đến 2008 ta thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển một cách khá chậm chạp, năm 2007 có tăng hơn năm 2006 về các chỉ tiêu nhƣ doanh thu, lợi nhuận, mức thu nhập cũng tăng, nhƣng đến năm 2008 những con số của các chỉ tiêu này dƣờng nhƣ chững lại do tác động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn tồn tại trong suốt 3 năm liên tiếp vì đặc thù các doanh nghiệp nhỏ và vừa là quy mô nhỏ, ít chịu tác động lớn của các yếu tố vĩ mô. Hơn thế nữa các doanh nghiệp cũng nhận đƣợc những sự hỗ trợ của nhà nƣớc thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua nhƣ chỉ thị số 40/2005CT-TTG về việc thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thông tƣ Số 82/2006/TT-BTC, thông tƣ 01/2006/TT-NHNN .v.v… hứa hẹn một sự phát triển vƣợt bậc sau thời kỳ suy thoái kinh tế này.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ngày càng xây dựng và khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình. Một phần vì nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp của xã hội ngày càng phong phú và đa dạng, mặt khác sự chuyên môn hóa để nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng là yếu tố đƣợc nhà nƣớc và xã hội quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế thị trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm

Theo thống kê, đến cuối năm 2008, cả nƣớc có khoảng gần 370.000 doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 95% tổng số doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát đƣợc chi phí, mất thị trƣờng và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hƣởng và vẫn trụ vững do trƣớc nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và đƣợc các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.

Đặc thù đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vốn đã gặp nhiều rủi ro do những điều kiện tự nhiên, do đó việc phát triển các doanh nghiệp này cần phải có sự hợp tác từ rất nhiều bên, trong đó đặc biết nói đến vai trò của Nhà nƣớc. Đặc trƣng của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam là manh mún, do đó để có một doanh nghiệp hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực này là rất khó.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 cũng đã nêu rõ quan điểm phát triển ngành sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hiện đại đã phần nào khẳng định đƣợc tƣơng lại của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nó khẳng định đƣợc tính chuyên nghiệp không những trong công tác tổ chức các doanh nghiệp mà còn trong vấn đề sản xuất nông nghiệp, tập trung và chuyên môn hóa đó là định hƣớng và cũng là mục tiêu của các doanh nghiệp hiện tại.

2.5.2. Hiệu quả

Trong một thời gian dài trƣớc đây, chính sách của nhà nƣớc đã không khuyến khích kinh tế tƣ nhân phát triển vì vậy các doanh nghiệp tồn tại trong quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm

dƣới dạng nhu yếu phẩm, có gì xài nấy. Những năm qua nhờ chính sách đổi mới khuyến khích thành phần kinh tế tƣ nhân phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng khẳng định đƣợc vai trò của mình trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung.

Trong các doanh nghiệp nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng về cơ sở vật chất của các doanh nghiệp hiện tại còn rất hạn chế, đa phần các doanh nghiệp đều chƣa có đƣợc một cơ sở ổn định, phải đi thuê địa điểm hoặc tại nhà riêng với diện tích nhỏ hẹp. Cũng do đặc thù ngành nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ tài sản, cơ sở vật chất vào sản xuất kinh doanh.

Về quy mô vốn của doanh nghiệp có chung một đặc thù, đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thƣờng sử dụng nguồn vốn tự có của mình, tuy hệ số sử dụng vốn cho thấy các doanh nghiệp này tự chủ về vốn nhiều nhƣng nguồn vốn còn ít, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, đa phần các doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu vay vốn nhiều hơn các doanh nghiệp sản xuất và chế biến. Tuy nhiên do các thủ tục để đảm bảo vay đƣợc vốn là rất phức tạp, hơn nữa lại mất nhiều thời gian nên hầu nhƣ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nay không vay đƣợc vốn, vì thế hầu nhƣ các doanh nghiệp này không mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.

Về lao động nhìn chung các doanh nghiệp có số lƣợng lao động trung bình là 72,5 ngƣời trên 1 doanh nghiệp. Các lao động ở đây đa phần là lao động nằm trong độ tuổi từ 15 đến 50 tuổi, lao động ngoài độ tuổi chiếm một phần nhỏ chƣa đầy 1%. Trình độ lao động trong các doanh nghiệp nghiên cứu còn rất thấp, số lao động có trình độ cao chỉ chiếm 12,84% còn lại là các lao động có trình độ trung học, đào tạo nghề hoặc lao động phổ thông. Hầu hết các doanh nghiệp không chú trọng đầu tƣ nâng cao trình độ cho ngƣời lao động của doanh nghiệp mình, kể cả lao động giữ chức năng quản lý doanh nghiệp. Đây là một vấn đề các doanh nghiệp phải giải quyết dần dần trong thời gian tới đây thì mới có thể đƣa doanh nghiệp của mình phát triển hơn đƣợc.

Số hóa bởi Trung tâm

Thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa này cũng tăng qua các năm. Điều này là tất yếu phù hợp với nhu cầu cuộc sống của chúng ta hiện nay. Mức thu nhập trung bình của ngƣời lao động trong năm 2008 là 1.526.330 đồng/tháng. Các lao động hoạt động kinh doanh thƣơng mại vẫn có mức thu cao hơn so với lao động trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản 200.000 đồng đến 300.000 đồng trên tháng, nghĩa là khoảng 1.800.000 đồng/tháng.

Đối với việc áp dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhƣng năm gần đây không còn là xa lạ đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhƣng để áp dụng có hiệu quả nó vào sản xuất kinh doanh thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm đƣợc. Vốn dĩ quy mô manh mún, sự chuyên môn hóa còn chƣa cao. Các doanh nghiệp vẫn chƣa có sự đầu tƣ lớn cho những công nghệ hiện đại, đa phần chỉ dừng lại ở việc sử dụng công nghệ thông tin, máy vi tính, mạng internet để phục vụ những yêu cầu hoạt động sản xuất thiết yếu của doanh nghiệp. Một nguyên nhân nữa là trình độ của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp này là chƣa cao, việc áp dụng khoa học hiện đại và công nghệ mới là rất khó khăn. Các doanh nghiệp cần phải thực hiện công cuộc cách mạng áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì mới theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung.

Về cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp điều tra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng lao động không thƣờng xuyên, đây là đặc thù đối với ngành nông nghiệp. Các doanh nghiệp thành lập dƣới dạng công ty TNHH và công ty cổ phần, chỉ có số ít các doanh nghiệp thành lập dƣới dạng doanh nghiệp tƣ nhân.

Việc tiêu thụ sản phẩm đối với những doanh nghiệp này cũng có nhiều đặc thù, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn và sản lƣợng tiêu thụ cũng thấp hơn hẳn so với các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại. Năm 2008 so với 2007 các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm

kém hơn, các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh có lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng hơn so với năm trƣớc nhƣng vẫn còn rất hạn chế, chỉ tăng khoảng 1,5% đến 2%.

Doanh thu các doanh nghiệp nghiên cứu trong 3 năm nhìn chung đều tăng, lợi nhuận trƣớc thuế của các doanh nghiệp rất ít do chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này quá lớn, thậm chí các doanh nghiệp chế biến nông sản có mức chi phí trong năm 2008 cao hơn cả doanh thu. Do đó sự tích lũy để mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp này hầu nhƣ không có hoặc rất hạn chế. Điều này kéo theo các vấn đề về mở rộng quy mô doanh nghiệp, áp dụng công nghệ và khoa học hiện đại, nâng cao trình độ của ngƣời lao động là gặp rất nhiều khó khăn và hầu nhƣ là không đƣợc tính đến.

Kết luận chung là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời điểm 2006 – 2008 còn chƣa thực sự đạt kết quả tốt. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ hoạt động mang tính chất duy trì, chƣa thực sự hội nhập đƣợc với nền kinh tế thị trƣờng, chƣa áp dụng đƣợc những tiến bộ khoa học vào sản xuất, sự chuyên môn hóa còn kém, chƣa tự xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cho chính mình cũng nhƣ cho ngành địa phƣơng. Phần lớn các doanh nghiệp này đều liên quan đến sản phẩm chè của địa phƣơng. Tuy nhiên chỉ có một vài doanh nghiệp tập trung vào sản xuất chế biến sản phẩm này, còn lại các doanh nghiệp khác đều lựa chọn sản xuất sản phẩm nông nghiệp nhƣ là một ngành nghề phụ hoặc là một nghề song song với những nghề khác. Đây là cách làm mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang lựa chọn để doanh nghiệp mình tồn tại và đối phó với những khó khăn chung.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA

Số hóa bởi Trung tâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)